Cảm hứng chủ đạo

Một phần của tài liệu Sự biến đổi mô hình tiêu thuyết tự lực văn đoàn qua tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 34 - 37)

Chương 2: Mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

2.2. Những biểu hiện của mô hình tiểu thuyết Tự lực văn đoàn

2.2.4. Cảm hứng chủ đạo

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Cảm hứng chủ đạo là trạng thái tình cảm mãnh liệt, say đắm xuyên suốt tác phẩm nghệ thuật gắn liền với một tư tưởng xác định, một sự đánh giá nhất định gây tác động đến cảm xúc của những người tiếp nhận tác phẩm’’ [13. 44]. Bêlinxki - nhà lý luận người Nga coi cảm hứng chủ đạo là điều kiện không thể thiếu của việc tạo ra những tác phẩm đích thực, bởi nó biến sự chiếm lĩnh thuần tuý trí óc với tư tưởng thành tình yêu đối với tư tưởng, một tình yêu mạnh mẽ, một khát vọng nhiệt thành.

Cảm hứng chủ đạo có liên quan chặt chẽ với một xu hướng thẩm mĩ, một khuynh hướng sáng tác. Và chủ nghĩa lãng mạn là một khuynh hướng thẩm mĩ được giải phóng về tình cảm, trí tưởng tượng. Nó dễ có cảm hứng

trước ba đề tài: tình yêu, thiên nhiên, tôn giáo. Ba đề tài ấy giúp nó khơi nguồn tình cảm say đắm và kích thích mạnh trí tưởng tượng.

Văn học Việt Nam giai đoạn 1930 - 1945 có sự phân hoá phức tạp thành nhiều xu hướng trong quá trình phát triển. Tự lực văn đoàn là xu hướng của tiểu thuyết lãng mạn. Ba tác giả Nhất Linh, Khái Hưng, Hoàng Đạo đã thi vị hoá, lý tưởng hoá câu chuyện tình yêu ít thấy ở đôi trai gái yêu nhau. Tình yêu của Lan và Ngọc trong Hồn bướm mơ tiên là một thứ ái tình thanh cao.

Khi Ngọc đã khám phá ra chú tiểu Lan là gái. Lan bị “ái tình và tôn giáo hai bên lôi kéo” mà hai cái mãnh lực ấy tương đương nên tâm trí càng bị thắt chặt vào hai tròng. Rút cuộc, tuy Lan rất yêu Ngọc nhưng nàng lại yêu phật giáo hơn, muốn tránh khỏi sự cám dỗ, nàng định trốn lên thượng du để tu cho xa hẳn Ngọc. Song Ngọc khuyên nàng không nên đi và thề rằng không dám sàm sỡ, chỉ những ngày nghỉ chàng lên thăm Lan và “chân thành thờ cái linh hồn dịu dàng của Lan ở trong tâm trí”.

Các nghệ sĩ lãng mạn thường lấy cái tôi nội cảm của mình làm thước đo cho muôn vật. Cho nên họ vung tay thao túng cảm hứng một cách tuỳ hứng. Điều này lý giải vì sao nhân vật lãng mạn thường mang một tâm trạng lưỡng thế. Họ quay lưng lại với hiện thực xấu xa và hướng tới thế giới lý tưởng, ước mơ. Những nhân vật khách chinh phu trong tiểu thuyết Tự lực văn đoàn như Dũng, Thái, Trúc thường được bao phủ bởi một màn sương lãng mạn đầy thi vị. Đây không phải là cái lãng mạn “sướt mướt của lớp cựu Nho nằm vuốt bụng rên rỉ” mà là cái lãng mạn của tuổi trẻ Tây học có tình yêu thiên nhiên đậm đà, khát vọng cả sự nguy hiểm ở một ngày mai vô địch.

Trong Đoạn tuyệt, nhân vật Dũng hiện ra trong tưởng tượng của Loan như một hình ảnh vừa xa xôi vừa bí ẩn, chàng thấp thoáng ẩn hiện và thỉnh thoảng từ một nơi bí mật nào đó vụt loé qua cuộc đời như một ngôi sao tinh lạc.

Cảm hứng lãng mạn đã chi phối đến các sáng tác của nhóm Tự lực văn đoàn khiến cho thế giới của nhân vật là thế giới của tưởng tượng, bay bổng.

Nhưng thực tế trong văn học, lãng mạn và hiện thực là hai khuynh hướng cảm hứng thẩm mĩ đáp ứng hai nhu cầu tự nhiên của con người. Nhiều nhà văn sáng tác theo cả hai khuynh hướng này như Nửa chừng xuân; Thừa tự (Khái Hưng); Đoạn tuyệt (Nhất Linh); Con đường sáng (Hoàng Đạo).... Cảm hứng hiện thực đã cho phép nhà văn đào bới Xã hội Việt Nam trong thời kì đó.

Có thể nói, gia đình Việt Nam sống dưới sự chi phối của người đàn bà.

Người vợ thực sự có quyền, là cái quyền vô hình làm bằng những ràng buộc tình cảm, tập quán mà họ có ý thức nèo kéo. Người đàn ông khi có con cái trở nên nhu nhược. Ông Phán trong Đoạn tuyệt chẳng có một thái độ cư xử rõ ràng với con dâu, để cho vợ chỉ đạo quán xuyến. Và không phải chỉ có những hạng người lớp cũ và có tuổi như ông Phán mà cả hạng đàn ông mới, trẻ trung như An trong Gia đình. An đã đầu hàng vợ cốt để cho êm cửa êm nhà vì Nga vợ chàng có nguyện vọng làm bà lớn nên đã tìm mọi cách thúc đẩy An phải ra làm quan và tìm mọi cách, dùng đủ mọi thủ đoạn ngọt nhạt, dỗ dành, khích bác kéo cánh gia đình để bao vây tâm lý chồng. Sự tự ái khiến chàng đau đớn nhận ra là đã hi sinh tất cả để làm đẹp lòng người đàn bà vốn đầy tham vọng.

Hiện thực xã hội Việt Nam những năm trước Cách mạng tháng Tám vô cùng đen tối. Nếu như các cây bút hiện thực phê phán đã phản ánh một cách trung thực hiện thực xã hội đương thời trong các tác phẩm của họ như:

Tắt đèn, Bước đường cùng, Giông tố.... Hình ảnh nông thôn Việt Nam hiện lên với tất cả những điều xơ xác của cảnh đói nghèo vì sưu thuế, mất mùa thì trong sáng tác của Tự lực văn đoàn hiện thực nông thôn cũng có tần xuất xuất hiện ít nhiều.

Một phần của tài liệu Sự biến đổi mô hình tiêu thuyết tự lực văn đoàn qua tiểu thuyết gia đình của khái hưng (Trang 34 - 37)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(68 trang)