Thực trạng hôn nhân hiện nay - những kiến nghị và giải pháp

Một phần của tài liệu Phong tục hôn nhân của người việt trong văn hoá việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 49 - 53)

CHƯƠNG 3: PHONG TỤC HÔN NHÂN CỦA NGƯỜI VIỆT

3.3. Thực trạng hôn nhân hiện nay - những kiến nghị và giải pháp

Bên cạnh những mặt được, mặt tốt, hôn nhân trong những năm gần đây cũng kéo theo những hủ tục cũ phục hồi, trỗi dậy, hủ tục mới xuất hiện gây nhức nhối cho xã hội khiến nhiều báo chí và công luận lên tiếng.

Trước hết là hiện tượng nhà gái đòi hỏi sắm lễ thật lớn trong lễ ăn hỏi.

Lễ ăn hỏi thực chất là đính ước, thể hiện quyết tâm đi đến hôn nhân của đôi nam nữ sau quá trình tìm hiểu.Trong các lễ thức của hôn nhân hiện nay thì lễ ăn hỏi là nghi lễ lớn nhất và quan trọng nhất. Nếu tổ chức nghi lễ này phù hợp

với điều kiện và hoàn cảnh của hai gia đình, sẽ có tác dụng to lớn là tô đậm thêm ý nghĩa sâu sắc làm phong phú đời sống văn hoá - tinh thần trước là cho đôi nam nữ, sau là hai gia đình, hai dòng họ và cả xã hội; giữ được bản sắc văn hoá Việt Nam. Vậy mà nội dung của lễ ăn hỏi có phần lễ vật, nhiều gia đình nhà gái lợi dụng lễ này để đòi hỏi nhà trai phải sắm lễ nhiều gây tốn kém, lãng phí. Điều đó làm mất đi giá trị văn hoá tốt đẹp của lễ này.

Hiện tượng cưới chui, cưới chưa đủ tuổi cũng còn diễn ra khá nhiều.

Trong Luật hôn nhân và gia đình nước ta quy định tuổi kết hôn của nữ từ 18 tuổi trở lên, nam từ 20 tuổi trở lên. Vậy mà nhiều gia đình có con chưa đủ tuổi kết hôn đã cho con cái dựng vợ gả chồng. Đó là biểu hiện của sự coi thường pháp luật.

Đặc biệt là tình trạng tổ chức đám cưới mang tính chất “thương mại”.

Tổ chức linh đình, làm nhiều mâm, thậm chí có đến cả trăm mâm. Đám cưới kéo dài hai ba ngày. Hiện tượng này tạo nên một nhận thức không tốt trong nhân dân, xa hoa lãng phí và mất đi giá trị văn hoá tốt đẹp của hôn lễ.

Tình trạng cờ bạc, rượu chè, thậm chí còn ẩu đả xẩy ra trong đám cưới dẫn đến mất đi sự thiêng liêng, trọng đại của hôn nhân.

3.3.2. Một số kiến nghị và giải pháp

Phong tục hôn nhân là một nét đẹp văn hoá hoá riêng mang bản sắc dân tộc Việt Nam. Đánh mất đi bản sắc văn hoá đó là dân tộc Việt Nam đánh mất đi chính mình. Cùng với xu thế vận động phát triển của cơ chế thị trường, phong tục hôn nhân của người Việt có những biểu hiện thiếu lành mạnh, không phù hợp với thuần phong mỹ tục của dân tộc. Đứng trước tình hình đó Đảng, Nhà nước và mỗi công dân Việt Nam cần có những biện pháp để ngăn chặn tình trạng này xảy ra.

3.3.2.1. Vai trò của những người làm công tác văn hoá

Các cơ quan nghiên cứu về văn hóa - xã hội cũng đã bỏ rất nhiều công sức trong việc đánh giá thực trạng việc cưới hiện nay và cùng với một số luận điểm khoa học khi nghiên cứu vấn đề này, muốn đề xuất một mô hình chung về hôn lễ vừa phù hợp với nguyện vọng đông đảo của các tầng lớp nhân dân, vừa đáp ứng yêu cầu của thời đại là “xây dựng và phát triển nền văn hóa Viêt Nam tiên tiến, đận đà bản sắc dân tộc”.

Chúng ta đều biết, ở bất cứ chế độ chính trị nào khi nắm quyền lãnh đạo xã hội đều phải thẩm định, tuyển chọn và thể chế hoá những khuôn mẫu văn hoá phù hợp với yêu cầu của thời đại. Để làm được việc này, những người làm công tác văn hoá cần phải khai thác các yếu tố tích cực và phù hợp của văn hoá cổ truyền; đào thải dần những yếu tố “tiêu cực”, “lạc hậu” thông qua những cuộc vận động xã hội mà không can thiệp thô bạo - vì rằng, mọi sự can thiệp thô bạo đối với văn hoá đều không “cải tạo” được nó, mà chỉ làm cho nó méo mó thui chột mà thôi; mặt khác văn hoá cổ truyền có sức sống nội tại và quy luật vận hành riêng, nên phải tạo dư luận xã hội rộng rãi trong việc khen chê và đưa những nội dung tiến bộ, thiết thực vào quy ước nếp sống văn hoá của cộng đồng.

Phong tục hôn nhân phải được vận hành với cơ chế vừa của pháp luật, vừa của phong tục. Vì vậy, Đảng và Nhà nước cần đưa ra những quy định luật pháp sao cho thích hợp với thời đại mới mà không đánh mất đi truyền thống văn hoá lâu đời của dân tộc trong hôn nhân. [Xem TLTK 13], [Xem thêm TLTK 14]

3.3.2.2. Ý thức trách nhiệm của mỗi công dân

Là công dân của nước Việt Nam, mỗi người đều phải ý thức được vai trò trách nhiệm của mình trong việc bảo tồn và phát huy bản sắc tốt đẹp của dân tộc ta trong hôn nhân. Mọi công dân phải tuân thủ Luật hôn nhân và gia đình - đó là “hôn nhân tự nguyện, cấm tảo hôn cưỡng ép hôn nhân,…”. Thi

hành chính sách tổ chức lễ cưới trang trọng, lành mạnh, tiết kiệm, tránh xa hoa, lãng phí mà không mất đi truyền thống và hiện đại.

Trong lĩnh vực hôn nhân của nước ta, mọi công dân phải tuân thủ Luật hôn nhân và gia đình; cũng như đăng ký kết hôn và lễ trao giấy chứng nhận kết hôn là nghĩa vụ của công dân và là trách nhiệm của chính quyền cơ sở;

còn hôn lễ theo phong tục là hình thái biểu hiện sự thừa nhận của cộng đồng và xã hội đối với hôn nhân. Cả hai hình thái biểu hiện này trong hôn nhân ở nước ta vẫn phải song hành tồn tại trong thời hiện đại.

Để xác định chuẩn mực hôn lễ trong thời đại ngày nay phải căn cứ vào tính khoa học và tính quốc gia - phù hợp với chủ trương xây dựng và phát triển nền văn hóa Việt Nam tiên tiến, đậm đà bản sắc dân tộc của Đảng và Nhà nước ta.

Hôn lễ trong thời đại ngày nay phải đảm bảo một số vấn đề sau:

- Hôn lễ phải là hình thái bảo lưu và phát huy các giá trị văn hóa dân tộc. Và như vậy, việc duy trì những nét đẹp văn hóa cổ truyền mang bản sắc dân tộc được đặc biệt coi trọng.

- Hôn lễ phải đảm bảo tính hợp pháp theo đúng Luật Hôn nhân và Gia đình mà Nhà nước đã ban hành.

- Hôn lễ không vi phạm giá trị luân lý, giá trị đạo đức của xã hội đương thời.

- Hôn lễ không vi phạm nhân quyền. Không cản trở lao động sản xuất của gia đình và cộng đồng.

- Hôn lễ phải phù hợp với khả năng và điều kiện kinh tế của các gia đình khi thực hiện việc cưới cho con cái, tránh xa hoa, lãng phí (thời gian, công sức và tiền của).

- Hôn lễ phải loại bỏ những hủ tục, lạc hậu; đề cao những nét ứng xử thể hiện truyền thống văn hóa dân tộc, có tác dụng tích cực đối với

cuộc sống hiện tại của đôi vợ chồng ấy, gia đình ấy, họ tộc ấy, cộng đồng ấy.

Một phần của tài liệu Phong tục hôn nhân của người việt trong văn hoá việt nam từ truyền thống đến hiện đại (Trang 49 - 53)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(57 trang)