ĐỌC - HIỂU CÁC VĂN BẢN TRUYỀN THUYẾT THEO

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các văn bản truyền thuyết trong nhà trường PTTH theo đặc trưng thi pháp thể loại (Trang 33 - 49)

2.1. Văn bản và văn bản văn học 2.1.1. Văn bản

Theo Đỗ Hữu Châu: “Văn bản là một thể hoàn chỉnh về hình thức, trọn vẹn về nội dung, thống nhất về cấu trúc và độc lập về giao tiếp, là một biến thể dạng viết liên tục của ngôn bản, thực hiện một hoặc một số đích nhất định nhằm vào những người tiếp nhận nhất định, thường là không có mặt khi văn bản được sinh ra”.

SGK Ngữ văn 6 – tập 1: “Văn bản là chuỗi lời nói miệng hay bài viết có chủ đề thống nhất, có kiên kết chặt chẽ, mạch lạc, vận dụng phương thức biểu đạt phù hợp để thực hiện mục đích giao tiếp” [19, 17].

Theo Từ điển thuật ngữ văn học: “Văn bản là bản ghi bằng chữ viết hoặc in, một phát ngôn hoặc một thông báo ngôn từ (phân biệt với thực hiện phát ngôn hoặc thông báo ấy bằng nói miệng” [8, 394].

Các quan niệm về văn bản tuy không thống nhất song có thể thấy rằng văn bản chính là sản phẩm của hoạt động giao tiếp bằng ngôn ngữ. Về mặt hình thức nó là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ được tổ chức thành một hệ thống chặt chẽ, các yếu tố trong hệ thóng ấy quy định lẫn nhau tạo thành một kết cấu bền vững có chứa đựng một nội dung thông tin nào đó.

2.1.2 Văn bản văn học

Theo SGK Ngữ văn 10 – tập 2: “Văn bản văn học là những văn bản đi sâu khám phá hiện thực khách quan, khám phá thế giới tình cảm và tư tưởng, thỏa mãn nhu cầu khám phá của con người. Văn bản văn học được xây dụng bằng hệ thống ngôn từ nghệ thuật, có hình tượng, có tính thẩm mĩ cao.

Mỗi văn bản văn học đều thuộc về một thể loại nhất định, và theo quy ước, cách thức của thể loại đó”.

Tác giả Đỗ Hữu Châu đưa ra khái niệm: “Văn bản văn học là một tổ chức nghệ thuật gồm từ, câu, nhóm, đoạn tạo thành một thế giới nghệ thuật mang tính khái quát nhằm phản ánh đời sống của tác giả, nhằm thức tỉnh thái độ, tình cảm nhất định đối với thực tại đời sống qua việc xây dựng nhân vật, thời gian, không gian, qua việc sắp xếp các chi tiết để biểu hiện bức tranh đời sống sinh động nhằm biểu hiện quan niệm nghệ thuật về con người của tác giả”

Văn bản văn học là văn bản của tác phẩm văn chương có hình thức chặt chẽ thống nhất, nó nội dung thông tin hoàn chỉnh mang tính thẩm mĩ và dược thể hiện qua hình tượng.

2.1.3. Phân biệt tác phẩm văn học với văn bản văn học

“Tác phẩm văn học là công trình nghệ thuật ngôn từ do một cá nhân hoặc tập thể sáng tạo nhằm thể hiện những khái quát bằng hình tượng về cuộc sống con người, biểu hiện tâm tư, tình cảm, thái độ của chủ thể trước thực tại”

[8, 290].

Văn bản văn học và tác phẩm văn học là hai khái niệm thuộc hai phạm trù khác nhau, không đồng nhất với nhau nhưng có quan hệ chặt chẽ với nhau:

Văn bản là tập hợp các kí hiệu ngôn ngữ được nhà văn sử dụng như một phương tiện để chuyển tải tác phẩm đến bạn đọc. Văn bản văn học chỉ là một mớ những kí hiệu ngôn ngữ cố định, những con chữ vô hồn trên trang giấy.

Muốn hiểu văn bản phải có người đọc làm công việc giải mã ngôn ngữ.

Còn tác phẩm văn học là sản phẩm của tinh thần, là kết quả của quá trình lao động nghệ thuật của nhà văn, kết quả của việc đọc - hiểu.

Quan niệm truyền thống cho rằng: Văn bản văn học chính là tác phẩm văn học, mỗi văn bản ứng với một tác phẩm. Việc dạy học thực chất là việc

tìm hiểu tác phẩm của giáo viên để rồi giáo viên đem tất cả sự hiểu biết của mình đến cho học sinh.

Quan niệm hiện đại lại khác: Quan hệ giữa TPVH và VBVH là quan hệ giữa hai yếu tố hằng biến và bất biến. VBVH là cái bất biến và chỉ có một, còn TPVH là cái hằng biến và vô hạn.

Chúng ta đồng ý với quan niệm thứ hai, bởi văn bản văn học có một nhưng thông tin được gửi trong văn bản đến người tiếp nhận là vô hạn tùy theo cách hiểu của bạn đọc. Nói như Khrapchenko: “Có bao nhiêu bạn đọc sẽ có bấy nhiêu tác phẩm”.

Như vậy, việc phân biệt VBVH và TPVH là rất cần thiết trong quá trình giảng dạy văn trong nhà trường phổ thông. Xác định khái niệm văn bản cũng chính là đề cao, khẳng định vai trò của bạn đọc - học sinh trong nhà trường.Từ đó giúp giáo viên có phương pháp hướng dẫn, tổ chức học sinh tiếp cận VBVH phù hợp, đặc biệt chú trọng phương pháp đọc - hiểu.

2.2. Tổ chức học sinh đọc hiểu các văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại.

Như ở trên đã nói, thể loại hiện nay đang là một trong những trục tích hợp của SGK Ngữ văn PTTH. Bởi vậy quan tâm đến những đặc điểm thi pháp của từng thể loại nhất định có ý nghĩa khoa học và thực tiễn không nhỏ đối với việc rèn luyện kỹ năng đọc - hiểu TPVH cho học sinh. Đồng thời nó cũng cung cấp một “chìa khóa” khoa học mở cánh cửa văn chương, đáp ứng yêu cầu của công cuộc đổi mới phương pháp dạy học đang đi dần vào chiều sâu trong nhà trường phổ thông hiện nay. Vận dụng thi pháp thể loại vào việc đọc hiểu TPVC bài viết này chúng tôi xin đưa ra một quy trình tổ chức học sinh

đọc - hiểu các văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại”.

Để một giờ văn thực sự thu hút kích thích được hứng thú học tập của học sinh, trước tiên người giáo viên cần tạo cho học sinh được tâm thế tiếp

nhận. Bởi đọc văn bản Ngữ văn là một hoạt động học tập, hoạt động ấy chỉ có thể diễn ra khi nó xuất hiện đồng thời hai thành tố cơ bản là chủ thể và đối tượng (người đọc - văn bản).

Nhưng trên thực tế trong một giờ đọc - hiểu VBVH không phải học sinh nào cũng ý thức được vai trò chủ thể của mình. Vì vậy, hoạt động tạo tâm thế cho người đọc là một hoạt động mang ý nghĩa khởi động cho một quá trình tiếp cận với văn bản của học sinh. Tức chuẩn bị cho học sinh ý thức và tâm thế để học sinh sẵn sàng tham gia vào hoạt động, cụ thể là việc đọc - hiểu văn bản Ngữ văn xác định nào đó.

Chẳng hạn: Khi dạy đọc - hiểu truyền thuyết “Con Rồng cháu tiên"

(SGK Ngữ văn 6 - tập 1). GV học sinh quan sát tranh ảnh Đền Hùng gợi cho học sinh nguồn gốc lịch sử dân tộc, tạo tâm thế vào bài. Học sinh gọi được tên Đền Hùng. Tiếp theo GV gợi nhắc đến câu nói của Bác Hồ:

“Các vua Hùng đã có công dựng nước Bác cháu ta phải cùng nhau giữ lấy nước”

Tổ chức tốt tâm thế tiếp nhận cho học sinh với một bài đọc hiểu trên lớp có giá trị như một sự “khơi mào” của tưởng tượng. Bước tiếp theo mới là đọc.

Thông thường, con đường đến với TPVC bằng con đường đọc hiểu trải qua bốn bước: Đọc thông - đọc thuộc ; Đọc kỹ- đọc sâu ; Đọc hiểu- đọc sáng tạo và Đọc đánh giá - đọc ứng dụng.

2.2.1 Đọc thông - đọc thuộc

Văn học lấy ngôn từ làm chất liệu đặc trưng để xây dựng hình tượng của TPVC. Để khám phá tác phẩm, hiểu được các vấn đề tác giả gửi vào trong tác phẩm, người đọc không có con đường nào khác là đọc văn bản. Tức là đi vào “mã hóa” những con chữ khô cứng trên trang giấy để đi tìm ra ý nghĩa văn bản. Hay nói khác đi, đó là quá trình chuyển đổi ngôn ngữ từ dạng kí hiệu sang dạng viết để hiểu ý nghĩa của văn bản đó.

2.2.1.1 Đọc thông

Đọc thông là đọc không vấp, mục đích là để người đọc có thể tri giác toàn bộ văn bản, có được những cảm nhận đầu tiên về toàn bộ văn bản.

Hoạt động đọc có thể diễn ra dưới nhiều hình thức: Đọc bằng mắt, đọc thầm, đọc thành tiếng, đọc một mình, đọc trước tập thể. Tùy từng tác phẩm mà giáo viên hướng dẫn học sinh đọc cho linh hoạt trong quá trình tìm hiểu văn bản.

Đối với văn bản truyền thuyết, giáo viên tổ chức cho học sinh đọc truyện và kể chuyện theo phương thức diễn xướng.

Chẳng hạn với truyền thuyết: “Thánh Gióng” (SGK Ngữ văn 6 - tập 1) giáo viên hướng dẫn học sinh đọc diễn cảm, phân vai (người kể chuyện, nhân vật Thánh Gióng). Qua đó góp phần tái hiện được không khi của truyện cũng như sự việc diễn ra trong truyện (chọn những học sinh có khả năng đọc tốt, có sự chuẩn bị ở nhà).

2.2.1.2 Đọc thuộc

Sau khi học sinh đọc phân vai, GV gọi một vài học sinh kể tóm tắt lại văn bản câu chuyện mà không cần nhìn văn bản, đồng thời nhớ được nội dung cơ bản và những tình tiết, chi tiết tiêu biêu của truyện.

Chẳng hạn, khi đọc - hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” học sinh cần nhớ và kể lại được:

- Sự ra đời kì lạ của Gióng

- Lời nói của Gióng khi nói với mẹ và sứ giả - Gióng cùng nhân dân đánh giặc

- Gióng bay về trời

Trong quá trình đọc, GV phải huy động vai trò chủ thể của học sinh, chú ý cho các em các từ khó, chú thích văn bản, vừa đọc vừa nhập vai vào nhân vật, hiện thực hóa chức năng biểu cảm của ngôn ngữ.

Tóm lại, đọc thông - đọc thuộc là hoạt động đầu tiên mang tính chất mở đường cho quá trình chiếm lĩnh một tác phẩm văn học thuộc thể loại truyền thuyết nói riêng, VBVH nói chung. Nó cung cấp cho người đọc thông tin đầu tiên có ý nghĩa tiền đề cho các hoạt động tiếp theo tìm hiểu hình thức tổ chức và nội dung của văn bản.

2.2.2. Đọc kỹ - Đọc sâu

Bước này nhằm tái tạo hình tượng nghệ thuật của TPVC, bởi TPVC phản ánh đời sống và biểu hiện tư tưởng bằng hình tượng. Hình tượng trong TPVC là bức tranh đời sống được kết dệt bằng ngôn từ vô hình, vô ảnh. Muốn chiếm lĩnh TPVC buộc người đọc phải huy động khả năng liên tưởng, tưởng tượng, hồi ức, phán đoán để tái tạo lại “bức tranh đời sống” bằng ngôn ngữ và bằng hiểu biết của chính mình. Vì vậy, người đọc phải tiến hành hoạt động tiếp theo đó là hoạt động đọc kỹ - đọc sâu văn bản tác phẩm.

VHDG nói chung, truyền thuyết nói riêng là thế giới của niềm mơ ước.

Khi dạy đọc - hiểu các văn bản truyền thuyết, giáo viên giúp các em sống lại không khí xa xưa của dân tộc để yêu mến, tự hào về truyền thống văn hóa, truyền thống anh hùng, và đạo đức của dân tộc.

2.2.2.1 Đọc kỹ

Đọc để phát hiên ra giá trị nội dung và hình thức của văn bản. Từ đó có cái nhìn bao quát toàn bộ văn bản về cả hai phương diện: Nội dung và hình thức.

Chẳng hạn khi dạy đọc - hiểu truyền thuyết “Thánh Gióng” giáo viên cần hướng dẫn học sinh chỉ ra được nội dung chủ yếu và hình thức tổ chức của văn bản, cụ thể:

Về nội dung: Ca ngợi người anh hùng làng Gióng đánh giặc cứu nước, đồng thời, thể hiện niềm mơ ước của nhân dân ta từ buổi đầu lịch sử về người anh hùng cứu nước chống ngoại xâm.

Về hình thức: Tác phẩm được triển khai theo trình tự gắn với cuộc đời và hành động của nhân vật Thánh Gióng từ đầu đến kết thúc câu chuyện.

2.2.2.2. Đọc sâu

Sau khi có những cảm nhận khái quát về toàn bộ văn bản, giáo viên tổ chức cho học sinh tiếp tục quá trình đọc đó là đọc sâu. Đọc sâu là đọc tập trung vào chi tiết, hình ảnh, một số yếu tố có vai trò đưa đẩy. Đọc sâu để hiểu được cấu trúc lôgic bên trong, sự vận động tất yếu của các sự kiện, sự việc, và hình tượng của tác phẩm.

Tác phẩm tự sự dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng bước đọc này sẽ cung cấp cho ta cốt truyện biến cố, sự việc xoay quanh nhân vật chính để thuật lại câu chuyện theo cách của mình. Học sinh kể lại được câu chuyện tức học sinh đã nắm được biến cố, sự kiện, tình tiết trong truyện. Qua đó học sinh có thể tái hiện lại hình tượng nghệ thuật trong truyện về những nét bên ngoài như: Cử chỉ, lời nói, diện mạo, hành động và những phẩm chất bên trong của nhân vật, thấy được sự vận động tất yếu của, sự việc, hình tượng.

Nhờ có bước đọc này mà những hình tượng văn học được hiện lên một cách sinh động, phong phú trong sự khêu gợi trí tuệ, tưởng tượng, và kỹ năng liên tưởng, tưởng tượng của người đọc, người nghe. Đồng thời bước đọc này còn có ý nghĩa quan trọng trong việc dạy học TPVC theo đặc trưng của hoạt động tiếp nhận.

2.2.3. Đọc hiểu - đọc sáng tạo

Đọc là một hoạt động phát hiện và khám phá nội dung, ý nghĩa xã hội, con người, thời đại trong cấu trúc hình tượng thẩm mỹ của tác phẩm.

Đọc là hoạt động tiếp nhận và khám phá văn bản. Hiểu là mục đích.Đọc hiểu là năng lực đầu tiên cần có của quá trình học văn. Bỏi những thông tin thẩm mỹ trong cấu trúc ngôn ngữ của VBVH bao gồm những từ đắt, những lời hay, những đoạn hấp dẫn, vừa trong sáng, vừa mới mẻ, chân thật, vừa

mênh mang ý tưởng và cảm xúc. Đọc văn bản sẽ giúp họ hiểu sâu hơn tài nghệ của tác giả khi vận dụng tiếng mẹ đẻ để bày tỏ những điều sâu xa hơn về quan hệ giữa con người với đời sống trong TPVC.

Học sinh sau khi đọc văn bản tác phẩm, tái hiện lại hình tượng tác phẩm có thể liên tưởng tới nhiều chi tiết, nhiều hình tượng liên quan nhưng chưa chắc các em đã nắm được giá trị nội dung và nghệ thuật của tác phẩm.

Đọc - hiểu văn bản hay chính là hoạt động phân tích, cắt nghĩa sẽ giúp các em hiểu sâu hơn những thông tin trong văn bản và ở mức độ cao hơn có thể đưa lại cho nó những giá trị mới - tức các em đã đọc sáng tạo văn bản.

Từ kết quả tìm hiểu ở chương 1 cho thấy, con đường để tiếp cận TPVC theo tinh thần thi pháp thể loại là con đường hiệu quả, cụ thể là vấn đề thi pháp truyền thuyết. Vì vậy, không thể tiếp cận văn bản theo hướng xã hội học, cũng không thể phân tích cắt nghĩa một văn bản truyền thuyết như một truyện hiện đại mà phải dựa vào yếu tố nghệ thuật thi pháp đặc thù của thể loại truyền thuyết. Vì vậy, khi tổ chức học sinh đọc - hiểu một văn bản truyền thuyết cụ thể, cần dựa vào những đặc trưng sau của thể loại truyền thuyết:

2.2.3.1. Thi pháp cốt truyện của truyền thuyết

Tác phẩm tự sự dân gian nói chung, truyền thuyết nói riêng luôn tồn tại sự kiện, biến cố cụ thể, được tổ chức theo yêu cầu, tư tưởng, và nghệ thuật nhất định. Tức luôn có cốt truyện, đây là đặc trưng cơ bản không thể thiếu của truyện.

Xét về phương diện thi pháp truyền thuyết, lại hướng sự chú ý vào cách cấu tạo cốt truyện. Bởi cốt truyện thuộc nội dung còn cách cấu tạo cốt truyện lại thuộc về yếu tố hình thức nghệ thuật của tác phẩm phônclo - đây chính là tinh thần của thi pháp học nghiêng về hình thức nghệ thuật.

Cốt truyện của truyền thuyết hấp dẫn người đọc không phải bởi những tình huống gay gắt của xung đột, mà là ở những sự kiện biến cố xảy ra liên

tiếp từ cái này đến cái kia, cái sau nối tiếp cái trước cho đến khi kết thúc câu chuyện. Cốt truyện là điểm tựa cho câu chuyện đứng được và lưu truyền, hơn nữa cốt truyện truyền thuyết lại đơn giản, vì thế người đọc dễ nắm bắt, dễ thuộc, dễ nhớ.

Chẳng hạn, khi đọc - hiểu văn bản “An Dương Vương” học sinh chỉ ra được các sự việc:

- Quá trình xây thành, chế nỏ bảo vệ đất nước của An Dương Vương - Bi kịch mất nước

- Bi kịch tình yêu

Cốt truyện của truyền thuyết gồm nhiều tình tiết và thường được sắp xếp theo mô típ:

- Phần mở đầu: Hoàn cảnh xuất thân và thân thế của nhân vật chính - Phần nội dung chính: Cuộc đời, sự nghiệp cùng những chiến công những đóng góp của các anh hùng, các danh nhân cho quê hương, đất nước

- Phần kết: Phần nầy thường nói đến sự hiển linh, sự hóa thân, hoặc phong thờ cúng.

Vì vậy, khi hướng dẫn học sinh đọc - hiểu văn bản truyền thuyết, cần yêu cầu học sinh nắm được cốt truyện (tóm tắt, xác định sự kiện, tình tiết, biến cố chủ yếu). Từ đó phân tích, cắt nghĩa tác phẩm để có cái nhìn bao quát về tác phẩm, hiểu sâu sắc hơn về tác phẩm.

2.2.3.2. Thi pháp nhân vật của truyền thuyết

Nhân vật là nơi trung tâm biểu hiện tư tưởng tình cảm của văn bản tác phẩm và của tác giả, nó góp phần thể hiện chủ đề tác phẩm “Vấn đề trung tâm của nghệ thuật viết tiểu thuyết là miêu tả con người và thể hiện con đường đi của họ trong xã hội” [4, 165].

Một phần của tài liệu Đọc hiểu các văn bản truyền thuyết trong nhà trường PTTH theo đặc trưng thi pháp thể loại (Trang 33 - 49)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(80 trang)