3.1. Cơ sở thiết kế giáo án 3.1.1. Cơ sở lí luận
Trước khi thực hiện giảng dạy một tác phẩm văn chương cho HS, công việc đầu tiên của người giáo viên phải xác định như một chiến lược của cả quá trình hoạt động của mình và học sinh. Đó là công việc xác định mục đích, nội dung và phương pháp thành giờ dạy văn trên lớp. Tất cả được thực hiện ở trong giáo án.
Giáo án là toàn bộ những tài liệu có liên quan đến tiến trình đứng lớp, cũng như hoạt động giảng dạy của người giáo viên, đặc biệt là giáo viên văn.
Khi dạy các văn bản truyền thuyết cũng vậy, giáo viên phải chuẩn bị giáo án thật kĩ lưỡng, chất lượng. Để hướng dẫn HS đọc - hiểu các văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại, dưới đây người viết xin được trình bày giáo án thực nghiệm mẫu.
3.1.2. Cơ sở thực tiễn
Thực tiễn dạy văn ở trường THPT vẫn chưa thấy rõ vai trò chủ động sáng tạo của học sinh. HS bị coi là một khách thể, đối tượng chịu sự tác động từ phía giáo viên bằng hệ thống các biện pháp sư phạm bên ngoài. HS với chức năng là thính giả ghi chép, thu nhận máy móc rồi tái hiện lại nội dung thông báo của giáo viên. Khiến cho giờ văn trở nên khô khan, mang tính khiên cưỡng, áp đặt, cho HS chán học nhất là thể loại truyền thuyết.
Để góp phần khắc phục tình trạng trên, cũng như đáp ứng quan điểm đổi mới phương pháp dạy học lấy HS làm trung tâm, người viết xin được đưa ra hướng tiếp cận TPVC theo quan điểm đổi mới. Cụ thể là việc "đọc - hiểu các văn bản truyền thuyết theo đặc trưng thi pháp thể loại".
Giáo án 1: "Thánh Gióng" (tiết 5) (Ngữ văn 6 – tập 1)
A. Mục tiêu cần đạt
- Nắm được nội dung, ý nghĩa và một số nét nghệ thụât tiêu biểu của truyện.
- Luyện kỹ năng đọc, kể, tóm tắt, tìm hiểu, phân tích nhân vật trong truyền thuyết.
- Bồi dưỡng lòng tự hào về lòng yêu quê hương,đất nước và truyền thống đánh giặc cứu nuớc và tinh thần đoàn kết của dân tộc.
B. Phương tiện, phương pháp thực hiện - Phương tiện:
+ SGK, SGV Ngữ văn 6 - tập 1 + Thiết kế bài học, giáo án
- Phương pháp: Phát vấn, đàm thoại, thuyết giảng, trao đổi thảo luận, gợi mở...
C. Tiến trình đọc - hiểu
1. Ổn định tổ chức : Kiểm tra sĩ số, đồng phục, vệ sinh...
2. Kiểm tra bài cũ 3. Bài mới
Lời dẫn vào bài: Chủ đề đánh giặc cứu nước là chủ dề lớn, cơ bản,
xuyên suốt lịch sử Việt Nam nói chung, văn học dân nói riêng.
"Thánh Gióng" là truyện dân gian thể hiện rất tiêu biểu và độc đáo chủ đề này. Bài học hôm nay cô trò ta cùng đi vào tìm hiểu truyện "Thánh Gióng".
Nội dung ghi bảng Hoạt động của GV Hoạt động của HS
I. Tìm hiểu chung 1. Khái quát chung
Hoạt động 1: Hướng dẫn học sinh tìm hiểu mục I - Tìm hiểu chung
GV: Qua sự chuẩn bị bài ở nhà, em hãy cho biết văn bản thuộc thể loại gì? Vào thời vua nào?
(GV yêu cầu học sinh nhắc lại khái niệm và đặc trưng thể loại truyền thuyết )
HS : Suy nghĩ trả lời Văn bản thuộc thể loại truyền thuyết vào thời Hùng Vương thứ 6, khi giặc Ân sang xâm lựoc nước Văn Lang.
2. Đọc và giải thích từ khó
a. Đọc văn bản
b. Giải thích từ khó
GV gọi 1- 2 HS đọc văn bản
(Chú ý học sinh đọc diễn cảm )
GV: Yêu cầu 1 HS đọc
chú thích SGK trang 21- 22.
HS : Lần lượt đọc
HS: Đọc
GV giải thích thêm:
- Tục truyền: Phổ biến, truyền miệng trong dân gian.
- Tâu (từ cổ): Báo cáo, nói với vua.
- Tục gọi: Thường được gọi là...
II. Đọc - hiểu văn bản
1. Bố cục ( 4 phần)
- Sự ra đời kì lạ của Gióng
- Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng
- Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân
Hoạt động 2: Hướng dẫn học sinh đọc chi tiết văn bản
GV: ? Văn bản chia mấy phần? Nội dung từng phần?
HS: Tự phân đoạn, phát biểu
Văn bản được chia làm bốn phần :
- Từ đầu đến " nằm đây"
=> Sự ra đời kì lạ của Gióng.
Phần hai : Tiếp theo đến
"cứu nước"
=> Gióng ra gặp xứ giả, cả làng nuôi Gióng.
- Phần ba : Tiếp theo đến
" bay lên trời".
- Gióng bay về trời
=> Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc Ân.
- Phần bốn : Còn lại
=> Gióng bay về trời.
2. Nhân vật
- Nhân vật chính : Thánh Gióng
- Ngoài ra còn : Bà mẹ Thánh Gióng, dân làng, sứ giả, giặc Ân.
? Hệ thống nhân vật trong truyện? Nhân vật chính trong truyền thuyết
là nhân vật nào? Vì sao? HS : Trả lời
- Truyền thuyết gồm các nhân vật: Bà mẹ, Gióng, dân làng, sứ giả, giặc Ân.
Nhân vật chính là Gióng. Đây là hình tượng nhân vật được xây dựng bằng nhiều chi tiết tưởng tượng kì ảo tạo nên vẻ đẹp hấp dẫn đối với trẻ thơ.
3. Tóm tắt GV: Gọi 1- 2 HS tóm tắt văn bản (theo cốt truyện và nhân vật).
HS: Tóm tắt và kể lại
4. Đọc - hiểu
a. Sự ra đời của Gióng
- Bà mẹ giẫm lên vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai.
- Ba năm Gióng không biết nói, cười, đặt đâu nằm đấy.
Đây là môt sự ra đời kì lạ, thể hiện niềm yêu mến, mơ ước của nhân dân..
GV tổ chức HS đọc - hiểu văn bản theo bố cục đã phân chia
? Tìm những chi tiết kể về sự ra đời của Gióng?
Em nhận xét gì về những chi tiết ấy?
(GV bổ sung: Tác giả dân gian miêu tả sự ra đời thần kì của Gióng, mang sức mạnh tổ tiên thần thánh, sự ra đời kì lạ tất cũng sẽ lập những chiến công kì lạ, phi thường).
GVchuyển: Sự ra đời của Gióng kì lạ là vậy, khi lớn lên Gióng có gì đặc biệt. Ta cùng tìm hiểu phần tiếp theo.
HS : Phát hiện, trả lời Những chi tiết kể về sự ra đời kì lạ của Gióng : - Bà mẹ giẫm phải vết chân to, lạ ngoài đồng và thụ thai sinh ra Gióng.
- Ba năm Gióng không biết nói, biết cười, đặt đâu nằm đấy.
=> Đây là chi tiết kì ảo thường thấy trong truyện dân gian. Thể hiện niềm yêu mến, tôn kính và niềm tin của nhân dân đối với nhân vật.
b. Gióng gặp sứ giả, cả làng nuôi Gióng - Tiếng nói đòi đánh giặc.
-> Ca ngợi ý thức đánh giặc, ý thức đối với đất nước đặt lên vai người anh hùng.
Gióng là hình ảnh nhân dân, đại diện cho nhân dân.
GV: Gọi 1 HS đọc đoạn 2 (SGK - Tr 19) (chú ý cho HS vào lời nói của Thánh Gióng).
? Câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nào?
Gióng nói với ai?
(GV gợi mở: ba năm Gióng chẳng biết nói, cười...)
? Ý nghĩa của tiếng nói?
HS: Đọc dõng dạc
HS: Suy nghĩ, trả lời - Sau ba năm im lặng câu nói đầu tiên của Gióng là câu nói nhờ mẹ ra gọi sứ giả vào để nói chuyện: “Mẹ ra mời sứ giả vào đây”.
- Câu nói đầu tiên với sứ giả là lời yêu cầu cứu nước, tiếng nói đòi đánh giặc: “Ông về tâu... lũ giặc này”.
HS: Suy nghĩ trả lời - Chi tiết thần kì ấy mang ý nghĩa:
+ Ca ngợi ý thức đánh giặc cứu nước trong hình tượng Gióng.
+ Gióng là hình ảnh của
- Sự lớn lên của Gióng thật kì lạ.
-> Sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta khi gặp khó khăn.
GV mở rộng: Chi tiết kì lạ nhưng hàm chứa một sự thật, rằng ở đất nước luôn luôn bị giặc ngoại xâm đe dọa như nước ta thì nhu cầu đánh giặc cũng phải luôn thường trực từ bé thơ.
? Tìm những chi tiết miêu tả sự lớn lên của Gióng? Chi tiết ấy có ý nghĩa gì?
(GV cung cấp cho HS dị bản khác liên quan đến chi tiết này).
nhân dân, đại diện cho
nhân dân.
HS: Phát hiện trả lời + “Chú bé lớn nhanh như thổi”.
+ “Cơm ăn mấy cũng không no, áo vừa mặc xong đã căng đứt chỉ”.
+ “Vươn vai một cái...
lẫm liệt”.
-> Những chi tiết trên cho thấy sức sống mãnh liệt và kì diệu của dân tộc ta mỗi khi gặp khó khăn.
c, Gióng cùng nhân dân chiến đấu và chiến thắng giặc ngoại xâm.
- Để đánh giặc dân tộc ta phải chuẩn bị thật kĩ lưỡng kể cả vật chất lẫn tinh thần
? Việc bà con làng xóm góp gạo nuôi Gióng có ý nghĩa như thế nào?
(GV chuyển)
? Để đánh giặc Gióng đã dùng những loại vũ khí nào? Vì sao?
GV liên hệ: Hình tượng Gióng đánh giặc khiến ta nhớ tới lời kêu gọi toàn quốc kháng chiến chống thực dân Pháp của Chủ Tịch Hồ Chí Minh: “Ai có súng dùng súng, ai có
HS: trả lời
Qua đó thấy được sức mạnh của tình đoàn kết, tương thân tương ái của các tầng lớp nhân dân mỗi khi Tổ quốc bị đe dọa.
HS: Trả lời
Để đánh giặc Gióng đòi sứ giả tâu với vua rèn ngựa sắt, mũ sắt, áo giáp sắt, gậy sắt. Gậy sắt gẫy, Gióng nhổ tre bên đường đánh giặc.
-> Để đánh giặc dân tộc ta phải chuẩn bị từ lương thực, từ những cái bình thường như cơm cà, lại
gươm thì dùng gươm, không có gươm thì dùng cuốc thuổng, gậy guộc”.
(GV bình thêm)
phải đưa cả những thành tựu văn hóa, kĩ thuật
(ngựa sắt, roi sắt, giáp sắt) vào cuộc chiến đấu.
- Gióng đánh giặc không những bằng vũ khí mà còn bằng cả cây cỏ của đất nước, bằng những gì có thể giết được giặc.
d, Kết truyện (Gióng bay về trời).
- Gióng không màng danh lợi cứu giúp nhân dân, đất nước.
? Đánh thắng giặc Gióng đã làm gì? Vì sao Gióng
làm như vậy? HS: Phát hiện, suy nghĩ trả lời:
- Đánh giặc xong, Gióng không trở về nhận phần thưởng, không hề đòi hỏi công danh, cởi áo giáp sắt để lại và bay thẳng về trời.
-> Điều đó chứng tỏ Gióng coi hoàn thành nhiệm vụ tự nguyện là quan trọng nhất. Không
- Gióng được bất tử hóa trở về với cõi vô biên, vĩnh hằng.
? Em có nhận xét gì với cách kết thúc truyện của tác giả dân gian?
màng danh lợi cứu giúp nhân dân, đất nước.
HS trả lời
Cách kết truyện mang dụng ý sâu xa của tác giả dân gian: Gióng ra đời phi thường thì sự ra đi cũng phi thường. Nhân dân yêu mến, trân trọng, muốn giữ mãi hình ảnh người anh hùng, nên đã để Gióng trở về với cõi bất tử, vĩnh hằng.
III. Tổng kết
1. Nội dung
- Lòng yêu nước, sức mạnh quật cường của dân tộc.
- Tinh thần đoàn kết, hy sinh quên mình của con người Việt Nam.
Hoạt động 3: Tổ chức HS tổng kết bài học.
GV dẫn dắt: Trong tác phẩm tác giả dân gian tập trung xây dựng hình tượng Thánh Gióng.
? Nêu ý nghĩa của hình tượng Thánh Gióng?
HS: Suy nghĩ trả lời - Gióng là hình tượng tiêu biểu, rực rỡ của người anh hùng đánh giặc giữ nước.
- Gióng là một biểu tượng tuyệt đẹp của con người Việt Nam trong chiến đấu và chiến thắng không màng danh lợi.
Đồng thời nói lên lòng yêu nước, khả năng và sức mạnh quật khởi của dân tộc trong cuộc chiến đấu chống giặc ngoại xâm
2. Nghệ thuật
- Lời kể cô đọng, hàm xúc.
- Kết hợp hai yếu tố:
Hiện thực lịch sử và kì ảo.
Ghi nhớ
? Nghệ thuật xây dựng hình tượng Thánh Gióng?
(GV gọi một HS đọc phần ghi nhớ SGK).
HS: Trả lời
- Ngôn ngữ kể chuyện:
Dân dã đời thường, lối kể cô đọng, hàm xúc.
- Kết hợp hài hòa giữa hai yếu tố: yếu tố hiện thực lịch sử và yếu tố kì ảo khiến câu chuyên kể đẹp như một giấc mơ.
HS: Đọc nghi nhớ
D. Củng cố, dặn dò - Kể lại truyện diễn cảm
- Ý nghĩa hình tượng Thánh Gióng E. Hướng dẫn về nhà
+ Học bài nắm được nội dung nghệ thuật cơ bản + Tóm tắt truyện.
+ Làm bài tập SGK trang 24.
+ Soạn bài “Từ mượn”
Giáo án 2: ( Tiết 11 - 12 )
“Truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thủy”
(Ngữ văn 10 - tập 1)
A. Mục tiêu cần đạt Giúp HS:
- Nắm được đặc trưng chủ yếu của truyền thuyết và giá trị, ý nghĩa của truyện.
- Rèn luyện thêm kỹ năng phân tích truyện dân gian để có thể hiểu đúng ý nghĩa của những hư cấu nghệ thuật trong truyền thuyết.
- Nhận thức được bài học cảnh giác, cũng như việc xử lí đúng đắn mối quan hệ trong xã hội, và trong gia đình.
B. Phương tiện, phương pháp thực hiện
- Phương tiện: + SGK, SGV Ngữ văn 10 - tập 1 + Thiết kế bài học
+ Giáo án
- Phương pháp: Đọc - hiểu sáng tạo, nêu vấn đề, kêt hợp với trao đổi, thảo luận, trả lời câu hỏi.
C. Tiến trình dạy học - Ổn định tổ chức lớp - Kiểm tra bài cũ - Bài mới
Nội dung ghi bảng
I. Tiểu dẫn
1. Truyền thuyết
Hoạt động của giáo viên
Hoạt động 1: GV hướng dẫn tìm hiểu I_"Tiểu dẫn".
GV: Cấp dưới các em đã được học các văn bản truyền thuyết: "Con Rồng cháu Tiên"; "Thánh Gióng"; "Sự tích Hồ Gươm"...
? Hãy nhắc lại thế nào là truyền thuyết? Đặc trưng của truyền thuyết?
Hoạt động của học sinh
HS: Nhớ và nhắc lại.
- Truyền thuyết là tác phẩm tự sự dân gian kể về sự kiện và nhân vật lịch sử theo xu hướng lí tưởng hoá, qua đó thể hiện sự tôn vinh, ngưỡng mộ của nhân dân đối với những người có công với dân tộc, đất nước.
- Đặc trưng: Những câu chuyện lịch sử mang màu sắc kì ảo, độc đáo nhưng vẫn thấm đẫm đời thường.
2. Tác phẩm.
a, Xuất xứ:
b, Dị bản
II. Đọc hiểu văn bản.
1. Đọc
? Nêu xuất xứ "truyện An Dương Vương và Mị Châu - Trọng Thuỷ"?
GV: Cung cấp cho học sinh dị bản có liên quan:
Có 3 bản kỉ:
+ Rùa Vàng + Thục kỉ An Dương vương.
+ Ngọc trai - giếng nước.
Hoạt động 2: Tổ chức HS đọc - hiểu văn bản GV gọi 1- 2 HS lần lượt đọc văn bản trong SGK.
(Chú ý giọng đọc - kể diễn cảm cho HS)
HS: Trả lời:
- Truyện An Dương Vương trích từ "truyện Rùa Vàng" trong "Lĩnh Nam trích quái".
HS lần lượt đọc
2. Bố cục (2 phần):
- Phần một: từ đầu đến xin hoà.
=> Miêu tả quá trình, công lao của An Dương Vương dựng nước và giữ nước.
- Phần 2: Còn lại.
=> Bi kịch mất nước nhà tan.
3. Tóm tắt nhân vật và cốt truyện.
a, Hệ thống nhân vật.
? Văn bản được trình bày theo bố cục như thế nào?
Nội dung của từng đoạn?
GV mở rộng: đó là cách kết cấu cốt truyện theo
trình tự xảy ra sự việc - một kiểu kết
cấu phổ biến của truyện dân gia
? Truyện gồm những nhân vật nào? Nhân vật nào là nhân vật chính?
HS : Trả lời
- Văn bản đươc trình bày theo bố cục hai đoạn rõ rệt.
- Nội dung:
+ Đoạn thứ nhất: Từ đầu đến xin hoà.
-> Miêu tả quá trình công lao của An Dương Vương xây thành chế nỏ bảo vệ đất nước.
HS : Trả lời
- Truyện gồm có
- Nhân vật chính:
An Dương Vương, Mị Châu Trọng thuỷ.
- Ngoài ra còn có các nhân vật: Vua Triệu Đà, quân Triệu Đà, Rùa vàng, Cao Lỗ
b, Tóm tắt ? Hãy tóm tắt truyện?
những nhân vật:
An Dương Vương, Mị Châu, Trọng Thuỷ, Triệu Đà, quân Triệu Đà, Rùa Vàng, Cao Lỗ.
- Nhân vật chính: An Dương Vương, Mị Châu Trọng thuỷ.
HS: Tóm tắt.
Vua An Dương Vương xây thành nhiều lần nhưng hễ xây xong lại đổ. Sau nhờ Rùa Vàng giúp mới xây xong.
Rùa vàng còn tặng một cái móng làm lẫy nỏ.
Triệu Đà xâm lược Âu Lạc, An Dương Vương nhờ nỏ thần giữ được nước.
4. Phân tích văn bản
a, An Dương Vương xây thành chế nỏ và bảo vệ đất nước.
(GV chuyển)
GV: Hướng dẫn HS phân tích văn bản theo câu hỏi thảo luận.
? Quá trình xây thành của An Dương Vương được miêu tả như thế nào?
(GV gợi mở: Từ khi xây thành đến khi hoàn thành)
Triệu Đà cầu hôn Mị Châu cho Trọng Thuỷ, bị lộ bí quyết nỏ thần, An Dương Vương thua trận cùng con gái chạy khỏi Loa Thành.
Rùa Vàng kết tội Mị Châu là giặc, vua chém con và đi xuống biển.
Trọng Thuỷ thương tiếc Mị Châu, nhảy xuống biển tự tử.
Tương truyền máu Mị Châu thành ngọc trai, đem rửa giếng đó thì ngọc sáng hơn.
HS: Phát hiện, trả lời.
Quá trình xây dựng thành của An Dương Vương được miêu tả:
- Dựng nước là công việc đầy gian nan, vất vả.
=> Ngợi ca công lao dựng nước của An Dương vương. Và ý thức, trách nhiệm của An Dương Vương trong quá trình giữ nước.
GV bổ sung: Thần Kim Quy (Rùa Vàng), hiện lên giúp vua xây thành chính là niềm mơ ước của nhân dân về sự linh thiêng, mơ ước tổ tiên cha ông giúp đỡ con cháu...
? Em nhận xét gì về sự miêu tả trên của tác giả dân gian?
+ Thành lấp đến đâu lở tới đó.
+ Lập đàn cầu đảo bách thần, giữ mình trong sạch.
+ Nhờ cụ già mách bảo, sứ Thanh Giang tức Rùa Vàng giúp vua xây thành trong nửa tháng thì xong.
HS: Suy nghĩ trả lời.
Qua sự miêu tả quá trình xây dựng thành cho thấy: dựng nước quả là một công việc gian nan, vất vả.
=> Thể hiện sự ngưỡng mộ, ca ngợi công lao, vai trò của An Dương Vương.