CÁ NHÂN HÓA ĐỊNH HÌNH TRƯỜNG HỢP

Một phần của tài liệu Đề tài tiếp cận hành vi nhập môn tâm lý học lâm sàng (epsy146) (Trang 48 - 52)

Cơ chế này giải thích sự hình thành nỗi sợ hãi thông qua việc liên kết một kích thích trung tính ban đầu không gây sợ hãi với một kích thích gây sợ hãi.

Cơ chế này giải thích việc học hỏi các hành vi và thái độ mới thông qua quan sát và bắt chước người khác.

Trong trường hợp của thân chủ N:

Quan sát mô hình: N có thể đã quan sát cách mẹ ứng phó với sự lo lắng, căng thẳng và bệnh tật bằng ý định tự tử (cũng là một dạng hành vi trốn tránh căng thẳng tức thời), không phải là một mô hình thích nghi, N có thể học được những phản ứng này và vô thức áp dụng chúng khi đối mặt với những tình huống tương tự.

Ảnh hưởng của niềm tin và thái độ: chứng kiến bạo lực gia đình, mẹ bị bệnh, và phải từ bỏ ước mơ học đại học có thể khiến N hình thành những niềm tin tiêu cực như “cuộc sống luôn đầy rẫy nguy hiểm bất thình lình”,

“nhà là không an toàn, nhất là khi có sự hiện diện của ba và những cuộc cãi vã”, “tôi không thể tin tưởng ngay cả ba mình thì tin được vào ai”, hoặc “tôi không có giá trị, tôi phải hy sinh ước mơ vì gia đình thì mới có giá trị”,….. Những niềm tin này góp phần duy trì cảm giác lo lắng, bất an, và ảnh hưởng đến cách N đối mặt với những thách thức trong cuộc sống.

Trong trường hợp của thân chủ N:

Củng cố tích cực: Hành vi cảnh giác quá mức với các thông tin bệnh tật, tìm kiếm thông tin về bệnh tật có thể mang lại cho N cảm giác “an toàn giả tạo”, hoặc cảm giác "được chuẩn bị" cho những tình huống xấu nhất. Những cảm giác này củng cố  hành vi, khiến N tiếp tục thực hiện chúng, mặc dù chúng không giúp giải quyết vấn đề gốc rễ và thậm chí còn có thể làm tăng cường nỗi lo lắng.

Củng cố tiêu cực: Hành vi tránh né các tình huống, con người, hoặc hoạt động gợi nhớ về sang chấn giúp N giảm bớt lo lắng tạm thời. Việc tránh né có thể diễn ra bằng cách chuyển dịch đối tượng từ “mẹ bị bệnh trầm cảm nặng từng có ý định tự  tử” thành “bản thân bị bệnh hiểm nghèo”. Việc chuyển dịch đối tượng từ người thân sang chính mình tạo cảm giác “kiểm soát được, can thiệp được”, giảm đi cảm giác bất an, bất lực, khiến N có xu hướng tránh né ngày càng nhiều, chuyển sang Rối loạn lo âu bệnh tật.

Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

THEO THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA TẠO TÁC B.F. SKINNER

THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI A. BANDURA

RỐI LOẠN LO ÂU BỆNH TẬT

Cơ chế này giải thích sự hình thành nỗi sợ hãi thông qua việc liên kết một kích thích trung tính ban đầu không gây sợ hãi với một kích thích gây sợ hãi.

Trong trường hợp của thân chủ N:

Kích thích trung tính:Các triệu chứng cơ thể bình thường như bầm da, nổi mụn, ngứa.

Kích thích gây sợ hãi: Chứng kiến mẹ bị trầm cảm nặng và có ý định tự tử khi N còn nhỏ, tạo ra sự liên kết giữa bệnh tật với cảm giác rủi ro, mất mát.

Quá trình liên kết:N có thể đã vô thức liên kết các triệu chứng cơ thể bình thường với nỗi sợ hãi về bệnh tật và mất mát, do những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ. Điều này khiến N phản ứng thái quá với các triệu chứng, luôn lo sợ chúng là dấu hiệu của bệnh nặng.

Cơ chế này giải thích sự hình thành và duy trì hành vi thông qua các hình thức củng cố (tăng cường hành vi) và trừng phạt (làm giảm hành vi).

THEO THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA CỔ ĐIỂN I.P. PAVLOV

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH

THEO TIẾP CẬN HÀNH VI

CÁ NHÂN HÓA ĐỊNH HÌNH TRƯỜNG HỢP

Cơ chế này giải thích việc học hỏi các hành vi và thái độ mới thông qua quan sát và bắt chước người khác.

Trong trường hợp của thân chủ N:

Quan sát mô hình: Những xung đột và bất hòa trong gia đình, đặc biệt là bệnh trầm cảm của mẹ, có thể đóng vai trò là mô hình tiêu cực cho N. N có thể đã "học" được cách phản ứng với stress và các vấn đề trong cuộc sống bằng sự lo lắng và sợ hãi.

Bắt chước: N có thể vô thức bắt chước những hành vi lo lắng, sợ hãi của mẹ khi đối diện với các vấn đề sức khỏe.

Ảnh hưởng của môi trường xã hội:Việc thiếu những người xung quanh làm gương cho việc tin tưởng vào khoa học, đối mặt với các vấn đề sức khỏe một cách tích cực cũng khiến N dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực và thiếu cơ sở trên mạng.

Trong trường hợp của thân chủ N:

Củng cố tích cực: Việc N tra cứu thông tin trên mạng và thỉnh thoảng tìm thấy những thông tin (dù tiêu cực) củng cố niềm tin của N về việc mình đang mắc bệnh. N cảm thấy "được xác nhận" và hành vi tìm kiếm thông tin được củng cố, có xu hướng lặp lại.

Củng cố tiêu cực: Hành vi tránh né đi khám sức khỏe, không tin tưởng kết quả khám, và tránh các cuộc trò chuyện về bệnh tật giúp N giảm bớt lo lắng trong tức thời. Chính sự giảm lo lắng này củng cố hành vi tránh né, khiến N có xu hướng lặp lại hành vi này trong tương lai.

Hành vi an toàn: Việc tìm kiếm thông tin và suy diễn tiêu cực về việc giảm cân có thể được coi là một dạng hành vi an toàn. N thực hiện những hành vi này để giảm bớt lo lắng và cảm thấy mình đang kiểm soát tình hình. Mặc dù không thực sự giải quyết được vấn đề, nhưng những hành vi này mang lại cho N cảm giác an toàn giả tạo.

Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.

RỐI LOẠN GIẤC NGỦ

THEO THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA CỔ ĐIỂN I.P. PAVLOV

THEO THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA TẠO TÁC B.F. SKINNER

THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI A. BANDURA

Cơ chế lặp lại hành vi thức khuya có thể đến từ:

Củng cố tích cực: N cóthêm thời gian để làm việc, lướt web, hoặc tham gia các hoạt động giải trí khác khi thức khuya. Những hoạt động này mang lại cảm giác thoải mái, thỏa mãn tức thời, củng cố hành vi thức khuya.

Củng cố tiêu cực:Thức khuya và giữ cho tâm trí bận rộn bởi các hoạt động khác giúp N tránh né những suy nghĩ và cảm xúc tiêu cực liên quan đến bệnh tật, tạm thời giảm bớt lo âu. N có xu hướng lặp lại hành vi thức khuya mỗi khi cảm thấy lo lắng, tạo thành một vòng lặp củng cố tiêu cực.

Hình phạt không hiệu quả: Mặc dù thức khuya dẫn đến mệt mỏi, khó tập trung vào ngày hôm sau (trừng phạt tích cực), nhưng hình phạt này thường không đủ mạnh để ngăn chặn hành vi thức khuya, đặc biệt là khi củng cố tích cực và củng cố tiêu cực vẫn tồn tại.

Liên kết giữa giấc ngủ với lo âu: Do N thường xuyên lo lắng và suy nghĩ về bệnh tật, đặc biệt là vào ban đêm khi mọi thứ yên tĩnh, giường ngủ và môi trường xung quanh phòng ngủ (kích thích trung tính) có thể đã vô tình liên kết với cảm giác lo âu, căng thẳng (kích thích không điều kiện).

Kết quả:Mỗi khi đến giờ đi ngủ hoặc nằm trên giường, N sẽ tự động cảm thấy lo lắng, bồn chồn, khó thư giãn và đi vào giấc ngủ. Phòng ngủ, vốn là không gian nghỉ ngơi, đã trở thành kích thích có điều kiện gây ra phản ứng lo âu.

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH

THEO TIẾP CẬN HÀNH VI

CÁ NHÂN HÓA ĐỊNH HÌNH TRƯỜNG HỢP

Việc thân chủ N từng được điều trị mất ngủ nhưng không thành công có thể đến từ:

Chưa giải quyết được vấn đề lo âu bệnh tật và PTSD;

Vẫn duy trì các yếu tố củng cố hành vi thức khuya;

Chưa hình thành (hoặc chưa duy trì hiệu quả) các kỹ năng quản lý stress và thư giãn.

Thiếu mô hình giấc ngủ lành mạnh: Nếu trong gia đình hoặc môi trường sống của N có những người thường xuyên thức khuya, hoặc có thói quen sinh hoạt không điều độ, N có thể học tập và bắt chước những hành vi này.

Thiếu kỹ năng quản lý stress và thư giãn:N có thể chưa được trang bị những kỹ năng cần thiết để quản lý cảm xúc, giảm stress, và thư giãn trước khi ngủ. Điều này góp phần khiến N khó đi vào giấc ngủ và duy trì giấc ngủ ngon.

Ảnh hưởng của môi trường xã hội:Việc thiếu những người xung quanh làm gương cho việc tin tưởng vào khoa học, đối mặt với các vấn đề sức khỏe một cách tích cực cũng khiến N dễ bị ảnh hưởng bởi những thông tin tiêu cực và thiếu cơ sở trên mạng.

HÌNH ẢNH BẢN THÂN

Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia hà Nội.

Củng cố tích cực:Trong quá trình phát triển, N có thể ít nhận được sự  khen ngợi, ghi nhận, hoặc động viên cho những thành công và nỗ lực của mình (thiếu củng cố tích cực). Điều này dẫn đến việc N không hình thành được sự tự tin và niềm tin vào bản thân. Hoặc khi nghỉ học để lo cho gia đình thì nhận được sự khen ngợi và đánh giá cao (Củng cố tích cực cho hành động hy sinh lợi ích chính đáng của bản thân).

Trừng phạt hoặc phản hồi tiêu cực:Ngược lại, N có thể từng trải qua những lời chỉ trích, chê bai, hoặc so sánh với người khác, khiến N cảm thấy bản thân không đủ tốt. Ví dụ: Việc N phủ nhận nỗ lực giảm cân của mình có thể là do N từng bị chê bai về ngoại hình, hoặc do N tin rằng "chỉ khi gầy đi thì mới được yêu thương”.

THEO THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA CỔ ĐIỂN I.P. PAVLOV

THEO THUYẾT ĐIỀU KIỆN HÓA TẠO TÁC B.F. SKINNER

THEO LÝ THUYẾT HỌC TẬP XÃ HỘI A. BANDURA

CƠ CHẾ HÌNH THÀNH

THEO TIẾP CẬN HÀNH VI

Liên kết với trải nghiệm tiêu cực:Những trải nghiệm tiêu cực trong quá khứ, như chứng kiến bạo lực gia đình, ba mẹ ly hôn, mẹ bị bệnh, và phải nghỉ học sớm để lo cho gia đình, có thể đã tạo ra sự liên kết giữa "bản thân" (kích thích trung tính) với "cảm giác tiêu cực" (kích thích không điều kiện) như bất lực, tội lỗi, xấu hổ, hoặc kém cỏi.

Hình thành phản xạ có điều kiện:Theo thời gian, "bản thân" trở thành kích thích có điều kiện, tự động gợi lên những cảm xúc tiêu cực, dù hoàn cảnh hiện tại đã thay đổi.

Ví dụ:Mặc dù N đã trưởng thành và có thành công trong sự nghiệp, nhưng N vẫn có thể vô thức gắn bản thân với hình ảnh "đứa trẻ bất lực" hoặc "người phải hy sinh", dẫn đến việc không đánh giá đúng năng lực và thành quả của mình.

Thiếu mô hình hình ảnh bản thân lành mạnh:  Sống trong gia đình mà mẹ dù bị ba bạo hành nhưng vẫn đồng ý cho tái hợp và tiếp tục chịu đựng, hoặc từng có ý định từ bỏ mạng sống của mình trong quá khứ có thể ảnh hưởng đến hình ảnh bản thân thấp.

Ảnh hưởng của niềm tin xã hội:Niềm tin về “sự hy sinh”, gánh vác, trụ cột được đánh giá cao trong xã hội có thể khiến cho N cảm thấy điều đó có giá trị hơn và sẵn lòng theo đuổi. Hình mẫu phụ nữ kham nhẫn, chịu đựng, tha thứ cho sai trái của chồng được đánh giá cao có thể ảnh hưởng đến N.

Việc trẻ em, nhất là từ 2-7 tuổi, chứng kiến ba mẹ cãi nhau hoặc bạo lực có thể dẫn đến việc đứa trẻ có thể suy diễn rằng chính hành vi, lời nói hay sự tồn tại của mình là nguyên nhân gây ra xung đột, vì ở độ tuổi này, trẻ chưa phân biệt được đâu là vấn đề của người lớn, đâu là vấn đề của mình (theo Jean Pieget), dễ cảm thấy mối quan hệ gắn bó bị đe dọa, lo sợ bị bỏ rơi hoặc mất đi tình yêu thương (theo John Bowlby), trẻ cũng có thể học hỏi thông qua quan sát tình huống của người yếu thế  trong cuộc cãi vã và tiếp thu những suy nghĩ và niềm tin sai lệch về bản thân (theo Bandura).

CÁ NHÂN HÓA ĐỊNH HÌNH TRƯỜNG HỢP

Một phần của tài liệu Đề tài tiếp cận hành vi nhập môn tâm lý học lâm sàng (epsy146) (Trang 48 - 52)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(64 trang)