Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Thị Minh Tâm. (2013).Tiếp cận trị liệu Nhận thức - Hành vi phối hợp giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng trong tham vấn tâm lý và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
CÁC KỸ THUẬT HỌC TẬP XÃ HỘI (SOCIAL LEARNING TECHNIQUES)
Các kỹ thuật này có thể áp dụng để can thiệp và thay thế hành vi kém thích nghi thành hành vi thích nghi mới, thay đổi suy nghĩ tự động tiêu cực, tăng động lực và nuôi dưỡng cảm xúc tích cực, cải tạo nguồn cung cấp điều kiện duy trì rối nhiễu.
Kỹ thuật này được áp dụng như một giai đoạn chuẩn bị trước khi bước vào kỹ thuật Giải mẫn cảm hệ thống, có thể can thiệp và điều chỉnh nỗi sợ cốt lõi, các suy nghĩ tiêu cực, hành vi rối nhiễu, điều chỉnh cảm xúc và phản ứng sinh lý, phá vỡ liên kết giữa hành vi rối nhiễu và điều kiện duy trì hành vi rối nhiễu.
Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Thị Minh Tâm. (2013).Tiếp cận trị liệu Nhận thức - Hành vi phối hợp giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng trong tham vấn tâm lý và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
1. XÂY DỰNG DANH MỤC TÌNH HUỐNG
Cùng N trao đổi và lập danh sách các tình huống, sắp xếp theo thứ tự từ ít gây lo lắng nhất đến gây lo lắng nhất. Ví dụ:
Ít lo lắng: Đọc một bài viết về bệnh ung thư với nội dung chung chung.
Lo lắng trung bình: Xem hình ảnh về các triệu chứng bệnh ngoài da . Lo lắng nhiều: Nghe người khác kể về trải nghiệm điều trị ung thư.
Rất lo lắng: Tưởng tượng bản thân phải làm các xét nghiệm y tế.
Cực kỳ lo lắng: Tưởng tượng bản thân nhận được kết quả chẩn đoán mắc bệnh.
2. TƯỞNG TƯỢNG VÀ THƯ GIÃN
Bắt đầu từ tình huống nhẹ nhất, bệnh nhân tưởng tượng và thực hiện các bài tập thư giãn. Khi cảm thấy thoải mái, họ sẽ chuyển sang tình huống tiếp theo.
3. TIẾN TỚI TÌNH HUỐNG ĐÁNG SỢ NHẤT
Sau khi thuần thục với các tình huống nhẹ, bệnh nhân sẽ tưởng tượng tình huống đáng sợ nhất (đứng trên tòa nhà cao) mà không cảm thấy lo âu.
4. TIẾP XÚC THỰC TẾ
Khi đã quen với tưởng tượng, bệnh nhân bắt đầu tiếp xúc với các tình huống thực tế, như đứng trên ban công hoặc tòa nhà thấp, từ đó nâng cao độ cao dần.
CÁC KỸ THUẬT DỰA TRÊN TƯỞNG TƯỢNG (IMAGERY-BASED TECHNIQUES)
Kỹ thuật dựa trên tưởng tượng là một công cụ hữu ích trong Tiếp cận hành vi, đặc biệt hiệu quả với những người đang gặp khó khăn trong việc đối mặt trực tiếp với nỗi sợ hãi , giống như trường hợp của N. Kỹ thuật này cho phép N làm quen với các tình huống gây lo lắng trong một môi trường an toàn và được kiểm soát, từ đó giảm bớt sự sợ hãi và xây dựng sự tự tin .
Nhiệm vụ của nhà trị liệulà chỉ ra kiểu tư duy đang gây ra các cảm xúc tiêu cực cho thân chủ, bằng cáchđưa ra bằng chứng về sự không hợp lý, không có thật trong lối tư duy của thân chủ.
1. NHẬN DIỆN TƯ DUY PHI CHỨC NĂNG (SUY NGHĨ TỰ ĐỘNG TIÊU CỰC) Mục tiêu: Xác định những suy nghĩ tự động, tiêu cực, và phi lý của N khi đối diện với các triệu chứng cơ thể hoặc thông tin liên quan đến bệnh tật. Ví dụ: "Chắc chắn mình bị ung thư máu rồi”, "Việc mình giảm cân nhanh như vậy là dấu hiệu của bệnh nặng”, "Nếu mình bị bệnh, cả gia đình sẽ sụp đổ.”
Cách thực hiện:
Khuyến khích N ghi chép lại những suy nghĩ xuất hiện trong đầu khi cảm thấy lo lắng hoặc sợ hãi.
Sử dụng các câu hỏi gợi mở để giúp N nhận diện những suy nghĩ này, ví dụ:
"Bạn nghĩ gì khi thấy vết bầm tím?”,
"Điều gì khiến bạn lo lắng nhất khi đọc tin tức về bệnh ung thư?”.
Kỹ thuật này hướng dẫn thân chủ thay đổi các kiểu tư duy phi chức năng (suy nghĩ tự động tiêu cực), các nhận thức sai thực tế đang đang góp phần duy trì nỗi sợ hãi và ám ảnh về bệnh tật.
Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Thị Minh Tâm. (2013).Tiếp cận trị liệu Nhận thức - Hành vi phối hợp giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng trong tham vấn tâm lý và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
2. PHẢN ỨNG CẢM XÚC
Mục tiêu: Giúp N nhận biết những cảm xúc tiêu cực (như sợ hãi, lo lắng, buồn bã) xuất hiện cùng với những suy nghĩ phi chức năng.
Cách thực hiện:
Yêu cầu N mô tả cảm xúc của mình khi có những suy nghĩ tiêu cực.
Sử dụng thang điểm cảm xúc để N đánh giá mức độ cường độ của cảm xúc.
Ví dụ: Khi nghĩ "Chắc chắn mình bị ung thư máu rồi", N có thể đo được bản thân cảm thấy rất sợ hãi (9/10 điểm) và tuyệt vọng.
3. PHÂN TÍCH VÀ CHỈ RA SỰ KHÔNG HỢP LÝ Mục tiêu: Cùng N phân tích bằng chứng ủng hộ và phản bác những suy nghĩ phi chức năng, từ đó chỉ ra sự phi lý của chúng.
Cách thực hiện:
Đặt câu hỏi để N đánh giá tính logic của suy nghĩ, ví dụ: "Có bằng chứng nào cho thấy bạn bị ung thư máu?”, "Liệu có nguyên nhân nào khác giải thích cho việc bạn giảm cân không?”, "Có phải tất cả những người giảm cân đều mắc bệnh nặng?”.
Sử dụng sơ đồ tư duy để minh họa mối quan hệ giữa suy nghĩ, cảm xúc và hành vi.
Ví dụ: N có thể nhận ra rằng việc giảm cân có thể do chế độ ăn uống và tập luyện, và không phải ai giảm cân cũng mắc bệnh nặng.
4. THAY ĐỔI KIỂU TƯ DUY
Mục tiêu:Hướng dẫn N thay thế những suy nghĩ phi chức năng bằng những suy nghĩ thực tế, cân bằng, và tích c ực hơn.
Cách thực hiện:
Cùng N tìm kiếm những cách giải thích khác cho các triệu chứng hoặc tình huống.
Khuyến khích N tập trung vào những bằng chứng tích cực và những khả năng lạc quan.
Ví dụ: Thay vì nghĩ "Chắc chắn mình bị ung thư máu rồi”, N có thể nghĩ "Mình đang lo lắng quá mức, cần đi khám để kiểm tra cho chắc chắn”.
5. THỰC HÀNH VÀ CỦNG CỐ TƯ DUY MỚI
Mục tiêu: Giúp N củng cố những suy nghĩ mới thông qua việc thực hành thường xuyên.
Cách thực hiện:
Yêu cầu N ghi chép lại những suy nghĩ mới và lặp lại chúng nhiều lần trong ngày.
Khuyến khích N áp dụng những suy nghĩ mới vào các tình huống thực tế.
Sử dụng các kỹ thuật củng cố tích cực (như khen ngợi, động viên) để N duy trì sự nỗ lực.
6. KẾT QUẢ
Mục tiêu: Giúp N củng cố những suy nghĩ mới thông qua việc thực hành thường xuyên.
Cách thực hiện:
Theo dõi sự thay đổi về tần suất và cường độ của những suy nghĩ tiêu cực.
Đánh giá mức độ lo lắng và sợ hãi của N trước và sau khi áp dụng kỹ thuật.
Quan sát sự thay đổi trong hành vi và cảm xúc của N.
KỸ THUẬT TÁI CẤU TRÚC NHẬN THỨC (COGNITIVE RESTRUCTURING)
Nguyễn Thị Minh Hằng chủ biên. (2023).Giáo trình tâm lý học lâm sàng . Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.
Lê Thị Minh Tâm. (2013).Tiếp cận trị liệu Nhận thức - Hành vi phối hợp giữa lý thuyết và thực hành, áp dụng trong tham vấn tâm lý và hỗ trợ sức khỏe tinh thần. Nhà xuất bản Đại học Quốc gia Hà Nội.