Chương 1: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG TRUNG HỌC PHỔ THÔNG THEO TIẾP CẬN TQM
2.3. Thực trạng quản lý chất lượng dạy học các trường THPT tỉnh Bình Định
2.3.3. Đánh giá chung về thực trạng QLCL dạy học ở trường THPT
Căn cứ thực trạng dạy học THPT qua các tài liệu của Bộ GD&ĐT; kết quả khảo sát thực trạng QLCL dạy học tại Bình Định và có xem xét, đối chiếu với các tỉnh Quãng Ngãi, Khánh Hòa; xin đánh giá chung về những mặt mạnh, mặt yếu và những thuận lợi, khó khăn như sau:
2.3.3.1. Mặt mạnh
a. Về chất lượng đầu vào dạy học
Đội ngũ GV đã có bước phát triển về số lượng; tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn và trên chuẩn tương đối cao; số giáo viên dạy giỏi cấp tỉnh được tăng dần. Năng lực của một bộ phận GV đã tiếp cận được yêu cầu đổi mới phương pháp dạy học.
Cơ sở vật chất-TBDH mặc dù còn thiếu nhưng đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học; Đến năm học 2011-2012, trên cả nước có khoảng 90% phòng học, 66%
phòng học bộ môn và 71% phòng thiết bị giáo dục đáp ứng tốt yêu cầu phục vụ khai thác, sử dụng và bảo quản TBDH theo chuẩn quốc gia.
b. Về quản lý quá trình dạy học
Quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học; lập kế hoạch, tổ chức thực hiện kế hoạch tiến hành một cách sát sao, nghiêm túc, thể hiện sự năng động, phù hợp với điều kiện cụ thể của từng nhà trường. Quản lý giảng dạy của GV và học tập của HS đi dần vào nền nếp, ổn định; chú trọng phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi. Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn trong nhà trường, đặc biệt là đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong công tác dự giờ, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch dạy học của giáo viên.
Quản lý đổi mới PPDH đã có những chuyển biến, bước đầu áp dụng một số phương pháp phát huy được tính năng động, tích cực của học sinh; đồng thời tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin vào quá trình dạy và học. Quản lý việc sử dụng
82
và bảo quản TBDH nền nếp hơn, các trường đều có sổ sách theo dõi số lượng và số lượt sử dụng TBDH; nhân viên chuyên trách TBDH đã được bổ sung, bố trí đầy đủ cho các trường để hỗ trợ tốt hơn cho việc dạy và học. Quản lý việc kiểm tra đánh giá kết quả học tập của HS đã có cải tiến, bước đầu thực hiện ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và cấp độ nhận thức: nhận biết – thông hiểu – vận dụng;
nội dung kiểm tra bao quát chương trình, đánh giá phân hóa được trình độ HS.
Các trường THPT đã xây dựng được hệ thống thông tin quản lý dạy học bằng các phần mềm ứng dụng nhằm cung cấp thông tin, dữ liệu cần thiết, kịp thời phục vụ cho hoạt động quản lý dạy học của nhà trường.
c. Về chất lượng kết quả đầu ra dạy học: Kết quả học lực và hạnh kiểm của HS có tiến bộ; tỷ lệ tốt nghiệp THPT đạt khá, giỏi ngày càng tăng; trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận HS được nâng cao.
2.3.3.2. Mặt yếu
a. Về chất lượng đầu vào dạy học
Chương trình dạy học còn coi nhẹ kỹ năng thực hành và vận dụng kiến thức;
dạy học phân ban ở THPT vẫn chưa đạt yêu cầu mục tiêu đề ra. Chương trình hiện nay về cơ bản vẫn tiếp cận theo hướng nội dung (theo khối lượng kiến thức); chưa liên kết, thống nhất và vận dụng tổng hợp các kiến thức, kỹ năng thành năng lực hành động, năng lực thực hiện gắn với yêu cầu trong cuộc sống.
Quản lý phát triển đội ngũ GV: cơ cấu đội ngũ GV chưa đồng bộ; chất lượng đội ngũ chưa tương xứng với tỷ lệ giáo viên đạt chuẩn đào tạo; năng lực chuyên môn của một bộ phận GV chưa theo kịp yêu cầu đổi mới giáo dục, thiếu động lực tự học và tự đổi mới, nhất là các giáo viên ở vùng trung du, miền núi.
Quản lý chất lượng đầu vào của HS: Trình độ đầu vào của HS ở các huyện trung du và miền núi, các trường tư thục còn thấp, có sự chênh lệch khá rõ về học lực của các đối tượng này so với học sinh ở thành phố và các huyện đồng bằng.
Quản lý xây dựng cơ sở vật chất: trang thiết bị dạy học ở trường THPT nhìn chung còn thiếu và lạc hậu, chưa đáp ứng quy mô phát triển học sinh và yêu cầu nâng cao chất lượng dạy học. Nhiều trường THPT ở nông thôn, vùng sâu, vùng xa hệ thống thư viện còn nghèo nàn, chưa có đủ phòng học bộ môn để dạy học.
b. Về quản lý quá trình dạy học
Quản lý đổi mới PPDH ở các trường THPT chưa có sự tổ chức triển khai một cách hệ thống. Việc tổ chức bồi dưỡng GV nghiên cứu, tìm hiểu về các phương pháp,
83
kỹ thuật dạy học tích cực và vận dụng vào trong thực tế giờ dạy vẫn còn hạn chế.
Phương pháp dạy học về cơ bản vẫn là cách dạy truyền thụ một chiều, không phát huy được tư duy phê phán, tư duy sáng tạo của học sinh. Việc ứng dụng CNTT trong dạy học chưa được nhiều, chưa linh hoạt; khả năng thiết kế bài giảng điện tử của giáo viên còn hạn chế.
Trong quản lý sử dụng và bảo quản thiết bị dạy học vẫn còn nhiều bất cập, hiệu quả sử dụng chưa cao. Quy trình quản lý thiết bị dạy học để phục vụ cho hoạt động dạy và học chưa được tổ chức một cách khoa học, thuận lợi cho người sử dụng.
Quản lý việc kiểm tra đánh giá học sinh chậm được đổi mới, không kích thích được hứng thú học tập và đảm bảo được độ tin cậy cao; tạo ra tâm lý dạy và học để đối phó với thi cử, gây căng thẳng cho người học, người dạy và xã hội. Việc chỉ đạo cải tiến ra đề kiểm tra theo chuẩn kiến thức, kỹ năng và cấp độ nhận thức;
giáo viên vẫn còn hạn chế về kỹ năng xây dựng nội dung ma trận theo cách thức này. Đánh giá kết quả học tập của học sinh chủ yếu chỉ chú trọng vào kết quả đầu ra, mà coi nhẹ đánh giá trong quá trình học tập.
Trong quản lý dạy học, hoạt động giảng dạy của GV chưa áp dụng quy trình dạy học theo tiếp cận chuẩn quốc tế ; phần lớn giáo viên chưa có kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, kỹ năng thiết kế bài dạy (giáo án) theo các phương pháp mới về dạy học tích cực; nhà trường chưa có cơ chế khuyến khích, tạo động lực cho giáo viên tự học, tự nghiên cứu để nâng cao trình độ chuyên môn, nghiệp vụ. Hoạt động học tập của HS, chưa hình thành được quy trình, kỹ năng học tập một cách rõ ràng, có hệ thống ; việc bồi dưỡng phương pháp, kỹ năng tự học cho học sinh chưa được coi trọng đúng mức.
c. Về chất lượng kết quả đầu ra dạy học
Chất lượng dạy học vẫn còn thấp so với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội. Kiến thức cơ bản về xã hội, kỹ năng thực hành và việc vận dụng kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của đa số học sinh THPT còn yếu. Học sinh chưa có sự chuẩn bị đầy đủ về năng lực, phẩm chất để thích ứng khi đi vào cuộc sống lao động trong xã hội.
2.3.3.3. Những thuận lợi (Thời cơ)
Các trường THPT được sự hỗ trợ tích cực các dự án, đề án từ Bộ GD&ĐT như:
Dự án hỗ trợ đổi mới quản lý giáo dục (SREM); Dự án Việt-Bỉ về PPDH tích cực và nghiên cứu khoa học sư phạm; Chương trình bồi dưỡng hiệu trưởng trường phổ thông theo hình thức liên kết Việt Nam – Singapore; Dự án mô hình trường ho ̣c mới; Trường
84
học đổi mới đồng bộ PPDH và kiểm tra đánh giá học sinh. Các dự án này đã giúp cho việc đổi mới dạy học có kết quả và nâng cao hiệu quả quản lý của nhà trường.
Sở GD&ĐT đã quan tâm chỉ đạo, kiểm tra, hướng dẫn kịp thời đối với việc dạy học các trường THPT, như triển khai các văn bản pháp quy có liên quan về giáo dục THPT; tổ chức thực hiện nội dung chương trình dạy học giúp các trường hoàn thành tốt nhiệm vụ năm học.
Công tác xã hội hoá giáo dục bước đầu đã huy động sự đóng góp về nhân lực, vật lực, tài lực của cá nhân và cộng đồng xã hội tham gia vào các hoạt động giáo dục, giúp cho nhà trường THPT có điều kiện phát triển.
2.3.3.4. Những khó khăn (Thách thức)
Các chế độ chính sách đối với giáo viên chưa thỏa đáng, đặc biệt là chính sách của về tiền lương của giáo viên THPT hiện nay còn thấp so với mặt bằng chung thu nhập của xã hội, không đảm bảo mức sống hợp lý cho bản thân giáo viên và gia đình nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dạy học.
Nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường vẫn còn hạn chế. Công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm, chưa thu hút được đông đảo các thành phần tham gia đầu tư phát triển nhà trường.
Các tệ nạn xã hội đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục gây tác động xấu đến việc giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh. Văn hóa học đường và đạo đức của một bộ phận học sinh có những biểu hiện lệch lạc và suy thoái.
2.3.3.5. Nguyên nhân của những hạn chế, yếu kém trong quản lý dạy học
Qua phân tích kết quả khảo sát thực trạng, có thể làm rõ các nguyên nhân chủ yếu của những hạn chế, yếu kém trong quản lý dạy học ở trường THPT là :
- Các trường THPT chưa hoạch định được một chiến lược chất lượng để định hướng lâu dài cho sự phát triển chất lượng của nhà trường.
- Hệ thống QLCL dạy học với các quy trình thực hiện, các tiêu chí đánh giá chất lượng trong quá trình dạy và học đều chưa được xây dựng.
- Môi trường văn hóa chất lượng, tổ chức hợp tác làm việc theo nhóm/đội, công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê chưa được hình thành trong nhà trường - Trong nhà trường, chủ thể QLCL dạy học vẫn được coi là của hiệu trưởng, vai trò tự quản lý chất lượng của chính GV và HS chưa được coi trọng đúng mức.
- Việc đánh giá chất lượng dạy học còn nặng về thanh tra, kiểm tra của cấp trên, chưa chú trọng việc tự kiểm tra, tự đánh giá chất lượng của nhà trường.
85
Bảng 2.21: Đánh giá thực trạng QLCL dạy học THPT theo SWOT
MẶT MẠNH (S) MẶT YẾU (W)
* Về chất lượng đầu vào :
- Đội ngũ GV đã có bước phát triển về số lượng, trình độ đào tạo được nâng lên.
CSVC mặc dù còn thiếu nhưng đã đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy và học.
* Về quản lý quá trình dạy học :
- Nhà trường quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học; chú trọng phụ đạo học sinh yếu kém, bồi dưỡng học sinh giỏi.
Tăng cường quản lý hoạt động chuyên môn, đổi mới sinh hoạt tổ chuyên môn trong dự giờ, rút kinh nghiệm và xây dựng kế hoạch dạy học.
- Quản lý đổi mới PPDH bước đầu đã áp dụng một số phương pháp và kỹ thuật dạy học tích cực; tăng cường ứng dụng CNTT vào quá trình dạy và học. Quản lý khai thác sử dụng, bảo quản TBDH có nề nếp hơn.
Kiểm tra đánh giá đã thực hiện việc ra đề với ma trận theo chuẩn kiến thức, kĩ năng và cấp độ nhận thức.
- Bước đầu đã xây dựng được hệ thống thông tin phục vụ cho quản lý dạy và học.
* Về chất lượng đầu ra: Chất lượng về học lực và hạnh kiểm của HS có tiến bộ; trình độ hiểu biết, năng lực tiếp cận tri thức mới của một bộ phận HS được nâng cao.
* Về chất lượng đầu vào :
- Chương trình dạy học còn nặng về nội dung kiến thức, chưa tiếp cận theo năng lực thực hiện. Dạy học phân ban chưa đạt mục tiêu đề ra.
- Năng lực chuyên môn của một bộ phận GV chưa theo kịp yêu cầu đổi mới. Trình độ đầu vào của HS ở vùng trung du, miền núi còn thấp. Quản lý xây dựng CSVC : nhiều trường có thư viện, phòng học bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu dạy học.
* Về quản lý quá trình dạy học :
- Quản lý đổi mới PPDH còn hạn chế, chưa phát huy được tính tích cực, tư duy sáng tạo của HS. Quản lý sử dụng TBDH hiệu quả chưa cao. Quản lý kiểm tra đánh giá HS với cách thức chậm đổi mới, còn thiếu thực chất; đánh giá chỉ chú trọng ở kết quả đầu ra, mà coi nhẹ quá trình học tập.
- Quản lý hoạt động dạy và học : Kỹ năng xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài học của GV theo hướng dạy học tích cực còn yếu. Việc bồi dưỡng kỹ năng học tập của HS chưa được chú trọng.
* Về chất lượng đầu ra: Chất lượng dạy học còn thấp so với yêu cầu phát triển KT- XH. Kỹ năng thực hành và việc vận dụng kiến thức vào cuộc sống của HS còn yếu.
THUẬN LỢI (O) KHÓ KHĂN (T)
- Các trường THPT được sự hỗ trợ tích cực của các dự án, đề án từ Bộ GD&ĐT; Các dự án, đề án này đã giúp cho việc đổi mới dạy học và nâng cao hiệu quả quản lý, điều hành của trường THPT.
- Sở GD&ĐT rất quan tâm tổ chức bồi dưỡng năng lực quản lý, năng lực chuyên môn cho CBQL và đội ngũ GV; đã có sự chỉ đạo, hướng dẫn kịp thời đối với hoạt động dạy học ở các trường THPT,
- Công tác xã hội hoá giáo dục bước đầu đã huy động được một phần đóng góp các nguồn lực của cộng đồng xã hội và cá nhân.
- Chính sách về tiền lương của giáo viên chưa thỏa đáng, không đảm bảo mức sống hợp lý cho gia đình nên có ảnh hưởng nhất định đến chất lượng dạy học.
- Nguồn lực đầu tư để nâng cao chất lượng dạy học trong nhà trường vẫn còn hạn chế.
Kết quả thực hiện công tác xã hội hóa giáo dục còn chậm.
- Những tệ nạn của xã hội đã ảnh hưởng đến môi trường giáo dục, gây tác động xấu đến việc giáo dục đạo đức, lối sống của học sinh.
86