Chương 3 BIỆN PHÁP QUẢN LÝ CHẤT LƯỢNG DẠY HỌC Ở TRƯỜNG
3.4. Thử nghiệm biện pháp về quản lý chất lƣợng hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Tin học
3.4.2. Tổ chức thử nghiệm
3.4.2.1. Mục đích, nội dung thử nghiệm
a. Mục đích thử nghiệm: Kiểm chứng tính khả thi và hiệu quả của nhóm biện pháp về QLCL hoạt động giảng dạy của giáo viên môn Tin học 11 theo quy trình dạy học đã đề xuất.
b. Nội dung thử nghiệm
- Thử nghiệm thực hiện Kế hoạch dạy học môn Tin học 11 đã xây dựng để biên soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án) cho từng bài học cụ thể.
- Thử nghiệm tổ chức dạy học theo Kế hoạch bài dạy (giáo án) đã biên soạn theo tiến độ phân phối chương trình môn Tin học 11.
3.4.2.2. Phạm vi, đối tượng, thời gian thử nghiệm
a. Phạm vi thử nghiệm: Do hạn chế về thời gian và khả năng thực tế của Luận án, nên tác giả lựa chọn và tiến hành thử nghiệm tại 3 trường THPT tại Thành phố Quy Nhơn, tỉnh Bình Định đại diện cho các loại trường có chất lượng học tập đầu vào của học sinh theo 3 mức: cao, trung bình, thấp của tỉnh để làm mẫu thử nghiệm. Gồm các trường: THPT Quốc Học Quy Nhơn, THPT Trưng Vương Quy Nhơn, THPT Nguyễn Thái Học Quy Nhơn; Mỗi trường chọn 1 lớp trong khối 11 để thử nghiệm.
b. Đối tượng thử nghiệm: Giáo viên môn Tin học và học sinh của 3 lớp được chọn tai các trường thử nghiệm, gồm các lớp: Lớp 11A1, Trường THPT Quốc Học;
Lớp 11A1, Trường THPT Trưng Vương; Lớp 11A1, Trường THPT Nguyễn Thái Học.
c. Thời gian thử nghiệm: Năm học 2011-2012 ( từ tháng 8/2011- 5/2012).
3.4.2.3. Tiến trình triển khai thử nghiệm
Tiến trình triển khai thử nghiệm được thực hiện theo các bước sau:
Bước 1- Chuẩn bị thử nghiệm
- Làm việc với BGH nhà trường thống nhất lựa chọn lớp tổ chức thử nghiệm và các nội dung cụ thể về quá trình triển khai thử nghiệm trong năm học.
- Trao đổi, tư vấn, tạo sự am hiểu kỹ cho giáo viên Tin học của lớp về kỹ năng xây dựng Quy trình dạy học tiếp cận chuẩn quốc tế; về Hồ sơ dạy học môn Tin học lớp 11 đã được tác giả xây dựng.
149
- Khảo sát thực trạng về đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất- thiết bị dạy học của nhà trường để dạy học môn Tin học.
- Thiết kế các mẫu phiếu khảo sát ý kiến của học sinh sau mỗi bài học; phiếu đánh giá giờ dạy; phiếu đánh giá chất lượng, hiệu quả áp dụng quy trình dạy học.
Bước 2- Tiến hành thử nghiệm
- Tư vấn và phối hợp cùng với giáo viên Tin học biên soạn Kế hoạch bài dạy (giáo án) cho phù hợp với đối tượng học sinh của từng lớp thử nghiệm.
- Giáo viên tổ chức dạy học trên lớp theo Kế hoạch bài dạy đã lập; Lấy ý kiến phản hồi của học sinh sau mỗi bài dạy.
- Tổ chức thao giảng bài dạy, mỗi học kỳ 2 tiết.
Bước 3- Lấy ý kiến đánh giá kết quả thử nghiệm
- Thu thập thông tin đánh giá của đội ngũ GV trong Tổ chuyên môn và lãnh đạo nhà trường dự giờ thao giảng của GV dạy thử nghiệm về các bài dạy thao giảng.
- Thu thập thông tin phản hồi từ học sinh tham gia học tập các lớp thử nghiệm về kết quả tiếp thu bài dạy.
- Thu thập thông tin đánh giá chất lượng thực hiện Quy trình dạy học môn Tin học 11 đã đề xuất. Khảo sát ý kiến của đội ngũ giáo viên Tổ Toán-Tin và lãnh đạo của 3 trường tổ chức thử nghiệm.
3.4.2.4. Đánh giá kết quả thử nghiệm
a. Tình hình về điều kiện dạy học môn Tin học của 3 trường thử nghiệm Qua khảo sát, tìm hiểu các trường THPT tham gia thử nghiệm có đội ngũ giáo viên và cơ sở vật chất phục vụ cho dạy học môn Tin học như sau:
- Trường THPT Quốc học có 3 phòng máy tính để thực hành với 87 máy đang sử dụng và 4 Projector; Đội ngũ giáo viên Tổ Toán-Tin có 16 người (có 6 giáo viên đạt trên chuẩn), trong đó GV Tin học có 4 người trình độ đều đạt chuẩn.
- Trường THPT Trưng Vương có 3 phòng máy tính để thực hành với 76 máy đang sử dụng và 4 Projector; Đội ngũ giáo viên Tổ Toán-Tin có 16 người (có 3 giáo viên đạt trên chuẩn), trong đó giáo viên Tin học có 5 người trình độ đều đạt chuẩn.
- Trường THPT Nguyễn Thái Học có 2 phòng máy tính để thực hành với 55 máy đang sử dụng và 3 Projector; Đội ngũ giáo viên Tổ Toán-Tin có 11 người, trong đó giáo viên Tin học có 3 người trình độ đều đạt chuẩn.
150
b. Đánh giá về giờ dạy thao giảng của GV dạy thử nghiệm
Sau khi thảo luận thống nhất với BGH nhà trường, tác giả đề xuất tổ chức cho giáo viên dạy thử nghiệm thao giảng mỗi học kỳ một bài học. Các bài được chọn dạy thao giảng như sau:
- Học kỳ 1: Bài 10- Cấu trúc lặp (3 tiết)
- Học kỳ 2: Bài 17- Chương trình con và phân loại (2 tiết)
Thành phần tham gia dự giờ thao giảng là tập thể đội ngũ giáo viên trong Tổ Toán -Tin và Ban Giám hiệu nhà trường. Trong mỗi bài thao giảng, Trường Quốc học có 16 người tham dự; Trường Trưng Vương có 15 người tham dự; Trường Nguyễn Thái Học có 13 người tham dự. Phiếu dự giờ và đánh giá xếp loại giờ dạy được thể hiện tại Phụ lục 4a.
Sau khi tổng hợp các phiếu dự giờ, chúng tôi sử dụng thống kê toán học để xử lý tính toán điểm trung bình về xếp loại giờ dạy. Cách tính điểm dựa theo quy định: Giỏi (4 điểm); Khá (3 điểm); Trung bình (2 điểm); Yếu (1 điểm). Kết quả đánh giá giờ dạy của từng trường được tổng hợp qua bảng sau:
Bảng 3.2: Tổng hợp đánh giá giờ dạy của giáo viên dạy thao giảng
TT TRƯỜNG THPT
XẾP LOẠI GIỜ DẠY (%) Giỏi ĐTB
(4)
Khá (3)
TB (2)
Yếu (1)
1 Quốc học Quy Nhơn 75 25 3,75
2 Trưng Vương 63,3 36,7 3,63
3 Nguyễn Thái Học Quy Nhơn 38,5 61,5 3,38
Kết quả giờ dạy của các giáo viên thử nghiệm đều được đánh giá trên mức khá (từ 3,38 điểm trở lên); trong đó, giờ dạy của giáo viên Quốc học và Trưng Vương có tỷ lệ xếp loại giỏi được đánh giá cao.
c. Thông tin ý kiến của học sinh về bài dạy và kết quả học tập
Sau mỗi bài giảng trên lớp, giáo viên dạy thử nghiệm đã tiến hành thu thập thông tin phản hồi ý kiến của học sinh để có kế hoạch điều chỉnh, cải tiến bài dạy của mình đáp ứng với yêu cầu mong muốn của học sinh.
Sau đây là tổng hợp ý kiến theo Phụ lục 4b phản hồi của 155 học sinh trong 3 lớp thử nghiệm tham gia học tập 2 bài thao giảng của GV Tin học. Cách tính điểm dựa theo quy định về các mức độ: Đồng ý (3 điểm); Trung lập (2 điểm); Không đồng ý (1 điểm). Kết quả tổng hợp các ý kiến của HS được thể hiện qua bảng sau:
151
Bảng 3.3: Tổng hợp ý kiến học sinh về giờ dạy của giáo viên
TT NỘI DUNG MỨC ĐỘ ĐỒNG Ý (%)
Đồng ĐTB ý
Trung lập
Không đồng ý 1 Bài giảng kích thích em tích cực trả lời câu hỏi
hoặc tham gia thảo luận trong giờ học. 56,1 34,8 9,1 2,47 2 Bài giảng gây hứng thú, giúp em chăm chú lắng
nghe và tập trung cho học tập. 78 16,1 5,9 2,72
3 Bài giảng và bài tập đã kích thích em học tập khám phá, sáng tạo; giúp em có cách giải bài tập mới hay câu trả lời có ý tưởng mới.
44,5 48,3 7,2 2,37
4 Em đã hiểu bài, nắm vững được trọng tâm bài học; vận dụng được kiến thức bài học để hoàn thành các nhiệm vụ học tập.
75,5 20 4,5 2,71
Qua bảng trên cho thấy bài giảng được thiết kế theo quy trình dạy học đề xuất đã gây hứng thú và kích thích được tính tích cực chủ động của học sinh, giúp các em học tập một cách khám phá, sáng tạo. Kết quả dạy học, đa số HS hiểu được bài và biết vận dụng kiến thức để giải quyết các bài tập và ứng ứng trong thực tế.
Kết quả học tập môn Tin học 11 của học sinh 3 lớp thử nghiệm đã có nhiều tiến bộ so với các lớp khác, điều này được thể hiện qua bảng kết quả học tập năm học 2011-2012 của từng trường như sau:
Bảng 3.4: Thống kê kết quả học tập môn Tin học năm học 2011-2012 của học sinh Trường
THPT Lớp Sĩ số
Học kỳ 1 Tổng kết năm học
Giỏi Khá TB Yếu Giỏi Khá TB Yếu Quốc
học 11A1 46 13 28,3%
31 67,4%
02 4,3%
20 43,5%
24 52,1%
02 4,6%
Trưng
Vương 11A1 55 17 30,9%
28 50,9%
10 18,2%
13 23,6%
32 58,2%
10 18,2%
Nguyễn
Thái Học 11A1 54 03 5,6%
22 40,7%
27 50%
02 3,7%
01 1,85%
25 46,3%
27 50%
01 1,85%
d. Đánh giá về chất lượng thực hiện Quy trình dạy học môn Tin học 11 Sau khi tổ chức thử nghiệm năm học 2011-2012, chúng tôi đã gửi Hồ sơ dạy học môn Tin học lớp 11 đến giáo viên Tổ Toán-Tin và BGH của 3 trường THPT.
Cụ thể gồm: Quốc học 19 người, Trưng Vương 18 người, Nguyễn Thái Học 13 người để khảo sát ý kiến về chất lượng thực hiện Quy trình dạy học môn Tin học 11 đã đề xuất. Kết quả khảo sát ý kiến đánh giá, thu về 50 phiếu theo Phụ lục 4c và được xử lý tổng hợp trong bảng sau:
152
Bảng 3.5: Tổng hợp ý kiến đánh giá chất lượng thực hiện Quy trình dạy học
TT CÁC GIAI ĐOẠN
MỨC ĐỘ THỰC HIỆN (%) Tốt ĐTB
(4)
Khá (3)
TB (2)
Yếu (1)
1 Giai đoạn Chuẩn bị 76 24 3,76
2 Giai đoạn Thực thi 52 42 6 3,46
3 Giai đoạn Đánh giá, cải tiến 36 54 10 3,26
Qua bảng trên cho thấy khâu Chuẩn bị đã được đánh giá rất tốt (3,76 điểm);
khâu Thực thi được đánh giá tốt (tỷ lệ 52%) và khâu Đánh giá, cải tiến chỉ ở mức khá (3,26 điểm) do việc thu thập thông tin và nghiên cứu tài liệu để lập hồ sơ điều chỉnh, cải tiến và đề xuất các biện pháp cải tiến chưa được chuẩn bị kỹ.
Từ kết quả thu được qua khảo sát ý kiến đánh giá chất lượng thực hiện Quy trình dạy học môn Tin học 11, cho phép kết luận nhóm biện pháp đề xuất về QLCL hoạt động giảng dạy của giáo viên có thể áp dụng vào thực tế để góp phần nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt động dạy học ở các trường THPT.
153
KẾT LUẬN CHƯƠNG 3
1- Để có cơ sở xây dựng các biện pháp quản lý chất lượng dạy học có tính hiệu quả, khả thi, phải dựa vào các nguyên tắc cơ bản như: Đảm bảo tính lý luận;
Đảm bảo tính thực tiễn; Đảm bảo tính hệ thống; Đảm bảo tính kế thừa; Đảm bảo tính khả thi.
2- Các nhóm biện pháp QLCL dạy học trường THPT theo tiếp cận TQM được đề xuất bao gồm các vấn đề: Lập kế hoạch chiến lược trường THPT áp dụng TQM; Xây dựng hệ thống QLCL dạy học với các nhóm yếu tố đầu vào, quá trình, đầu ra được quản lý theo các quy trình và chuẩn chất lượng được thiết lập; Hình thành môi trường văn hóa chất lượng, làm việc theo nhóm, hệ thống thông tin, công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê để thực thi TQM ; Tổ chức thực hiện hệ thống QLCL dạy học.
3. Với nhóm biện pháp: Xây dựng hệ thống QLCL dạy học, hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng đã xây dựng được 4 quy trình, hoạt động giảng dạy của giáo viên theo một quy trình, hoạt động học tập của học sinh theo một quy trình;
Thiết lập được chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động quản lý của hiệu trưởng với 35 tiêu chí, chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động giảng dạy của giáo viên với 20 tiêu chí, chuẩn đánh giá chất lượng hoạt động học tập của học sinh với 14 tiêu chí.
4- Luận án đã tiến hành khảo nghiệm 4 nhóm biện pháp đề xuất qua trưng cầu ý kiến của 200 chuyên gia, các ý kiến đều cho rằng các nhóm biện pháp đều có tính cấp thiết và tính khả thi cao; có thể áp dụng vào thực tế để thực hiện quản lý chất lượng dạy học ở các trường THPT.
5- Luận án đã tổ chức thử nghiệm nhóm biện pháp QLCL hoạt động giảng dạy của giáo viên, cụ thể thử nghiệm thực hiện Quy trình dạy học môn Tin học 11 do tác giả xây dựng. Kết quả thử nghiệm trong năm học 2011-2012 tại 3 trường THPT đã thu thập được ý kiến đánh giá của tập thể GV về chất lượng thực hiện quy trình dạy học là rất tốt; kết quả học tập của học sinh qua thống kê xếp loại của học kỳ 1 và cuối năm đã có nhiều tiến bộ.
154
KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
* KẾT LUẬN
Qua kết quả nghiên cứu của luận án, cho phép rút ra một số kết luận:
1- Về lý luận
Trên cơ sở hệ thống hóa tài liệu, luận án đã làm sáng tỏ các vấn đề cơ sở lý luận về QLCL dạy học như sau:
- Hệ thống hóa những vấn đề lý luận cơ bản về dạy học và nêu được đặc trưng dạy học ở trường THPT; hình thành khái niệm chất lượng dạy học và quản lý chất lượng dạy học. Hệ thống hóa một số vấn đề cơ bản về mô hình TQM; cụ thể hóa việc vận dụng TQM trong trường THPT và đề xuất được một mô hình TQM trong nhà trường THPT.
- Đã làm rõ các quan điểm QLCL dạy học theo tiếp cận triết lý TQM, các quan điểm này được quán triệt trong việc xác định hệ thống QLCL dạy học trường THPT gồm 3 nhóm yếu tố: đầu vào, quá trình, đầu ra với hoạt động của 3 chủ thể QLCL (hiệu trưởng, giáo viên, học sinh) trong quá trình dạy học.
- Thiết lập được mô hình QLCL dạy học ở trường THPT theo tiếp cận TQM với các thành phần: Hoạch định chiến lược chất lượng nhà trường; Hệ thống QLCL dạy học với đầu vào, quá trình, đầu ra quản lý theo các quy trình và chuẩn chất lượng; Môi trường văn hóa chất lượng, tổ chức nhóm làm việc, hệ thống thông tin, công cụ kiểm soát chất lượng. Mô hình này sẽ góp phần tích cực vào tri thức lý luận trong việc đổi mới quản lý dạy học ở nhà trường THPT.
2- Về thực trạng
- Khái quát được quy mô, chất lượng giáo dục và tình hình QLCL giáo dục phổ thông ở Việt Nam; tình hình phát triển giáo dục THPT tại Bình Định.
- Đánh giá chung về thực trạng QLCL dạy học ở trường THPT với mặt mạnh là: Đội ngũ GV với trình độ đào tạo được nâng lên; Cơ sở vật chất được tăng cường và đáp ứng tốt hơn yêu cầu dạy học. Quản lý tốt việc thực hiện chương trình dạy học; Quản lý đổi mới PPDH có chuyển biến; Quản lý sử dụng TBDH có nền nếp;
Quản lý kiểm tra đánh giá có cải tiến; Bước đầu xây dựng được hệ thống thông tin quản lý dạy học.
155
- Tuy vậy, nhà trường THPT vẫn còn mặt yếu như: Năng lực giáo viên về xây dựng kế hoạch dạy học, thiết kế bài học theo hướng dạy học tích cực còn hạn chế; Cơ sở vật chất còn thiếu, thư viện và phòng học bộ môn chưa đáp ứng yêu cầu dạy học. Quản lý đổi mới PPDH chưa phát huy được tính sáng tạo và tinh thần tự học của HS, ứng dụng CNTT chưa được linh hoạt; Quản lý sử dụng TBDH hiệu quả chưa cao; Kiểm tra đánh giá HS thường tập trung ở kết quả đầu ra, mà coi nhẹ đánh giá quá trình học tập. Chất lượng dạy học còn thấp so với yêu cầu xã hội, kỹ năng thực hành và vận dụng các kiến thức vào thực tiễn cuộc sống của HS còn yếu
- Đánh giá chất lượng dạy học còn nặng về thanh tra, kiểm tra của cấp trên, chưa chú trọng việc tự kiểm tra, tự đánh giá của nhà trường; Chủ thể QLCL dạy học vẫn được coi là của hiệu trưởng, vai trò tự QLCL của chính giáo viên và học sinh chưa được quan tâm đúng mức. Các trường THPT hầu như chưa xây dựng được chiến lược, chính sách chất lượng; các quy trình trong quá trình dạy học và bộ tiêu chí đánh giá chất lượng chưa được thiết lập ; môi trường văn hóa chất lượng, tổ chức hợp tác làm việc theo nhóm/đội, thiết lập công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê gần như chưa được hình thành.
3- Về các biện pháp đề xuất: Luận án đã đề xuất 4 nhóm biện pháp sau:
(1) Lập kế hoạch chiến lược nhà trường áp dụng TQM: Quy trình lập kế hoạch chiến lược; Tổ chức thực hiện và đánh giá điều chỉnh chiến lược.
(2) Xây dựng hệ thống quản lý chất lượng dạy học: Đảm bảo chất lượng các yếu tố Đầu vào; QLCL các yếu tố Quá trình (Quy trình hoạt động quản lý dạy học của hiệu trưởng; Quy trình hoạt động giảng dạy của giáo viên; Quy trình hoạt động học tập của học sinh); Đảm bảo chất lượng kết quả Đầu ra; Thiết lập bộ tiêu chí đánh giá chất lượng quá trình dạy học.
(3) Hình thành văn hóa chất lượng và các công cụ thực thi TQM: Hình thành môi trường văn hóa chất lượng; Tổ chức làm việc theo nhóm; Phát triển hệ thống thông tin quản lý dạy học; Thiết lập công cụ kiểm soát chất lượng bằng thống kê.
(4) Tổ chức thực hiện hệ thống QLCL dạy học : Tổ chức triển khai hệ thống QLCL; Kiểm tra và điều chỉnh hệ thống QLCL.
Khi triển khai các nhóm biện pháp, nhà trường THPT cần tổ chức thực hiện một cách đồng bộ và có hệ thống. Việc tập trung các nguồn lực để thực hiện các nhóm biện pháp một cách mạnh mẽ sẽ tạo nên một sự chuyển biến chất lượng tốt