Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận

Một phần của tài liệu tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình (Trang 25 - 28)

CHƯƠNG 2. CƠ SỞ PHÁP LÝ VỀ TÀI SẢN RIÊNG CỦA VỢ, CHỒNG

2.2. Căn cứ ghi nhận tài sản riêng của vợ, chồng theo thỏa thuận

Hầu hết các quốc gia trên thế giới đều quy định hai cách thức xác lập quan hệ tài sản là theo pháp luật và theo thỏa thuận. Trong trường hợp không có thỏa thuận của vợ, chồng thì việc giải quyết quan hệ tài sản của họ tuân theo pháp luật. Như vậy, chỉ khi không có thỏa thuận của vợ, chồng thì chế độ tài sản của họ mới theo sự điều chỉnh của pháp luật. Thực tế cho thấy, việc qui định như vậy trước hết đảm bảo được quyền tự định đoạt của cá nhân đối với tài sản của mình. Hơn nữa, điều này còn cho phép vợ, chồng có thể tự bảo toàn khối tài sản riêng của mình; giảm, tránh những xung đột về tài sản sau khi ly hôn. Từ đó, góp phần làm giảm chi phí khi ly hôn và giúp Tòa án xác định tài sản riêng, chung dễ dàng và nhanh chóng hơn. Xét về góc độ kinh tế thì vợ, chồng được tự do thỏa thuận chế độ tài sản sẽ giúp họ giảm thiểu các rủi ro trong kinh doanh, do đó tránh được tình trạng gia đình bấp bênh khi cả hai vợ, chồng cùng tham gia các hoạt động kinh doanh có rủi ro cao.

Ở Việt Nam, trong thời kỳ pháp thuộc, luật pháp về dân sự ở Việt Nam mang đậm dấu ấn của Bộ luật dân sự Napoleon. Trong ba bộ dân luật được áp dụng ở ba miền Bắc, Trung, Nam, Bộ dân luật Bắc và Bộ dân luật Trung đã ghi chép những nguyên tắc cơ bản của Bộ luật dân sự Pháp như: quyền tự do lập hôn ước và tính chất không thay đổi của chế độ hôn sản. Tuy nhiện, Bộ dân luật này chỉ dự liệu một chế độ chung để áp dụng cho những vợ, chồng không lập hôn ước, mà không đề xuất những chế độ để vợ chồng có thể thỏa thuận lựa chọn. Thực tế, những quy định này đã được thực hiện ở Việt Nam trong khoảng hai mươi năm.

Trong giai đoạn đất nước bị chia cắt thành hai miền Nam-Bắc, pháp luật về vấn đề này ở hai miền thể hiện những nội dung trái chiều. Luật Hôn nhân và gia đình ngày 29 tháng 12 năm 1959 ở Miền bắc chỉ quy định về một hình thức của chế độ tài sản pháp định (chế độ cộng đồng toàn sản), và vì thế, không có một quy định nào về quyền lập hôn ước của vợ chồng. Trong khi đó, ở Miền nam, ba đạo luật đã được lần lượt ban hành để điều chỉnh các quan hệ dân sự, gia đình (Luật gia đình ngày 02 tháng 1 năm 1959, Luật 15/64 ngày 23 tháng 7 năm 1964 và Bộ dân luật ngày 20 tháng 12 năm 1972), đều thừa nhận quyền tự do lập hôn ước của vợ chồng và chế độ tài sản chung theo luật định chỉ được áp dụng khi vợ chồng không lập hôn ước. Cụ thể, Bộ dân luật năm 1972 quy định “Vợ chồng có thể tự do lập hôn ước tùy ý muốn, miễn không trái với trật tự công cộng và thuần phong mỹ tục”4

Luật pháp chỉ quy định chế độ phu phụ tài sản khi vợ chồng không lập hôn ước”5 Trong thời kỳ thống nhất đất nước, Luật Hôn nhân và gia đình năm 1986 và Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 đều chỉ tập trung quy định về một chế độ tài sản pháp định. Nhà lập pháp không dự liệu bất kỳ một điều khoản nào cho phép vợ chồng lập hôn ước, nhưng cũng không ấn định những quy định cấm. Trong hoàn cảnh đó, chúng ta cho rằng chế độ hôn sản pháp định có hiệu lực áp dụng đối với tất cả các quan hệ hôn nhân hợp pháp, do vậy, mọi thỏa thuận của vợ chồng trái với các quy định của chế độ hôn sản pháp định cần bị tuyên bố là vô hiệu khi có tranh chấp xảy ra.

Tuy nhiên, trong trường hợp xảy ra sự kiện chia tài sản chung của vợ, chồng trong thời kỳ hôn nhân, Nghị định số 70 của Chính phủ ngày 03 tháng 10 năm 2001 quy định chi tiết thi hành Luật hôn nhân và gia đình năm 2000 đã đem đến một yếu tố mới, mà chúng ta thấy có khả năng xuất hiện một chế độ tài sản của vợ chồng khác với chế độ pháp định. Khoản 2 điều 8 Nghị định 70/2001/NĐ-CP quy định

“Thu nhập do lao động, hoạt động sản xuất kinh doanh và những thu nhập hợp

4 Điều 145 Bộ dân luật 1972

5 Điều 144 Bộ dân luật 1972

pháp khác của mỗi bên sau khi chia tài sản chung là tài sản riêng của vợ, chồng, trừ trường hợp vợ chồng có thoả thuận khác”.

Nghiên cứu tình hình xây dựng và phát triển chế độ tài sản vợ chồng theo thỏa thuận trong pháp luật Việt Nam và một số nước trong khu vực cũng như trên thế giới, từ đó tìm hiểu các quy định cụ thể trong lĩnh vực này là việc làm hết sức cần thiết hiện nay.

Từ thực tế triển khai Luật Hôn nhân và gia đình năm 2000 cho thấy chế độ tài sản pháp định không thực sự bảo đảm quyền tự định đoạt của người có tài sản được quy định trong Hiến pháp và Bộ luật Dân sự. Hơn nữa, việc chỉ áp dụng một chế độ hôn sản pháp định cho tất cả các trường hợp không đáp ứng được nhu cầu của một số cặp vợ chồng. Thực tế, có không ít trường hợp người kết hôn có nhiều tài sản riêng có nguồn gốc từ gia đình mình, có con riêng hoặc vì lý do kinh doanh riêng, nên muốn tách riêng tài sản và thỏa thuận về việc đóng góp cho đời sống chung của gia đình.

Một trong những nguyên tắc quan trọng trong định hướng quy định về chế độ hôn sản ước định chính là vợ, chồng có quyền thỏa thuận trước khi kết hôn về việc áp dụng chế độ tài sản trong hôn nhân (quyền lập hôn ước); nếu không có thỏa thuận hoặc thỏa thuận bị Tòa án tuyên bố vô hiệu, chế độ hôn sản pháp định đương nhiên được áp dụng.

Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 ra đời, quy định tài sản mà vợ chồng thỏa thuận là tài sản riêng của mỗi bên theo thỏa thuận về chế độ tài sản được lập trước khi kết hôn là tài sản riêng của mỗi người. Có thể nói, đây là bước đột phá lớn trong việc quy định chế độ tài sản của vợ chồng, đảm bảo phù hợp với nguyên tắc tự thỏa thuận và định đoạt của pháp luật dân sự; đảm bảo phù hợp với tình hình mới trong quan hệ hôn nhân với nhu cầu ngày càng cao trong việc chủ động đầu tư, sản xuất kinh doanh để phát triển tài sản của bản thân và gia đình; và đây cũng được xem là giải pháp hữu hiệu cho việc phân định và bảo vệ tài sản riêng của mỗi bên vợ, chồng trong điều kiện mà khối tài sản có trước hôn nhân của các cặp vợ chồng ngày càng tăng.

Ngoài ra, để đảm bảo giữ vững tính cộng đồng của hôn nhân, để đảm bảo cho lợi ích chung của gia đình, của con cái, Luật Hôn nhân và gia đình năm 2014 từ Điều 47 đến Điều 50 cũng đã đưa ra những nguyên tắc, những điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận. Theo đó, việc thỏa thuận phải được lập bằng văn bản có công chứng hoặc chứng thực trước khi kết hôn. Thỏa thuận này vẫn có thể được thay đổi sau khi kết hôn. Quy định này sẽ làm giảm thiểu sự tranh chấp tài sản sau ly hôn của các

cặp vợ chồng trong tình hình hiện nay. Đồng thời cũng giao cho Tòa án tối cao tiếp tục hoàn thiện các điều kiện có hiệu lực của thỏa thuận.

Một phần của tài liệu tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình (Trang 25 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)