Một số kiến nghị nhằm hoàn thiện về chế độ tài sản riêng cho Luật Hôn nhân và gia đình 2014

Một phần của tài liệu tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình (Trang 39 - 43)

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời đã góp phần xóa bỏ những hạn chế, bất cập mà Luật Hôn nhân và gia đình 2000 đã gặp phải trong quá trình áp dụng.

Ngoài ra, đi cùng với sự phát triển của xã hội cũng như những yêu cầu đòi hỏi của thực tế mà Luật hiện hành chưa đáp ứng được, Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã có những thay đổi, bổ sung những vấn đề mới như đã nêu. Luật chỉ mới được thông qua và chưa có giá trị áp dụng trên thực tế nên vẫn chưa thấy được là sẽ có những vướng mắc gì hay không. Tuy nhiên, qua quá trình tìm hiểu và phân tích người viết có một vài kiến nghị để việc áp dụng chế độ tài sản riêng của vợ, chồng trong thời gian sắp tới sẽ hoàn thiện hơn. Cụ thể:

- Thứ nhất, theo quy định thì nhu cầu thiết yếu còn là những nhu cầu sinh hoạt thông thường khác không thể thiếu cho cuộc sống của mỗi người, mỗi gia đình.

9 Khoản 20 Điều 3 Luật hôn nhân và gia đình 2014.

Theo người viết một số nhu cầu thông thường khác có thể kể đến là nhu cầu về đi lại, thông tin liên lạc, văn hóa, thể thao, giải trí…

- Thứ hai, về vấn đề hạn chế quyền định đoạt tài sản riêng của vợ chồng, Luật có quy định “trong trường hợp vợ, chồng có tài sản riêng mà hoa lợi, lợi tức từ tài sản riêng đó là nguồn sống duy nhất của gia đình thì việc định đoạt tài sản này phải có sự đồng ý của chồng, vợ”. Ở đây chúng ta có thể hiểu hai chữ “ đồng ý

như thế nào? Việc đồng ý chỉ cần thỏa thuận bằng miệng hay bắt buộc phải lập thành văn bản, điều này luật chưa quy định cụ thể. Theo tôi luật nên quy định cụ thể hơn về vấn đề này nhằm tạo cơ sở pháp lý khi áp dụng nếu có xảy ra tranh chấp trên thực tế. Ngoài ra thì như thế nào mới được xem là nguồn sống duy nhất? Hiện tại vẫn chưa có văn bản hướng dẫn cụ thể. Vì vậy cần phải có hướng dẫn cụ thể hơn vấn đề này để việc vận dụng điều luật được thống nhất khi giải quyết vụ việc.

Như vậy, trong quá trình áp dụng Luật hôn nhân và gia đình hiện hành về chế độ tài sản riêng cũng đã không gặp ít những vướng mắc, bất cập. Với thực tế đó Luật Hôn nhân và gia đình 2014 đã góp phần hoàn thiện các vấn đề gặp phải và có những thay đổi tiến bộ, phù hợp hơn với tình hình kinh tế - xã hội hiện nay.

KẾT LUẬN

Gia đình là tế bào của xã hội trong đó quan hệ vợ chồng là quan hệ nền tảng có vai trò quan trọng trong đời sống. Trong quan hệ hôn nhân, yếu tố tình cảm được đặt lên hàng đầu nhưng cũng không thể xem nhẹ yếu tố tài sản. Việc quy định quyền sở hữu tài sản của vợ chồng trong pháp luật hôn nhân và gia đình là điều kiện để nhà nước điều tiết và quản lý các quan hệ xã hội, bảo đảm các mục tiêu xây dựng và phát triển xã hội vững mạnh, công bằng, dân chủ, văn minh. Trong đó, quyền có tài sản riêng là quyền cơ bản của con người đã được Nhà nước công nhận, đảm bảo.

Những quy định về việc ghi nhận vợ chồng có quyền có tài sản riêng chính là sự tôn trọng quyền sở hữu cá nhân của công dân nói chung và vợ chồng nói riêng đã được ghi nhận trong Hiến pháp và Bộ luật dân sự. Đây cũng là thể hiện tôn trọng sự độc lập của vợ chồng trong việc tham gia vào các quan hệ xã hội khác ngoài quan hệ hôn nhân gia đình, đặc biệt là trong việc tham gia các giao dịch dân sự hoặc kinh tế, nhất là trong thời kỳ kinh tế thị trường như hiện nay; còn là sự tôn trọng quyền tự định đoạt về tài sản của chủ sở hữu trong pháp luật dân sự. Sự qui định này là một điều cần thiết để bảo vệ quyền lợi của mỗi cá nhân đồng thời là cơ sở giải quyết những tranh chấp có thể xảy ra trong thực tế, đảm bảo xây dựng mối quan hệ hôn nhân vợ chồng bình đẳng, tự do, tự nguyện.

Chế độ tài sản riêng theo Luật Hôn nhân và gia đình 2000 cũng đã được quy định khá cụ thể tuy nhiên vẫn còn một vài vướng mắc, hạn chế trong quá trình áp dụng vì một số vấn đề vẫn chưa có văn bản áp dụng, giải thích cụ thể. Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời đã xóa bỏ những bất cập, vướng mắc đó và đưa ra những quy định mới phù hợp với yêu cầu thực tế đòi hỏi.

Việc quy định vợ, chồng có tài sản riêng không làm ảnh hưởng đến tính chất của quan hệ hôn nhân và cũng không làm ảnh hưởng tới hạnh phúc gia đình mà để nhằm đảm bảo cho mỗi bên vợ, chồng có thể thực hiện các nghĩa vụ về tài sản một cách độc lập, không phụ thuộc vào ý chí của bên kia.

Với việc ghi nhận quyền có tài sản riêng của vợ chồng pháp luật nước ta cũng đã thể hiện sâu sắc quan điểm của Đảng, Nhà nước và toàn xã hội về vai trò, vị trí của người phụ nữ trong xã hội, khẳng định một cách nhất quán trong việc tiếp cận về bình đẳng giới xét cả về mặt lý luận và thực tiễn của việc ghi nhận của pháp luật trong cuộc sống.

Ngoài ra, qua quá trình nghiên cứu cũng đã giúp cho người viết hiểu sâu và rõ hơn về những quy định của pháp luật về chế độ tài sản riêng của vợ, chồng. Thấy

được sự cần thiết và quan trọng của chế độ tài sản riêng trong cuộc sống của mỗi người chúng ta đặc biệt là trong đời sống hôn nhân.

Luật Hôn nhân và gia đình 2014 ra đời và sẽ có hiệu lực thi hành trong thời gian sắp tới. Với những hạn chế, bất cập mà luật đã khắc phục được cùng với những đổi mới cho phù hợp với tình hình thực tế hiện nay sẽ giúp cho quá trình áp dụng thực tiễn để giải quyết vấn đề được tốt hơn.

Một phần của tài liệu tài sản riêng của vợ, chồng theo luật hôn nhân và gia đình (Trang 39 - 43)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(44 trang)