Cơ sở lý thuyết của đề tài 8 1. Mô hình lý thuyết

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2022 (Trang 21 - 27)

Hiện nay, có hai mô hình cổ điển được sử dụng nhằm giải thích mối quan hệ giữa thái độ và hành vi trong hành động của con người, chúng được thực hiện như sau:

(1) Lý thuyết hành vi hợp lý (Theory of Reasoned Action - TRA)

Học thuyết hành động hợp lý (TRA) đã được phát triển bởi hai nhà tâm lý học Martin Fishbein và Icek Ajzen vào năm 1967. Sau đó đã được sửa đổi và mở rộng bởi Ajzen và Fishbein (1975). Được xem là học thuyết tiên phong trong lĩnh vực nghiên cứu tâm lý xã hội.

Theo lý thuyết này, các cá nhân có cơ sở và động lực trong quá trình đưa ra quyết định của họ và một sự lựa chọn hợp lý giữa các giải pháp. Theo Ajzen và Fishbein (1975), ý định hành vi được xem là tiền đề trực tiếp dẫn đến hành vi và ý định được xác định bởi thái độ của cá nhân đối với hành vi đó, cùng với ảnh hưởng của các chuẩn mực chủ quan xung quanh việc thực hiện các hành vi đó. Mục đích chính của TRA là tìm hiểu hành vi tự nguyện của một cá nhân bằng cách kiểm tra động lực cơ bản tiềm ẩn của cá nhân đó để thực hiện một hành động. TRA cho rằng ý định thực hiện hành vi của một người là yếu tố dự đoán chính về việc họ có thực sự thực hiện hành vi đó hay không.

Ngoài ra, các quy tắc xã hội cũng góp phần vào việc người đó có thực sự thực hiện hành vi hay không. Ý định hành vi rất quan trọng đối với lý thuyết TRA bởi vì những ý định này chịu sự chi phối của hai nhân tố: Thái độ của một người về hành vi và chuẩn chủ quan liên quan đến hành vi.

Hình 1.1: Mô hình Lý thuyết hành vi hợp lý (TRA) (Ajzen và Fishbein, 1975)

 Hành vi là những hành động có thể quan sát được của đối tượng.

 Ý định hành vi đo lường khả năng chủ quan của chủ thể để thực hiện một hành vi.

 Thái độ đối với hành vi, thể hiện nhận thức tích cực hoặc tiêu cực của một cá nhân về việc thực hiện một hành vi.

 Chuẩn chủ quan được định nghĩa là nhận thức của một cá nhân, rằng hành vi nên hoặc không nên được thực hiện.

(2) Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory Of Planned Behavior - TPB)

Thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) là một lý thuyết được phát triển từ lý thuyết hành vi hợp lý (Ajzen và Fishbein, 1975), lý thuyết này được tạo ra để khắc phục sự hạn chế của lý thuyết trước về việc cho rằng hành vi của con người là hoàn toàn do kiểm soát lý trí. Cũng giống như TRA, nhân tố trung tâm trong TPB là ý định của cá nhân trong việc thực hiện một hành vi nhất định. Trong học thuyết mới này , các tác giả cho rằng ý định thực hiện hành vi chịu ảnh hưởng bởi ba nhân tố : ( 1 ) thái độ đối với hành vi , ( 2 ) chuẩn mực chủ quan và ( 3 ) nhận thức về kiểm soát hành vi. Nhận thức về kiểm soát hành vi đóng một vai trò quan trọng trong lý thuyết hành vi có kế hoạch. Thực tế, lý thuyết hành vi có kế hoạch khác với lý thuyết hành động từ nguyên nhân ở nhân tố này.

Nhận thức về kiểm soát hành vi được định nghĩa là nhận thức của cá nhân về sự dễ dàng hay khó khăn trong việc thực hiện một hành vi mong muốn.

Hình 1.2: Mô hình Lý thuyết hành vi có kế hoạch (TPB) ((Ajzen, 1991)

 “Thái độ đối với hành vi” là mức độ đánh giá tích cực hay tiêu cực của một cá nhân về kết quả thu được từ việc thực hiện một hành vi cụ thể. Thái độ thường được hình thành bởi niềm tin của cá nhân về hậu quả của việc tham gia thực hiện một hành vi và là kết quả của quá trình trải nghiệm hoặc nuôi dưỡng. Mặc dù thái độ thường tồn tại lâu dài nhưng chúng vẫn có thể thay đổi được.

 “Quy chuẩn chủ quan” là áp lực xã hội lên cá nhân dẫn đến thực hiện hành vi.

Chuẩn mực chủ quan bị ảnh hưởng bởi sự phán xét của những người quan trọng khác (ví dụ: cha mẹ, vợ / chồng, bạn bè, giáo viên). Niềm tin theo chuẩn mực chung còn phụ thuộc vào nhận thức của một cá nhân về niềm tin của một người về những gì người khác nghĩ anh ta/ cô ta nên hoặc không nên thực hiện hành vi đó.

 “Nhận thức kiểm soát hành vi” là nhận thức của một cá nhân về sự dễ dàng hoặc khó khăn trong việc thực hiện hành vi cụ thể; điều này phụ thuộc vào sự sẵn có của các nguồn lực và các cơ hội để thực hiện hành vi. Niềm tin về sự tự chủ của một cá nhân về sự hiện diện của các yếu tố bên trong có thể tạo điều kiện hoặc cản trở việc thực hiện hành vi.

 “Ý định hành vi và hành vi” là một dấu hiệu cho thấy sự sẵn sàng của một cá nhân để thực hiện một hành vi nhất định. Nó dựa trên thái độ đối với hành vi, quy chuẩn chủ quan và kiểm soát hành vi. Hành vi thường là phản ứng có thể quan sát được của một cá nhân trong một tình huống nhất định đối với một mục tiêu nhất định.

6.2. Lý thuyết tương tác biểu tượng (Symbolic Interactionism) (3) Lý thuyết tương tác biểu tượng (Symbolic Interactionism)

Xã hội học là ngành khoa học xã hội nguyên cứu về các mối quan hệ xã hội và thể chế xã hội của con người, thông qua các hành vi, các hoạt động của con người trong đời sống xã hội, do đó đòi hỏi người học có sự nhảy cảm với các sự vật, sự việc, vấn đề xã hội. Thuyết tương tác biểu tượng là một quan điểm xã hội học là có ảnh hưởng trong nhiều lĩnh vực của ngành xã hội học.

Lý thuyết tương tác biểu tượng thành quả kế thừa các luận điểm của George Herbert Mead (1863 - 1931). Ông cho rằng bản thân con người là sản phẩm của xã hội, mỗi cá nhân học tập để đáp ứng lại các mong muốn của người khác và từ đó học tự đánh giá bản thân mình mỗi khi phản ứng. Trong khi đó, Herbert Blumer, một sinh viên và thông dịch viên của Mead, đặc biệt được đánh giá cao với những luận điểm về sự tương tác của các biểu tượng trong cuộc sống xã hội. H. Blumer khẳng định vai trò của mỗi con người trong quá trình tương tác biểu tượng là bước đi đầu tiên để tạo nên ý nghĩa và tầm quan trọng của những kinh nghiệm đời sống trong thực tế. Do đó, các biểu tượng đã luôn tồn tại hiện hữu trong cuộc sống của con người. Và theo quá trình phát triển xã hội, các biểu tượng ngày càng được mở rộng và nâng cao về số lượng cũng như ý nghĩa. Đồng thời, các biểu tượng càng được tiếp nhận thêm qua quá trình giao lưu văn hóa và du nhập. Vì vậy, sự phán xét, đánh giá trong xã hội sẽ nảy sinh trong quá trình tương tác xã hội giữa con người với nhau. Từ đó, chúng ta thấy cuộc sống của chính mình và nhận thức được cuộc sống của những người khác.

6.3. Kết hợp lý thuyết hành vi có kế hoạch và lý thuyết tương tác biểu tượng Trong nghiên cứu này, chúng tôi sử dụng 2 lý thuyết sau:

(2) Lý thuyết hành vi có kế hoạch (Theory Of Planned Behavior - TPB) (3) Lý thuyết tương tác biểu tượng (Symbolic Interactionism)

Hai lý thuyết này là để xem xét đến sự tương tác của mỗi cá nhân trong xã hội được thực hiện trong lý thuyết về hành vi có kế hoạch và cụ thể hơn là:

+Kiểm tra quá trình hoạt động của con người và xã hội đối với ý định và hành vi.

+Xem xét các ảnh hưởng của quá trình tương tác xã hội như một kinh nghiệm thực hiện hành vi.

Nghiên cứu liên quan đến dự định về hành vi tham gia vào hoạt động đời sống xã hội của con người, cụ thể hơn là hoạt động đời sống trong thời gian dịch bệnh COVID-19

diễn biến phức tạp. Thái độ cá nhân ảnh hưởng đáng kể đến hành vi, mối quan hệ trực tiếp tương trợ và phù hợp nhau. Như vậy, cũng cho thấy quy chuẩn chủ quan của nhóm xã hội cũng có liên quan mật thiết đến hành vi, trong đó nhận thức kiểm soát hành vi là yếu tố được nhận dạng thấp. Sự tương tác giữa con người với nhau và nhận thức, hành vi của họ mang tính định hướng dự đoán các chuẩn mực cá nhân. Các yếu tố nhân khẩu học, sự kỳ thị, truyền thông, công việc, học tập, kinh tế, sức khỏe, niềm tin mang tính mô tả đã được bổ sung đáng kể vào mô hình đề xuất trong việc dự đoán thái độ cũng như hành vi. Có thể hiệu quả khi nâng cao ý thức của bản thân bằng cách khiến mọi người cảm thấy mình giống như những người có kiến thức vững chắc về COVID-19 và kích thích các chuẩn mực mang tính giáo dục.

6.4: Mô hình nghiên cứu đề xuất

Chủ đề về COVID-19 đã được nghiên cứu khá nhiều trong 2 năm trở lại đây từ khi dịch bùng phát. Đánh giá ý thức, thái độ và hành vi của con người trong suốt cuộc khủng hoảng là rất quan trọng trong các nỗ lực chung để ngăn chặn sự bùng phát. Các nỗ lực toàn cầu đã được thực hiện để ngăn chặn sự lây lan của căn bệnh này thông qua các quyết định chính trị cùng với các hành vi cá nhân, phụ thuộc vào nhận thức của công chúng (Abdelhafiz, A. S., 2020). Vì thế nghiên cứu đề xuất bao gồm “Thái độ đối với việc phòng chống COVID-19”, “Chuẩn mực chủ quan về việc phòng chống COVID-19”, và “Nhận thức kiểm soát hành vi với việc phòng chống COVID-19” (3 yếu tố của mô hình TPB cơ bản). Trong đó, đặc điểm nhân khẩu học, sự kỳ thị, phương tiện truyền thông, học tập và công việc, kinh tế gia định, tình trạng sức khỏe, và niềm tin vào sự chiến thắng chống lại COVID-19 là những yếu tố tác động tích cực lẫn tiêu cực đến thái độ sinh viên. Mô hình đề xuất cụ thể như sau:

Một phần của tài liệu Báo cáo tổng kết Đề tài nghiên cứu khoa học sinh viên năm 2022 (Trang 21 - 27)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(78 trang)