CHƯƠNG 2: Ý THỨC VÀ THÁI ĐỘ CỦA SINH VIÊN KHOA ĐTĐB ĐẠI HỌC MỞ TPHCM
2.3 Đánh giá về mức độ nguy hiểm COVID-19 theo giới tính
Bảng 2.3: Kiểm định T-Test về mức độ nguy hiểm COVID-19 theo giới tính
Giá trị
Giới tính
t sig
Nam (mean) Nữ (mean) - Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng
đến sức khỏe (ho, sốt,…) 1.31 1.50 -1.691 0.093
- Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế (hoạt động
sản xuất, thất nghiệp,…)
1.34 1.56 -1.108 0.269
- Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến nền giáo dục (thiếu kinh phí,
thiết bị học tập hạn chế,…)
1.37 1.50 -1.055 0.293
- Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến chính trị (dời lại các cuộc bầu
cử,…)
1.67 1.82 -0.919 0.360
- Dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến văn hóa, thể thao, du lịch (các hoạt động vui chơi bị dừng lại, các cuộc thi đấu chưa thực hiện đúng
kế hoạch,…)
1.50 1.62 -3.964 0.000
(1: Rất đồng ý, 2: Đồng ý, 3: Bình thường, 4: Không đồng ý, 5: Rất không đồng ý)
(Nguồn: kết quả khảo sát đề tài, 1/2022)
Từ bảng số liệu cho thấy cả giới tính Nam và giới tính Nữ đều có sự nhận thức về mức độ nguy hiểm của đại dịch COVID-19. Các thông tin về sự ảnh hưởng gây nguy hại đến sức khỏe của dịch bệnh được cả hai nhóm giới tính hiểu rõ và có ý thức tốt. Họ nhận thức được dịch bệnh COVID-19 có khả năng gây ho và sốt ở con người, cụ thể là ở giới tính
Nam có điểm trung bình là 1.31 và điểm trung bình giới tính Nữ là 1.5. Qua đó, cho thấy cả Nam lẫn Nữ đều đồng ý với mức độ nguy hiểm của COVID-19 đối với sức khỏe.
Bên cạch đó, COVID-19 còn gây ảnh hưởng nặng đến nền kinh tế nước nhà. Mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế ở giới tính Nam có điểm trung bình 1.34 và điểm trung bình mức độ ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế giới tính Nữ 1.56. Nhìn chung, cho thấy cả Nam lẫn Nữ đều đồng ý dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến sự phát triển kinh tế.
Trong bài nghiên cứu của Nguyễn Hoàng Thùy Linh và các cộng sự (2021) cho thấy đa số sinh viên tham gia vào nghiên cứu là giới tính Nữ, và hầu hết là sinh viên đang theo học các chương trình đại học. Đa phần họ nhận hỗ trợ tài chính từ cha mẹ, trong đó có đến gần 40% sinh viên chia sẻ rằng kinh tế không đủ để chi trả học phí.
Kiểm định T-test khảo sát về mức độ ảnh hưởng đến nền giáo dục và chính trị từ COVID- 19 có liên quan đến giới tính cho thấy không có sự khác biệt quá lớn về trị trung bình giữa giới tính Nam và giới tính Nữ. Lần lượt là, mức độ ảnh hưởng đến nền giáo dục từ COVID-19 ở giới tính Nam là 1.37 và mức độ ảnh hưởng đến nền giáo dục từ COVID-19 ở giới tính Nữ là 1.5. Tương tự, mức độ ảnh hưởng đến chính trị từ COVID-19 ở giới tính Nam là 1.67 và mức độ ảnh hưởng đến chính trị từ COVID-19 ở giới tính Nữ là 1.82. Có thể thấy, cả Nam lẫn Nữ đều đồng ý đến rất đồng ý rằng dịch bệnh COVID-19 ảnh hưởng đến nền giáo dục và chính trị.
Song đó là những mối đe dọa, nguy hại đến nền giáo dục bị trì trệ, chính trị xảy ra nhiều vấn đề cần giải quyết và văn hóa du lịch nước nhà. Vẫn trong báo cáo nghiên cứu cả Nguyễn Hoàng Thùy Linh và các cộng sự (2021) cho rằng dịch bệnh COVID-19 có tác động rất lớn không những về mặt thể chất mà còn về mặt tinh thần, cụ thể là sinh viên lo lắng tương lai chưa được đến trường để tiếp tục học tập khi tình hình dịch bệnh tiếp tục diễn biến phức tạp hoặc những lo lắng phơi nhiễm với môi trường nguy cơ ở các cơ sở lâm sàng khi tình hình học tập trở lại bình thường. Theo Thạc sĩ Dương Kim Anh (2020), COVID-19 là một mối thách thức lớn đối với ngành giáo dục khi học sinh phải bắt buộc
học trực tuyến, điều này rất khó khăn với những gia đình vùng sâu không kết nối được internet hoặc những hộ không có khả năng trang bị thiết bị để phục vụ việc học.
Kiểm định T-test khảo sát về mức độ ảnh hưởng đến nền đến văn hóa, thể thao, du lịch từ COVID-19 có liên quan đến giới tính cho thấy không có sự khác biệt quá lớn về trị trung bình giữa giới tính Nam và giới tính Nữ. Giới tính Nam đánh giá mức độ ảnh hưởng đến nền đến văn hóa, thể thao, du lịch từ COVID-19 với điểm trung bình là 1.50. Giới tính Nữ đánh giá mức độ ảnh hưởng đến nền đến văn hóa, thể thao, du lịch từ COVID-19 với điểm trung bình 1.62. Qua đó, cho thấy cả Nam lẫn Nữ đều ở mức độ đồng ý mức độ nguy hiểm của COVID-19 đến văn hóa, thể thao, du lịch.
Giá trị sig T-Test < 0.05 đã cho chúng ta kết luận: Có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê về mức độ độ nguy hiểm của COVID-19 đến văn hóa, thể thao, du lịch của những sinh viên có giới tính khác nhau.
Theo tổng quan chung, kể từ khi có sự xuất hiện của đại dịch thì ở cả Nam lẫn Nữ đều có ý thức nhằm bảo vệ bản thân và gia đình về vấn đề sức khỏe và kinh tế nhiều hơn. Họ đều thường xuyên cập nhật những thay đổi mà COVID-19 gây ra để tìm hướng khắc phục.