Một số kiến nghị 1. Đối với cơ quan chức năng quản lý nhà nước

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá tình hình triền khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe con người tại Công ty Bảo Việt Sơn Tây (Trang 66 - 69)

CONG TY BAO VIET SON TAY

3.4. Một số kiến nghị 1. Đối với cơ quan chức năng quản lý nhà nước

3.4.1.1. Hoàn thiện khung hành lang pháp lý vững chắc tạo điều kiện để các công ty bảo hiểm phát triển hơn

— Tạo điều kiện thuận lợi cho sự thành lập và hoạt động cho các công ty bảo hiểm

— Cần có những quy định nghiêm ngặt hơn trong việc thành lập các DNBH.

Thời gian qua, Nhà nước đã tạo nhiều cơ hội cho các DNBH được thành lập nhằm thu hút nguồn vốn vào nền kinh tế. Nhưng mặt trái của vấn đề là tạo ra nhiều doanh nghiệp làm ăn không lành mạnh và tung ra thị trường sản phẩm chưa tốt, làm ảnh hưởng quyên lợi của nhiều khách hàng.

— Triển khai Luật kinh doanh bảo hiểm vẫn còn tồn tại một số kẻ hở cho các cá nhân,các tổ chức có cơ hội trục lợi bảo hiểm. Do vậy mà cần phải hoàn thiện khung hành lang pháp lý vững chắc hơn nữa để bảo vệ cho các DNBH cũng như

quyền lợi của các khách hàng tham gia bảo hiểm.

— Bộ Tài chính cần nắm bắt được các sản phẩm bảo hiểm sức khỏe đang được triển khai hiện nay có những điều khoản chính nào bắt buộc phải có, những điều khoản bổ sung nào có thé triển khai để tránh hiện tượng cạnh tranh dẫn đến những điều khoản có lợi cho khách hàng.

— Quy định cụ thể về công tác đề phòng hạn chế tổn thất và giám định bồi thường, vừa đảm bảo quyền lợi cho khách hàng, vừa tạo điều kiện cho Bảo Việt thực hiện tốt công tác đề phòng và hạn chế tồn thất, hơn nữa để Bộ Tài Chính quản

lý tốt hiệu quả chất lượng của các công ty bảo hiểm.

3.4.1.2. Nâng cao năng lực quản lý và giám sát bảo hiểm của Nhà nước

Nâng cao năng lực quản lý và giám sát của Nhà nước đối với thị trường bảo

hiểm nhằm mục đích đảm bảo thị trường hoạt động và phát triển theo đúng các quy định pháp luật, các định hướng phát triển thị trường đã đặt ra. Công tác quản lý, giám sát của Nhà nước đối với thị trường bảo hiểm cần phải được thực hiện toàn diện, trên cơ sở nền tảng pháp luajatcos vận dụng kết hợp các loại công cụ quản lý,

giám sát khác. Việc quản lý, giám sát phải dựa trên hệ thống các chỉ tiêu khách

quan, phù hợp với yêu cầu thực tiễn kinh doanh bảo hiểm của nước ta và các nguyên

tac chuân mực quôc tê.

61

Dé làm được những điều trên, năng lực quản lý của Cục quan lý, giám sát bảo hiểm cần phải được tăng cường trên tất cả các mặt: trình độ chuyên môn của cán bộ quản lý, trình độ tổ chức bộ máy quản lý, trình độ và khả năng áp dụng công nghệ thông tin quản lý. Cụ thể:

—Nang cao trình độ chuyên môn của cán bộ quan lý nhà nước.

— Tăng cường quản lý nhà nước thông qua công tác giám sát từ xa và giám sát

tại chỗ.

—Hoan thiện mô hình quản lý nhà nước về kinh doanh bảo hiểm.

3.4.1.3. Quy định chặt chẽ hon trong việc đào tạo dai ly

Tăng thêm thời gian dao tao dai lý từ 5 ngày lên ít nhất 7 — 10 ngày. Việc tổ chức các cuộc thi cấp chứng chỉ cũng cần quản lý chặt chẽ bởi hiện tượng thi hộ, học hộ diễn ra rất nhiều, làm ảnh hưởng đến trình độ của các đại lý. Để đảm bảo chất lượng, có thé tổ chức thi theo định kì theo 1 năm hoặc 2 năm để sát hạch lại

các đại lý, đặc biệt là đại lý cá nhân.

3.4.1.4. Có chế tài xử phạt đối với các vi phạm pháp luật về kinh doanh bảo hiểm

-Đối với các công ty bảo hiểm cạnh tranh không lành mạnh cần phải có các

quy định xử phạt nghiêm minh, nhằm tạo ra sân chơi công bằng cho các công ty bảo

hiểm khác.

-Đối với các doanh nghiệp có tỉ lệ tồn đọng hồ sơ yêu cầu cần khiếu nại cao, Bộ Tài chính cần can thiệp kip thời để có thể đảm bảo quyền lợi cho khách hàng.

—Xử phạt hành chính hoặc trách nhiệm dân sự đối với các hành vi trục lợi bảo

hiểm.

3.4.1.5. Thường xuyên kiểm tra rà sát hoạt động triển khai nghiệp vụ BHSK của các công ty bảo hiểm.

—Nam bắt được tình hình hoạt động của các công ty, kịp thời phát hiện các

hành vi sai phạm pháp luật.

—Nắm bắt được tình hình chung của thị trường bảo hiểm sức khỏe để kịp thời sửa đôi, bổ sung ban hành Luật dé phù hợp với xu hướng phát triển.

3.4.2. Đối với Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam

Trong bối cảnh cuộc cách mạng công nghiệp 4.0 đang diễn ra mạnh mẽ, Hiệp hội cần tiếp tục tăng cường mối hợp tác giữa các doanh nghiệp bảo hiểm, cùng phối

hợp xây dựng và hoàn thiện cơ sở dữ liệu, nâng cao năng lực tài chính, đào tạo cán

bộ, nâng cao chất lượng dịch vụ, phát triển sản phẩm bảo hiểm mới. Cụ thể:

62

—Nâng cao công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức của người dân và xã hội

về bảo hiểm. Đây là một nhiệm vụ quan trọng của các DNBH, Hiệp hội Bảo hiểm Việt Nam. Mặt khác, cũng là trách nhiệm và quyền lợi của người dân với tư cách là

người tiêu dùng.

—Cùng phối hợp với Bộ Tài chính xây dựng Luật Kinh doanh Bảo hiểm mới, đặc biệt là phân tích, đánh giá, đề xuất mô hình vốn trên cơ sở rủi ro, cách thức quản trị rủi ro nhằm phù hợp thông lệ quốc tế, chuân bị sẵn sàng nguồn lực để đáp ứng

mô hình vốn và chuẩn mực kế toán, góp phần đưa thị trường bảo hiểm ngày càng

phát triển.

—Tiếp tục là cầu nối giữa cơ quan Quản lý và DNBH; tổ chức hiệu quả hoạt động của các ban chuyên môn chuyên trách, phối hợp với các DNBH, phát huy hơn nữa công tác đề xuất, hoàn thiện chính sách và tuân thủ thực hiện. Song song với đó là phối hợp chặt chẽ với các Cơ quan quản lý Nhà nước, các ban ngành và các DNBH day mạnh công tác tuyên truyền, kết nối chia sẻ thông tin, luôn hướng đến đảm bảo quyền và lợi ích khách hàng tham gia bảo hiểm.

63

Một phần của tài liệu Chuyên đề thực tập tốt nghiệp: Đánh giá tình hình triền khai nghiệp vụ bảo hiểm sức khỏe con người tại Công ty Bảo Việt Sơn Tây (Trang 66 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(72 trang)