Về công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học Toán

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 60)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

2.2. Thực trạng dạy học môn Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng

2.2.1. Hoạt động dạy học Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng

2.2.1.1. Về công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học Toán

Có thể nói hầu hết GV Tiểu học ở Trường Tam Đồng đều làm tốt công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học Toán: Từ nghiên cứu nội dung chương trình môn học, nghiên cứu kế hoạch giảng dạy, đến nghiên cứu điều kiện phương tiện dạy học, kể cả tâm sinh lý người học và đặc biệt là chuẩn bị các kỹ năng dạy học. Để có một giờ học tốt thì công tác chuẩn bị và thiết kế một giờ dạy là một hoạt động rất quan trọng, cần có những kĩ thuật riêng. Để nắm được thực trạng công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học Toán của GV ở

Trường TH Tam Đồng, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra đối với 24 giáo viên (Bảng 2.4). Trong đó, tôi đưa ra 5 mức độ, mức 5 là mức độ thực hiện cao nhất và giảm dần, mức 1 coi như không thực hiện:

Bảng 2.4: Công tác chuẩn bị cho hoạt động dạy học Toán của giáo viên

TT Nội dung Mức độ

5 4 3 2 1

1 Xây dựng kế hoạch giảng dạy theo tinh thần đổi mới PPDH đối với lớp mình dạy

5 (20,8%)

11 (45,9%)

6 (25%)

2 (8,3%)

0 (0%)

2 Tìm hiểu học sinh lớp mình giảng dạy trên cơ sở đó đề ra những yêu cầu hợp lý đối với các em.

3 (12,5%)

6 (25%)

10 (41,7%)

5 (20,8%)

0 (0%)

3 Nghiên cứu kỹ chương trình, nội dung tài liệu học tập, trên cơ sở đó để thu thập, lựa chọn tài liệu cho từng tiết học, phương pháp, phương tiện dạy học và những hình thức dạy học thích hợp.

6 (25%)

10 (41,7%)

5 (20,8%)

3 (12,5%)

0 (0%)

4 Xác định mục tiêu của bài học căn cứ vào chuẩn kiến thức, kĩ năng và yêu cầu về thái độ trong chương trình.

9 (37,5%)

6 (25%)

7 (29,2%)

2 (8,3%)

0 (0%)

5 Nghiên cứu SGK và các tài liệu liên quan để: Hiểu

8 (33,3%)

7 (29,2%)

5 (20,8%)

4 (16,7%)

0 (0%)

chính xác, đầy đủ những nội dung của bài học

6 Xác định khả năng đáp ứng các nhiệm vụ nhận thức của học sinh

4 (16,7%)

6 (25%)

8 (33,3%)

5 (20,8%)

1 (4,2%)

7 Lựa chọn PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức DH và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng tạo.

2 (8,3%)

3 (12,5%)

6 (25%)

9 (37,5%)

4 (16,7%)

8 Thiết kế giáo án theo tinh thần đổi mới PPDH

2 (8,3%)

2 (8,3%)

10 (41,7%)

6 (25%)

4 (16,7%) 9 Cấu trúc của giáo án thể

hiện được các nội dung sau:

Mục tiêu bài học, phương pháp và phương tiện dạy học, trình bày rõ cách thức triển khai các hoạt động dạy- học cụ thể, xác định những việc HS cần phải tiếp tục thực hiện sau giờ học để củng cố, khắc sâu, mở rộng bài cũ hoặc để chuẩn bị cho việc học bài mới.

8 (33,3%)

7 (29,2%)

6 (25%)

3 (12,5%)

0 (0%)

10 Soạn giáo án điện tử 1 (4,2%)

4 (16,7%)

6 (25%)

5 (20,8%)

8 (33,3%)

11 Có ý thức nâng cao kiến thức, bằng cách tự tìm tòi học hỏi để nâng cao chất lượng giảng dạy

6 (25%)

8 (33,3%)

5 (20,8%)

4 (16,7%)

1 (4,2%)

12 Nhà trường tạo điều kiện giảng dạy theo tinh thần đổi mới PPDH

9 (37,5%)

6 (25%)

7 (29,2%)

2 (8,3%)

0 (0%)

13 Hiệu quả của tiết dạy 10 (41,7%)

7 (29,2%)

3 (12,5%)

2 (8,3%)

2 (8,3%)

Hoạt động chuẩn bị cho một giờ dạy đối với GV thường được thể hiện qua việc chuẩn bị giáo án. Đây là hoạt động xây dựng kế hoạch DH cho một bài học cụ thể, thể hiện mối quan hệ tương tác giữa GV với HS, giữa HS với HS nhằm đạt được những mục tiêu của bài học. Căn cứ trên giáo án, có thể vừa đánh giá được trình độ chuyên môn và tay nghề sư phạm của GV vừa thấy rõ quan niệm, nhận thức của họ về các vấn đề giáo dục như: mục tiêu giáo dục, nội dung giáo dục, cách sử dụng PPDH, thiết bị DH, hình thức tổ chức DH và cách đánh giá kết quả học tập của HS trong mối quan hệ với các yếu tố có tính chất tương đối ổn định như: kế hoạch, thời gian, CSVC và đối tượng HS. Chính vì thế, hoạt động chuẩn bị cho một giờ học có vai trò và ý nghĩa rất quan trọng, quyết định nhiều tới chất lượng và hiệu quả giờ dạy học.

Tuy nhiên, trong thực tế, khi kết hợp phỏng vấn một số GV tôi nhận thấy rằng, vẫn còn GV khi soạn bài thường chỉ đọc SGK, sách GV và bắt tay ngay vào hoạt động thiết kế giáo án; thậm chí, có GV chỉ căn cứ vào những gợi ý của sách GV để thiết kế giáo án bỏ qua các khâu xác định mục tiêu bài học, xác định khả năng đáp ứng nhiệm vụ học tập của HS, nghiên cứu nội dung DH, lựa chọn các PPDH, phương tiện dạy học, hình thức tổ chức DH và cách thức đánh giá thích hợp nhằm giúp HS học tập tích cực, chủ động, sáng

tạo. Cách làm như vậy không thể giúp GV có được một giáo án tốt và có những điều kiện để thực hiện một giờ DH tốt.

Sự thành công của một giờ dạy theo định hướng đổi mới PPDH phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố trong đó quan trọng nhất là sự chủ động, linh hoạt, sáng tạo của cả người dạy và cả người học. Dù ở điều kiện và hoàn cảnh nào, sự chuẩn bị chu đáo theo quy trình cho từng tiết dạy đều đem lại những giờ học có hiệu quả, bổ ích và hứng thú đối với cả người dạy, người học.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 56 - 60)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)