Về triển khai hoạt động dạy học Toán

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 64)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ HOẠT ĐỘNG DẠY HỌC MÔN TOÁN Ở TRƯỜNG TIỂU HỌC

2.2. Thực trạng dạy học môn Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng

2.2.1. Hoạt động dạy học Toán ở Trường Tiểu học Tam Đồng

2.2.1.2. Về triển khai hoạt động dạy học Toán

Để nắm được tình hình của việc thực hiện kế hoạch giảng dạy Toán hiện nay ở Trường TH Tam Đồng, tôi đã sử dụng phương pháp điều tra (phát phiếu hỏi) đối với 24 GV và cán bộ quản lý ở Trường Tiểu học Tam Đồng và thu được kết quả như sau:

Bảng 2.5: Về triển khai hoạt động DH toán của GV ở trường TH Tam Đồng

STT Nội dung

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi

Đôi khi không, rất SL % % SL % SL ít % 1 Khi lên lớp giáo viên sử dụng tốt đồ dùng

dạy học hiện có trong trường 9 37,5 11 45,8 4 16,7 2 Áp dung tốt giáo án vào trong giảng dạy 20 83,3 4 16,7 0 0 3 Sử dụng giáo án điện tử vào giảng dạy 3 12,5 7 29,2 14 58,3 4 Tạo được tâm lý thoả mái vui vẻ và hợp tác

tích cực 11 45,8 13 54,2 0 0

5 Sử dụng những câu hỏi gây tò mò hơn là

chỉ cung cấp dữ liệu. 14 58,3 8 33,3 2 8,4 6 Tận dụng khả năng sáng tạo và biểu

đạt của học sinh. 17 70,8 7 29,2 0 0

7 Thường xuyên thay đổi hoạt động của

học sinh. 13 54,1 9 37,5 2 8,4

8 Thường xuyên xem xét các công việc của học

sinh để tìm hiểu mức độ học của học sinh. 16 66,7 8 33,3 0 0 9 Biểu dương những thành công của học sinh

dù là nhỏ nhất. 17 70,8 7 29,2 0 0

10 Đặt ra mục tiêu học của học sinh. 11 45,8 10 41,7 3 12,5 11 Kích thích tư duy và hứng thú học tập của

học sinh.

20 83,3 4 16,7 0 0 12 Học sinh được khuyến khích học tập tự do

đặt câu hỏi.

13 54,1 11 45,8 0 0 13 Giáo viên cho điểm chính xác, trả bài kiểm

tra đúng thời gian quy định 12 58,3 8 33,3 2 8,4

Trong quá trình điều tra đối với GV Trường TH Tam Đồng nhận thấy mỗi GV đều có cách dạy và phương pháp áp dụng khác nhau nhằm giúp HS lấy lại động cơ trong học tập. Có tới 83,3% GV thường xuyên kích thích tư duy và hứng thú học tập của học sinh cho thấy những nỗ lực cố gắng của cả GV. Tuy nhiên, trong thực tế nhiều trường hợp, GV gặp rất nhiều khó khăn khi HS tỏ ra thiếu hứng thú học bài, các biện pháp để phát triển năng lực tự học trong DH còn thấp. Tỷ lệ GV quan tâm đến phát huy tính tích cực của HS trong học tập tương đối cao nhưng vẫn còn một bộ phận GV chưa quan tâm.

Những hạn chế này cũng là một trong những nguyên nhân dẫn đến thực trạng chất lượng học tập của HS còn thấp.

+ Về việc dạy cho học sinh các kỹ năng học tập toán: Qua điều tra đối với 24 giáo viên của trường, kết quả thu được như sau:

Bảng 2.6: Thực trạng về định hướng của GV toán cho hoạt động học tập của HS

STT Nội dung

Mức độ thực hiện Thường

xuyên Đôi khi

Không, rất ít SL % SL % SL % 1 Thông báo trước nội dung cần học cho HS 20 83,3 4 16,7 0 0 2 Hướng dẫn cho học sinh nội dung cần

học, cần nghiên cứu.

2 8,3 16 66,7 6 25

3 Hướng dẫn cho HS kĩ năng tự kiểm tra. 9 37,5 11 45,8 4 16,7

Qua số liệu điều tra cho thấy: Việc hướng dẫn cho học sinh đọc trước nội dung sẽ học, hướng dẫn học sinh tự học, tự nghiên cứu, tự kiểm tra...

chiếm tỉ lệ chưa cao. Trên thực tế việc sử dụng các PPDH tích cực, giúp học sinh biết tự học ở Trường TH Tam Đồng còn thấp.

Sau đây là nhận định của đội ngũ GV ở Trường TH Tam Đồng về một số yếu tố ảnh hưởng và cản trở việc đổi mới PPDH, trong đó, tôi đưa ra 5 mức độ, mức 5 là mức độ đồng ý cao nhất và giảm dần, mức 1 coi như không đồng ý:

Bảng 2.7: Những yếu tố ảnh hưởng tới việc đổi mới PPDH Toán TT Những cản trở đối

với việc đổi mới PPDH toán

Mức độ

5 4 3 2 1

1 Thói quen của GV với các PPDH thụ động

3 (12,5%)

10 (41,7%)

6 (25%)

2 (8,3%)

3 (12,5%) 2 Ý thức đổi mới PPDH

của GV chưa cao

1 (4,2%)

6 (25%)

10 (41,7%)

5 (20,8%)

2 (8,3%) 3 Kiến thức, năng lực

của GV về PPDH mới còn hạn chế

1 (4,2%)

2 (8,3%)

9 (37,5%)

6 (25%)

6 (25%) 4 Kiến thức cần truyền

đạt nặng so với thời gian

8 (33,3%)

7 (29,2%)

6 (25%)

2 (8,3%)

1 (4,2%) 5 Điều kiện CSVC,

phương tiện DH thiếu thốn

9 (37,5%)

6 (25%)

4 (16,7%)

3 (12,5%)

2 (8,3%) 6 Thi cử, đánh giá chưa

khuyến khích PPDH tích cực

8 (33,3%)

6 (25%)

5 (20,8%)

4 (16,7%)

1 (4,2%) 7 Điều kiện sống của

GV khó khăn

9 (37,5%)

6 (25%)

4 (16,7%)

3 (12,5%)

2 (8,3%) 8 Chính sách, cơ chế

quản lý GD chưa khuyến khích GV

10 (41,7%)

5 (20,8%)

3 (12,5%)

4 (16,7%)

2 (8,3%)

Từ điều tra trên cho thấy những yếu tố cản trở việc đổi mới PPDH được GV Trường TH Tam Đồng nhận định ở mức độ cao là mâu thuẫn giữa khối lượng kiến thức và thời gian dạy học, hạn chế về điều kiện cơ sở vật chất và thiết bị dạy học, tâm lý học đối phó với thi cử, việc đánh giá và thi cử chưa khuyến khích đổi mới PPDH. Những khó khăn về đời sống, những vấn đề về quản lý cũng là những cản trở quan trọng đối với việc đổi mới PPDH của GV.

Một phần của tài liệu Một số biện pháp nâng cao chất lượng dạy học môn toán ở trường tiểu học tam đồng huyện mê linh thành phố hà nội nhằm đáp ứng yêu cầu đối mới giáo dục và đào tạo trong giai đoạn hiện nay (Trang 60 - 64)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(126 trang)