+ Từ thứ 5: Gồm một hay nhiều chữ chỉ chế độ mưa ẩm như: ẩm, hơi ẩm, khô, hơi khô, hạn, ngập nước
+ Từ thứ 6: Gồm một hay nhiều chữ chỉ chế độ nhiệt: Nhiệt đới, á nhiệt đới, ôn đới, xích đạo…
Quy tắc đặt tên
1. Lý luận: Giúp nhận biết đầy đủ về bản chất tự nhiên hình thành thảm thực vật: nhân tố phát sinh, đặc điểm tự nhiên, đặc điểm sinh thái học của các loài cây.
2. Thực tiễn: Là cơ sở để quy hoạch lãnh thổ để tổ chức và kinh doanh rừng
VD: Kiểu rừng kín thường xanh mưa ẩm nhiệt đới :
Quảng ninh, Lạng Sơn, Cao Bằng, Phú Thọ, Yên Bái…
Kiểu rừng thưa, rụng lá mưa ẩm nhiệt đới ( Rừng khộp): các tỉnh Tây nguyên
Xây dựng các biện pháp kỹ thuật cho từng kiểu rừng cụ thể của từng vùng
Ý nghĩa việc phân chia thảm TV
1. Phức hợp: là những quần thể mà độ ưu thế của loài cây chưa phân hóa rõ rệt. Đây là 1 đặc trưng cấu trúc tổ thành của rừng mưa nhiệt đới nói chung và VN nói riêng
2. Ưu hợp: là những quần thể có số cá thể của 10 loài ưu thế chiếm 40 -50% tổng số cá thể trong tầng lập quần, mỗi loài cây chiếm 4 -5% tổng số cá thể
Ỏ VN, những ưu hợp này xuất hiện nhiều trong các
HST rừng tự nhiên như: Ưu hợp Sao đen, Ưu hợp Chò đen…
3. Quần hợp: là những quần thể gần như thuần loài xuất hiện trong tự nhiên, độ ưu thế của 1 -2 loài chiếm 90% tổng số cá thể trong tầng lập quần.
VD: rừng thông ba lá thuần loài trên núi cao,
Các đơn vị cơ bản của HST rừng
Rừng đặc dụng
Rừng phòng hộ
Rừng sản xuất
Phân chia rừng theo mục đích sử dụng chính
Rừng đặc dụng nhằm mục đích bảo tồn thiên nhiên, mẫu chuẩn hệ sinh thái, nguồn gien thực vật và động vật rừng, nghiên cứu khoa học, bảo vệ di tích lịch sử, văn hoá và danh lam thắng cảnh, phục vụ nghỉ ngơi, du lịch.
Chia thành 3 loại như sau:
1. Vườn quốc gia.
2. Khu bảo tồn thiên nhiên gồm có: Khu dự trữ thiên nhiên và Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh.
3. Khu rừng văn hoá - Lịch sử - Môi trường
Rừng đặc dụng
VQG là vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo vệ lâu dài một hay nhiều hệ sinh thái.Gồm tiêu chí
+ Vùng đất tự nhiên bao gồm:
• Mẫu chuẩn HST(Rừng nguyên sinh hoặc Rừng ít bị tác động của con người),
• Các đặc trưng về sinh cảnh của các loài thực vật, động vật có nguy cơ bị tuyệt chủng
• Các khu rừng có giá trị cao về mặt khoa học, giáo dục và du lịch.
+ Có diện tích đất tự nhiên đủ rộng nghĩa hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn phải đạt từ 70% trở lên.
+ Điều kiện về giao thông tương đối thuận lợi.
Vườn Quốc gia
K/n: Vùng đất tự nhiên được thành lập để bảo đảm quá trình diễn thể tự nhiên.Chia thành hai loại sau:
Khu dự trữ thiên nhiên:
+ Có hệ sinh thái tự nhiên tiêu biểu, ít bị tác động + Có giá trị KH, giáo dục, cảnh quan và du lịch.
+ Có các loài động vật, thực vật đặc hữu đang sinh sống, hoặc các loài đang có nguy cơ bị tiêu diệt.
+ Phải có diện tích đủ rộng, diện tích hệ sinh thái tự nhiên cần bảo tồn 70%
+ Đảm bảo tránh được các tác động trực tiếp có hại của con người.
Khu bảo tồn thiên nhiên
+ Khu bảo tồn loài hoặc sinh cảnh: là vùng đất tự nhiê nhằm đảm bảo vùng sống cho một hoặc nhiều loài động vật, thực vật đặc hữu hoặc loài quí hiếm.
+ Là vùng sinh sản, nơi kiếm ăn, vùng hoạt động hoặc nghỉ ngơi, ẩn náu của động vật.
+ Là nơi cư trú hoặc di trú của các loài động vật hoang dã quí hiếm.
+ Có sự bảo vệ của con người.
+ Có diện tích đủ lớn để bảo tồn loài và sinh cảnh.
Khu bảo tồn thiên nhiên
Khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường là khu vực bao gồm 1. Các thắng cảnh trên đất liền, ven biển hay hải đảo.
2.Các di tích lịch sử - văn hoá đã được xếp hạng, hoặc các cảnh quan như thác nước, hang động, nham thạch, cảnh quan biển, các di chỉ khảo cổ
3. Khu vực rừng mang tính lịch sử truyền thống của địa phương.
4. Khu vực dành cho nghiên cứu thí nghiệm.
Khu rừng văn hoá - lịch sử - môi trường (khu rừng bảo vệ cảnh quan)
Rừng phòng hộ với mục đích bảo vệ và điều tiết nguồn nước, bảo vệ đất, chống xói mòn, hạn chế thiên tai (chống gió bão, cản sóng bảo vệ đê ngăn nước mặn vùng ven biển...), điều hoà khí hậu, bảo đảm cân bằng sinh thái và an ninh môi trường.
+ Rừng phòng hộ chia thành 4 loại:
1 . Rừng phòng hộ đầu nguồn.
2. Rừng phòng hộ chống cát bay và sa mạc hóa 3 Rừng phòng hộ chắn sóng.
4. Rừng phòng hộ môi trường sinh thái – cảnh quan.
Rừng phòng hộ
Các loại rừng phòng hộ dựa theo mức độ xung yếu:
1. Vùng rất xung yếu: (1)Những nơi đầu nguồn nước, có độ dốc lớn, gần sông, gần hồ, có nguy cơ bị xói mòn mạnh, có yêu cầu cao nhất về điều tiết nước, (2)Những nơi cát di động mạnh,(3) Những nơi bờ biển thường bị sạt lở, sóng biển thường xuyên đe doạ sản xuất và đời sống nhân dân có nhu cầu cấp bách nhất về phòng hộ: Xây dựng rừng chuyên phòng hộ, đảm bảo tỷ lệ che phủ của rừng >70%.
2.Vùng xung yếu: Những nơi có độ dốc, mức độ xói mòn đất trung bình, mức độ điều tiết nước trung bình, mức độ đe doạ cát bay và sóng biển thấp hơn. Có khả năng xây dựng rừng phòng hộ kết hợp sản xuất đảm bảo độ che phủ của rừng tối thiểu 50%.
Rừng phòng hộ
Loại rừng này được xác định cho mục đích sản xuất, kinh doanh Lâm sản (Trong đó đặc biệt là gỗ và các loại đặc sản rừng) và kết hợp phòng hộ môi trường, cân bằng sinh thái.
Rừng sản xuất là rừng tự nhiên
Rừng sản xuất là rừng trồng
Rừng sản xuất
Rừng tự nhiên: Là rừng có nguồn gốc tự nhiên bao gồm các loại rừng nguyên sinh, rừng thứ sinh
Rừng trồng: Là rừng do con người tạo nên bằng cách trồng mới trên đất chưa có rừng hoặc trồng lại rừng trên đất trước đây đã có rừng.
Phân chia rừng theo nguồn gốc
- Rừng gỗ
Rừng tre nứa
Rừng hốn giao
Rừng ngập mặn
Rừng núi đá
Phân loại rừng tự nhiên
Rừng trồng là rừng sản xuất
Rừng trồng là rừng phòng hộ
Rừng trồng là rừng đặc dụng
Phân loại rừng trồng
Tiêu chí chung
+ Có giá trị kinh tế phù hợp với mục tiêu kinh doanh lâm nghiệp
+ Có yêu cầu sinh thái phù hợp với điều kiện lập địa của vùng trồng
+ Có thị trường tiêu thụ ổn định trong và ngoài nước
+ Nhanh đưa lại hiệu quả kinh tế + Dễ gây trồng
+ Có sự đề kháng tốt với dịch bệnh + Không ảnh hưởng đến môi trường
Tiêu chí lựa chọn loài cây cho trồng rừng sản xuất
Các nhóm cây lấy gỗ chính là : gỗ nguyên liệu, gỗ trụ mỏ, gỗ xây dựng và gỗ đồ mộc
1. Gỗ nguyên liệu: nhóm cây sinh trưởng nhanh
2. Gỗ trụ mỏ: nhóm cây sinh trưởng nhanh đồng thời không bị mục và không bị mối mọt
3. Gỗ đồ mộc và xây dựng có màu sắc đẹp, có độ bền cao..
4. Các loài cây trồng chính cho rừng trồng lấy gỗ:
Các loại Bạch đàn, các loại Keo, Lát hoa, Dầu rái, Sao đen, Đước đôi, Giổi xanh, Huỳnh, Tếch, Thông
Rừng trồng lấy gỗ
1. Lấy vỏ và các sản phẩm từ vỏ: Quế -- để lấy vỏ cất tinh dầu, Bời lời nhớt lấy vỏ để làm hương
2. Lấy lá và các sản phẩm từ lá: Tràm dó chủ yếu lấy lá để cất tinh dầu
3. Lấy nhựa và các sản phẩm từ nhựa: Thông nhựa, cây Trầm dó
4. Cây lấy quả và các sản phẩm từ quả: Điều, Trám trắng, Ươi, Hồi, Xoay
Rừng trồng lấy LSNG
Loài cây cho trồng rừng phòng hộ đầu nguồn
+ Phù hợp với điều kiện sinh thái của vùng đầu nguồn
+ Cây thân gỗ, sống lâu năm, bộ rễ ăn sâu, tán lá rậm thường xanh
+ Có thể tạo thành rừng nhiều tầng
+ Chịu được khô hạn, sống nơi đất dốc, địa hình phức tạp, đất nghèo dinh dưỡng
+ Đa tác dụng, có khả năng cung cấp sản phẩm góp phần sinh kế vừa có khả năng bảo vệ MT
+ Các loài cây: Bời lời nhớt, Chò chỉ, Chò nâu, Dẻ, Lát Hoa, Lim Xanh, Sao đen, …
Rừng trồng để phòng hộ
+ Thích nghi với các loại đất cát nghèo dinh dưỡng ven biển
+ Có bộ rễ phát triến sâu, rộng, khỏe, vững + Lá có cấu tạo hạn chế thoát nước
+ Tán lá dầy thường xanh
+ Cây sống lâu năm có khả năng chống chịu với bão, gió cát, khô hạn
+ Các loài cây: Phi lao, Xoan chịu hạn, Keo dây, Keo lá liềm hay Keo lá tràm
Rừng trồng phòng hộ chống cát bay và sa mạc hóa
Chịu được môi trường ngập nước (ngọt, mặn, phèn) thường xuyên hoặc theo mùa
Có bộ rễ phát triển sâu, rộng khỏe, vững chắc
Có tán lá dầy, thường xanh
Sống lâu năm
Các loài cây như: Bần chua, Dừa nước, Đước đôi, Mấm trằng, Sú, Tràm cừ, Trang, Vẹt dù, Tre gai
Rừng trồng phòng hộ chắn sóng và bảo vệ MT ngập nước
Sống lâu năm, chịu được bụi, khói và các loại khí thải của đô thị và công nghiệp
Hình dáng đẹp, thân thẳng tán thon, thường xanh có hoa đẹp và mùi thơm
Có bộ rễ ăn sâu tránh gãy đổ
Các loài cây: Bàng, Bằng lăng, Hoàng Lan, Long não, Muông hoàng yến, Phượng vĩ, Sấu, Sưa, Sữa, Trứng cá, Dầu rái…
Rừng trồng phòng hộ môi trường, cảnh quan đô thị và khu CN
Tiêu chí
+ Loài có nguy cơ tuyệt chủng hoặc đang suy giảm:
Chai lá cong, Thông đỏ Lâm đồng ( Bi đúp núi bà), Bách xanh ( VQG Hoàng Liên Sơn), Chò đãi
+ Loài quý hiếm có giá trị cao về khoa học, kinh tế, môi trường
+ Loài khó tái sinh tự nhiên và khó gây trồng:
Các loài cây ưu tiên gây trồng là: Du sam, Hoàng
đàn,Pơ mu, Bạch Tùng
Rừng trồng đặc dụng