Quan điểm của nhóm về những nhân tố tạo nên sự thành công của

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Công ty TOYOTA (Trang 25 - 30)

PHẦN 2: CHIẾN LƯỢC KINH DOANH – THÀNH CÔNG CỦA TOYOTA TẠI THỊ

2.3. Quan điểm của nhóm về những nhân tố tạo nên sự thành công của

Trong năm 2007 và năm 2008, Toyota Motor đã trở thành Tổng công ty lớn nhất thế giới nhà sản xuất ô tô, lợi nhuận của Toyota cao hơn từ 4 đến 6 lần so với những người Mỹ sản xuất ô tô như General Motors và Ford tại Mỹ, đặc biệt Toyota Motor đã đạt được những thành công vượt trội và ngày càng phát triển mạnh tại hai thị trường Nhật Bản và Trung Quốc. Toyota luôn có các chiến lược quản trị kinh doanh và chiến lược sản xuất hợp lý, khoa học cùng với đội ngũ nhân viên được đào tạo thấm nhuần triết lý kinh doanh và phong cách làm việc của Toyota đã giúp Toyota đạt được những kết quả tốt đẹp như ngày hôm nay.

Qua thời gian nghiên cứu và phân tích, nhóm đưa ra những nhân tố chính tạo nên thành công của Toyota tại 2 thị trường Nhật Bản và Trung Quốc như sau:

2.3.1. Xây dựng nhiều mạng lưới nhà máy, kênh phân phối rộng khắp tại thị trường Nhật Bản, Trung Quốc đồng thời phát triển tốt hệ thống cung ứng linh kiện từ các nước trong khu vực do vậy tận dụng tối ưu các nguồn lực 2.3.2. Áp dụng các chiến lược đa dạng tại mỗi nước nhưng các chiến lược đó luôn

được xây dựng trên nền tảng chiến lược phát triển bền vững của Tậpđoàn Toyota tại Nhật Bản và đổi mới thích nghi tại mỗi nước (thành công tại Nhật Bản, Trung Quốc) để đối phó với những thách thức của chính sách kinh tế chính trị tại mỗi nước

Tập đoàn Toyota làm được điều này vì luôn luôn xác định mục tiêu chính các chiến lược phải đạt được, và các chiến lược phải xây dựng trên nguyên tắc cơ bản trọng tâm và phải được điều chỉnh kịp thời dựa vào các yếu tố của chính sách chi phối hiện tại và trong tương lai.

2.3.2.1. Mục tiêu chính của các chiến lược

“Gia tăng giá trị của Tập đoàn, chiếm lĩnh thị phần thông qua việc luôn tìm cách hạ thấp chi phí sản xuất, duy trì chất lượng cao, sản xuất nhiều loại xe khác nhau, và có một thiết lập mức giá rất cạnh tranh và lợi nhuận cao. Sự phối hợp này là sự hợp nhất duy nhất".

2.3.2.2. Nguyên tắc cơ bản trọng tâm

Hướng phát triển sản phẩm (bao gồm tất cả các sự phối hợp, việc phát triển sản phẩm mới).

Nhà cung cấp cơ sở (chất lượng của các nhà cung cấp, trình độ kỹ năng, năng suất sản xuất, kỹ thuật).

Năng lực sản xuất (tiêu chuẩn chất lượng, năng lực sản xuất, kỹ thuật).

Khả năng phục vụ.

Chuỗi cung cấp.

Luật lao động tại mỗi quốc gia.

Sự tác động của việc ứng dụng công nghệ kỹ thuật.

2.3.2.3. Các chính sách chi phối hiện tại và tương lai tại nơi đầu tư luôn được quan tâm

Đầu tư trực tiếp của nước ngoài.

Thuế nhập khẩu.

Ưu đãi cho nghiên cứu và phát triển.

Góc độ về môi trường.

Các thước đo khác.

2.3.2.4. Sự điều chỉnh thông qua các chỉ tiêu Điều chỉnh lãi suất chi phí sử dụng vốn.

Gia tăng tỷ lệ lợi nhuận (thông qua biện pháp cắt giảm các loại chi phí).

Điều chỉnh nguồn nhân lực theo hướng thuận lợi.

Các chỉ tiêu trên sẽ điều chỉnh khi có các lý do như: áp lực giảm chi phí từ Tập đoàn, các biện cắt giảm chi phí, những kỳ vọng cao về tỷ suất sinh lợi.

2.3.3. Các chiến lược của Toyota tại các nước được hoạch định, tổ chức, kiểm tra sát theo các mục tiêu của Tập đoàn Toyota tại Nhật Bản đề ra và luôn được hiệu chỉnh kịp thời trong bối cảnh kinh tế, chính trị tại mỗi nước

Việc chú trọng ngân sách lớn cho việc nghiên cứu các khâu phát triển, thiết kế, sản xuất, bán hàng và hoạt động marketing trong việc kết hợp với các nhà kinh cung ứng nguyên liệu và các nhà cung cấp sản phẩm, tạo được tính thống nhất liên hoàn trong việc thực hiện luôn hướng về mục tiêu chính của Tập đoàn và góp phần giảm chi phí rất nhiều, làm gia tăng giá cạnh tranh của sản phẩm và hạn chế được rủi ro tại mức thấp nhất.

Việc chi cho nghiên cứu phát triển hàng năm luôn được đảm bảo trong hạng mục nguồn ngân sách tài chính: hàng năm chi hơn 15 triệu USD cho lĩnh vực này.

Ban Kiểm Soát và Quản Trị kinh doanh luôn có sự linh hoạt sáng tạo trong việc điều chỉnh các yếu tố trong chiến lược bị tác động bởi các nhân tố thuộc

chính sách kinh tế chính trị của mỗi nước chi phối, nhằm giảm rủi ro tại mức thấp nhất và đạt được hiệu quả cao nhất trong mục tiêu hiệu quả chung của Tập đoàn Toyota.

Các chiến lược tai mỗi nước từ giai đoạn thiết lập, đến triển khai và kiểm soát đều luôn dựa vào các chỉ tiêu mục đích chính của Tập đoàn Toyota để làm yếu tố căn bản cốt lõi, do vậy tạo được tính thông suốt liên kết các mục tiêu đó từ Tập đoàn Toyota chính tại Nhật Bản đến các nước khác.

2.3.4. Chiến lược đa dạng về sản phẩm đạt được hiệu quả cao trong việc xây dựng chiến lược sản phẩm theo phân khúc thị trường, theo thị hiếu và khả năng tài chính của khách hàng. Mỗi một quốc gia sẽ chọn một dòng sản phẩm đặc trưng nhất làm tiên phong khi tiến hành xâm nhập thị trường đó, sau khi thâm nhập thị trường thành công sẽ phát triển mở rộng. một sản phẩm phải đạt các yêu cầu chính là: lien tục cải tiến mẫu mã và triệt để tiết kiệm năng lượng, chất lượng luôn là mối quan tâm hàng đầu, sản phẩm có tính an toàn và độ bền cao với thời gian

Toyota thiết kế sản phẩm luôn mở rộng phát triển theo xu hướng cải tiến theo kịp thị hiếu của thời đại, thị hiếu tiêu dùng của khách hàng và đáp ứng các tiêu chuẩn về môi trường xanh như giảm CO2, tiết kiệm xăng, sử dụng các nguyên liệu thay thế để đảm bảo được môi trường sinh thái tốt tại mỗi quốc gia và xây dựng các chiến lược marketing linh động tại mỗi thị trường thông qua việc luôn tiên phong áp dụng các kỹ thuật công nghệ hiện đại tiên tiến nhất (tập trung phát triển công nghệ Hybrid).

Nhật Bản: các dòng sản phẩm là những dòng sản phẩm mới tiên phong về mẫu mã, tạo lực hút tiệu thụ tại thị trường. như dòng sản phẩm: Blade, Voxy, ist, Vanguard, mark X zio, …Chính phủ Nhật Bản và người tiêu dùng luôn ủng hộ cho các dòng sản phẩm đáp ứng được các tiêu chí trên.

Trung Quốc: Tiến hành mở rộng phân khúc sản phẩm đáp ứng công nghệ hiện đại mà giá rẻ và các dòng xe nhỏ, xe tải nhỏ, và theo thị trường mới nổi lên, sau đó mở rộng các dòng xe khác.

2.3.5. Chính sách quản lý phát triển nhân lực đã góp phần tạo ra giá trị Tập đoàn Toyota ngày càng gia tăng, làm cho chi phí quản lý giảm, phát huy được

sức mạnh tinh thần tập thể trong việc xây dựng tinh thần làm việc để tạo ra giá trị gia tăng của Toyota góp phần làm gia tăng giá trị kinh tế của đất nước và tạo ra sức mạnh quyết tâm đồng lòng vượt qua khó khăn và khả năng phát huy sang tạo hiệu chỉnh kịp thời khi gặp các yếu tố kinh tế chính trị của nước sở tại chi phối

Chính sách quản trị nhân lực xây dựng luôn xem trọng yếu tố con người là cơ bản tại các nước đầu tư, và mang đậm phong cách quản trị của Tập đoàn Toyota thông qua các tiêu chuẩn quản trị hoạt động như:

Mọi người đều là thành viên quan trọng không thể thiếu trong mỗi mắc xích hoạt động của Tập đoàn, Mỗi thành viên Công ty luôn nắm rõ mục tiêu chính kinh doanh của Công Ty thông qua triết lý kinh doanh của Công Ty, Công ty luôn coi trọng những cộng sự gắn bó lâu với công ty nhiều năm, luôn đánh giá cao sự hợp tác làm việc tập thể và khả năng sáng tạo mà mỗi cá nhân đóng góp.

Những chính sách quản trị mới luôn được các nhà quản trị đưa ra thử nghiệm nhiều lần trước khi áp dụng triển khai để hạn chế hậu quả sai sót.

Những chính sách sau khi được thử nghiệm nhiều lần được sự đồng ý của các cấp đến nhà lãnh đạo cao nhất thì sẽ đưa vào thực hiện, điều này thể hiện tính đồng thuận cao về việc chấp nhận chính sách mới đó và khả năng thực hiện cao trong Công ty.

2.3.6. Quản trị phối hợp với các nhà cung cấp, nhà phân phối các hệ thống bán hàng đạt sự thống nhất về chính sách marketing chung trong từng khu vực và trong từng quốc gia, vừa phát triển được trong định hướng chung của Tập đoàn vừa tạo ra sự phát triển linh hoạt của mỗi chính sách tại mỗi nước.

Toyota Motor xem các hệ thống, các nhà phân phối là một bộ phận không thể thiếu trong bộ máy của Tập đoàn Toyota, luôn có sự hỗ trợ quan tâm đầu tư về vật chất hay hỗ trợ đào tạo con người, các nhà cung cấp và phân phối hoạt động phối hợp nhịp nhàng như là một bộ phận thiết yếu và hợp nhất trong sự cam kết đạt tiêu chuẩn chất lượng cao.

Tóm lại, sự thành công của Tập đoàn Toyota tại thị trường Nhật Bản và Trung Quốc dựa vào hai nền tảng cơ bản, đó là: sự phát triển cơ bản bền vững, và sự đổi mới:

Sự phát triển cơ bản bền vững dựa vào:

Nhân tố con người.

Nghiên cứu và phát triển.

Sản xuất.

Những đóng góp cho xã hội.

Sự đổi mới chủ yếu dựa vào:

Công nghệ.

Thị hiếu khách hàng.

Xu hướng phát triển trong tương lai của thị trường.

Chiến lược tương lai phòng thủ, cạnh tranh và đánh bại đối thủ.

Một phần của tài liệu Tiểu luận Môn Quản Trị Kinh Doanh Quốc Tế Công ty TOYOTA (Trang 25 - 30)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(36 trang)
w