Cấu kiện quang hình học dùng trong thông tin quang

Một phần của tài liệu CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (Trang 215 - 220)

Chương 8: Cấu kiện quang điện tử

8.5 Cấu kiện quang hình học dùng trong thông tin quang

8.5.1. Khái nim v k thut thông tin quang.

Bộ lọc quang liên quan đến kỹ thuật ghép kênh phân chia theo bước sóng -WDM. Vì mỗi một nguồn sáng đơn sắc có độ rộng phổ hẹp, nên trong truyền dẫn nó chỉ sử dụng một phần rất nhỏ băng truyền dẫn của một sợi quang. Ghép kênh phân chia theo bước sóng sẽ tạo ra rất nhiều kênh phổ sử dụng đồng thời.

0,6 0,8 1,0 1,2 1,4 1,6 1,8 2.0 10

8 6 4 2 0

Độ rộng phổ có sẵn chưa dùng của các nguồn quang khác nhau

Độ rộng phổ của một nguồn đơn

Suy hao sợi quang [dB/km]

) (μm λ

Hình 8- 48: Một nguồn quang đơn sử dụng một phần rất nhỏ băng truyền dẫn của phổ có sẵn của sợi quang ghép kênh phân chia theo bước sóng

(WDM) tạo ra rất nhiều kênh phổ sử dụng đồng thời.

Từ hình 8- 48 ta thấy có rất nhiều vùng hoạt động phổ có thể thêm vào. Một cách lý tưởng, sự tăng đột biến dung lượng thông tin của một sợi quang có thể đạt được bằng việc truyền dẫn đồng thời các tín hiệu quang trên cùng một sợi quang từ nhiều nguồn ánh sáng khác nhau có các bước sóng đỉnh bức xạ đặt cách nhau một cách chính xác. Bởi mỗi nguồn sáng hoạt động tại một bước sóng đỉnh khác nhau, tính toàn vẹn của các tin tức độc lập từ mỗi nguồn được duy trì để việc chuyển đổi tuần tự sang tín hiệu điện ở đầu thu. Đây là cơ sở của ghép kênh phân chia theo bước sóng (WDM).

Hai cơ cấu WDM khác nhau mô tả trong hình 8- 49 và hình 8- 50. Trong hình 8-49, linh kiện WDM đơn hướng được sử dụng để kết hợp các bước sóng mang tín hiệu khác nhau trên một sợi quang đơn tại một đầu và để tách chúng vào bộ tách quang thích hợp tại đầu kia.

Sơ đồ hệ thống WDM hai hướng được mô tả trong hình 8- 50. Sơ đồ này gồm việc gửi tin tức trong một hướng tại một bước sóng λ1 và đồng thời trong hướng ngược lại tại bước sóng λ2.

Trong các hệ thống thông tin quang trong hai hình trên, các bộ ghép kênh phân chia theo bước sóng có hai loại được sử dụng rộng rãi nhất là các linh kiện tán sắc cạnh như các lăng kính hoặc các cách tử, và các bộ lọc màng mỏng hoặc các linh kiện tích hợp quang đơn mốt.

8.5.2. B lc quang bng các linh kin tán sc (hay b ghép kênh tán sc cnh).

Sơ đồ của một bộ ghép kênh tán sắc cạnh được mô tả trong hình 8- 51 đối với hệ thống 3 bước sóng sử dụng, ở đó

λ θ d

d là độ tán sắc cạnh của linh kiện.

Kênh 1 Kênh 1 Kênh 2 Sợi quang đơn Kênh 2

λ1, λ2,... λN

Kênh N Kênh N

Nguồn λ1 Linh Tách quang λ1

kiện WDM Linh

kiện WDM Nguồn λ2

Nguồn λN

Tách quang λ2

Tách quang λN

Hình 8- 49 : Hệ thốngWDM đơn hướng kết hợp N tín hiệu độc lập để truyền trên 1 sợi quang đơn.

Kênh vào Kênh ra Sợi quang đơn

Kênh ra λ1 Kênh vào λ2

Linh kiện WDM

Linh kiện WDM Nguồn λ1

Nguồn λ2

Tách quang λ1

Tách quang λ2

Hình 8- 50: Hệ thống WDM hai hướng, trong đó, hai bước sóng hoặc nhiều hơn được truyền đồng thời trong các hướng ngược nhau trên cùng một sợi quang.

Khi linh kiện sử dụng như một bộ phân kênh, ánh sáng từ sợi quang đi ra được chuẩn trực bằng thấu kính L1 (gọi là thấu kính chuẩn trực) và đi qua phần tử tán sắc cạnh và nó được phân chia thành các kênh có bước sóng đi vào các chùm tia có định hướng không gian khác nhau. Thấu kính L2 (thấu kính hội tụ) sẽ hội tụ các tia đầu ra vào các sợi quang thu thích hợp hoặc các bộ tách quang thích hợp. Sự tán sắc tuyến tính

dx tại các sợi quang thu được xác định:

λ

= θ

λ d

.d d f

dx (8. 43)

ở đây f là chiều dài tiêu cự của thấu kính L2.

Trong trường hợp lý tưởng không có quang sai, độ rộng phổ nguồn zero, tổn hao chèn nguyên tính và xen tiếng zero nếu các tín hiệu ra được phân chia lớn hơn đường kính của nó (dk), nghĩa là:

. dk

d

dx Δλ≥

λ (8. 44)

với: Δλ - khoảng cách phổ giữa các kênh (khoảng cách bước sóng).

dk - đường kính của sợi quang

Ở đây giả thiết rằng tất cả các sợi quang (phát và thu) đều có cùng đường kính dk và khẩu độ số NA.

Để thu nhận tất cả ánh sáng từ sợi quang phát, thấu kính chuẩn trực L1 cần có đường kính b thoả mãn điều kiện:

n'

f NA 2

b> (8. 45)

trong đó n’ là chiết suất của môi trường giữa thấu kính L1 và linh kiện tán sắc cạnh.

Kết hợp công thức (8. 43), (8. 44) và (8. 45), ta có:

⎟⎠

⎜ ⎞

⎛ λ λ θ Δ

⎟⎠

⎜ ⎞

d d ' d n 2 NA b

k

(8. 46)

Trong các hệ thống thực tế, chùm tia ra bị trải rộng ra ngoài bởi kích thước hữu hạn của nguồn sáng và kết quả tán sắc cạnh do sự trải rộng bước sóng của độ rộng phổ của nguồn. Độ tăng tỉ lượng S của đường kính chùm tia được tính gần đúng bằng:

( )w.d ( )NA

m b 1

'

S= b− ≈ + k (8. 47)

λ θ d d

Thấu kính L1 Thấu kính L2

Sợi quang

3 2

1 λ λ

λ

Phần tử tán sắc cạnh

λ1

λ2

λ3

Hình 8- 51:Sơ đồ biểu diễn một phần tử WDM tán sắc cạnh cho 3 bước sóng. Nhiều bước sóng có thể kết hợp hoặc phân chia với loại linh kiện này.

214 trong đó: m – số lượng các kênh bước sóng

b’ - đường kính của thấu kính L2.

w - độ dài tuyến tổng từ đầu ra của thấu kính L1 đến đầu vào của thấu kính L2

Để loại bỏ hiện tượng tràn đầy độ mở số của sợi quang thu, độ trải rộng tia sáng tổng cần phải là một phần nhỏ đường kính của thấu kính chuẩn trực, nghĩa là S<1.

Một số lớn các kênh có thể được kết hợp và phân chia với các phần tử ghép kênh tán sắc cạnh. Hầu hết các linh kiện này sử dụng liên hợp thấu kính – cộng – cách tử (grating – plus - lens). Đôi khi người ta dùng lăng kính làm phần tử tán sắc cạnh. Các tổn thất chèn tiêu biểu khoảng từ 1 ÷ 3 dB, và mức tiếng xen vào khoảng từ –20 dB đến –30 dB.

8.5.3. B lc quang màng mng .

Trong phần này chúng ta sẽ nghiên cứu về bộ lọc quang màng mỏng. Hoạt động của một phần tử ghép kênh loại bộ lọc được mô tả trong hình 8- 52 cho hoạt động của hai bước sóng.

Các bộ lọc được thiết kế để truyền ánh sáng cho một bước sóng cụ thể và để hoặc hấp thụ, hoặc phản xạ tất cả các bước sóng khác.

Các bộ lọc loại phản xạ thường được sử dụng vì tổn hao của các bộ lọc loại hấp thụ có xu hướng tăng cao hơn (cao hơn 1dB).

Bộ lọc phản xạ gồm một tấm kính phẳng, bên trên nó nhiều lớp màng mỏng chất cách điện khác nhau được lắng đọng tuỳ theo tính chọn lọc của bước sóng. Các bộ lọc này có thể sử dụng nối tiếp thành chuỗi để phân chia thêm các kênh bước sóng. Sự phức tạp cũng tăng theo số lượng các bộ lọc nối tiếp và sự tăng tổn hao tín hiệu cũng xảy ra với việc tăng thêm các bộ ghép kênh nối tiếp. Nhìn chung chỉ nên hạn chế hoạt động đến 2 hoặc 3 bộ lọc (có nghĩa là hoạt động 3 hoặc 4 kênh).

λ1, λ2 λ2

Sợi quang

Bộ lọc Thấu kính

λ1

Hình 8- 52 : Bộ lọc màng mỏng nhiều lớp phản xạ sử dụng cho WDM.

Linh kiện này trong suốt tại bước sóng λ2 và phản xạ tại bước sóng λ1. Các dải thông

của kênh Khoảng điều chỉnh của bộ lọc

Khoảng cách Độ rộng băng của giữa các kênh bộ lọc điều chỉnh ≈ B

Trong thiết kế các hệ thống WDM, cần phải chú ý làm giảm đến mức thấp nhất các yếu tố gây ra sự giảm sút phẩm chất ngoài biên của đường truyền. Trên đây là các linh kiện WDM thụ động, độ chọn lọc bước sóng của chúng được cố định. Người ta cũng phát minh ra các phần tử WDM tích cực, các phần tử này được chuyển một cách tích cực hoặc được điều chỉnh theo bước sóng. Giữa các phần tử WDM tích cực là nguồn đa bước sóng và các tổ hợp tách quang, các laser có khả năng điều chỉnh bước sóng, và các bộ lọc có thể điều chỉnh bước sóng.

Khái niệm về việc bộ lọc có thể điều chỉnh được mô tả trong hình 8-54. Trong phương pháp này, các tín hiệu tin tức khác nhau được gửi vào các kênh tần số riêng của độ rộng băng B. Bằng việc sử dụng một bộ lọc với dải thông có độ rộng B mà nó có thể điều chỉnh trên khoảng tần số của các kênh này, người ta có thể chọn được kênh theo yêu cầu.

Hình 8- 54 mô tả một ví dụ về một bộ lọc có thể điều chỉnh bước sóng (a wavelength- tunable- filter). Ở đây, một phần tử đa cấp lưỡng chiết suất cấu tạo từ hai ống dẫn sóng bằng thạch anh (a birefringent multiple- order element) được đặt giữa hai bộ tách tia phân cực (polarizing beam splitters).

Công suất ra P của ánh sáng tại các cảng ra A và B liên hệ với công suất vào P0 bằng công thức:

P = ⎟

⎜ ⎞

⎛ ± Δ

λ π nL cos2

2 1 P0

(8. 48) Trong đó: - Δn : độ chênh lệch giữa chiết suất thông thường và chiết suất

khác thường của vật liệu lưỡng chiết.

- λ : độ dài bước sóng.

- dấu ± liên quan đến các cảng A (dấu +) và cảng B (dấu -).

Sự biến đổi hình sin của phổ ra có thể được thay đổi bằng cách thay đổi độ dài đường truyền L đi qua tinh thể. Điều này đạt được bằng cách di chuyển một trong các tấm thạch anh lên trên hoặc xuống dưới. Sự thay đổi chiều dài theo cấp bậc chu kỳ quay phân cực sẽ xác định vị trí của kênh, còn các thay đổi lớn hơn sẽ sửa đổi sự đặt cách của các kênh. Vì tuyến quang là thuận nghịch, linh kiện này có thể được sử dụng như là bộ ghép kênh và hoặc như là bộ phân kênh đều được.

Một phần của tài liệu CẤU KIỆN ĐIỆN TỬ HỌC VIỆN CÔNG NGHỆ BƯU CHÍNH VIỄN THÔNG (Trang 215 - 220)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(230 trang)