Tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên đất

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 79 - 89)

Chương 1 TỔNG QUAN VỀ TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU

2.3. Tri thức địa phương về quản lý nguồn tài nguyên đất

Trong xã hội truyền thống (từ Cách mạng tháng Tám năm 1945 trở về trước), người Mường ở Thanh Hoá nói chung, huyện Bá Thước nói riêng đều chịu sự thống

75

trị của tầng lớp lang đạo. Tuy các mường thuộc sự quản lý của các dòng họ khác nhau nhưng những quy định, luật tục, ở các mường lại cơ bản giống nhau. Xã hội Mường trước đây đã có sự phân hoá giai cấp, song chưa có sự phân hoá sâu sắc.

Tầng lớp thống trị đứng đầu mỗi mường lớn là cun, mường nhỏ là lang, mỗi mường có nhiều làng (ít thì 4 - 5 làng, nhiều thì 10, 15 làng)(11), trong đó làng trung tâm là làng Chiềng (làng Chu), đứng đầu mỗi làng là đạo. Tục ngữ Mường có câu

Đật cò lang, láng cò đáo” (Mường có lang, làng có đạo)(12). Đây là chế độ cha truyền con nối để cai quản đất mường. Trên thực tế, cun hay lang chỉ trực tiếp quản lý một số làng ở trung tâm mường, cụ thể là làng Chiềng. Lang cun vừa là chủ Chiềng, vừa làm chủ toàn mường. Dòng họ lang đạo của người Mường ở Bá Thước chủ yếu là dòng họ Hà, Phạm, Lê, Cao. Về quan hệ giữa cun hoặc langđạo ngoài quan hệ dòng họ còn là quan hệ thứ bậc giữa ngành cả và ngành thứ, đạo phải tuân thủ quy chế của cun - lang hay quy chế của chiềng. Nhƣ vậy, lang đạo có quyền hành rất lớn về mặt kinh tế, hành chính và tinh thần. Về tinh thần có thể người đó là thuỷ tổ của dòng tộc, hoặc là người có công khai phá đất mường. Về kinh tế thì lang đạo cai quản các làng trong mường, ngoài ra nhân dân còn phải lao dịch không công trên những thửa ruộng rộng và tốt của nhà lang, mỗi khi nhà lang có cưới xin, ma chay, làm nhà thì nhân dân các làng phải đóng góp để lo việc cho nhà lang, hay mỗi khi đi săn về đƣợc thú lớn cũng phải biếu nhà lang. Triều đình, quan lại phong kiến và cả thực dân Pháp sau này quản lý vùng mường đều phải thông qua tầng lớp lang đạo, còn lang đạo quản lý trực tiếp dân Mường. Đến thời nhà Nguyễn (Minh Mạng thứ 16, năm 1836) mới chính thức đặt chế độ lưu quan ở một số huyện miền núi Thanh Hoá, song thực ra chỉ thực hiện đƣợc ở 2 huyện Cẩm Thuỷ và Thạch Thành. Các huyện còn lại, trong đó có huyện Bá Thước, nhà Nguyễn đã hợp pháp hoá cho một số lang đạo có thế lực làm tri châu như trường hợp họ Phạm ở Ngọc Lặc, họ Lê ở Lang Chánh, họ Quách ở Nhƣ Thanh, họ Hà, họ Phạm ở Bá Thước, đối với các tổng, làng thì các lang đạo trở thành chánh tổng, lý trưởng, xã chòm. Sau Cách mạng tháng Tám (1945) cho đến khi hoà bình lập lại (1954) chế độ lang đạo ở Thanh Hoá mới hoàn toàn đƣợc xoá bỏ.

76

Trong thời kỳ phong kiến, đất đai, rừng núi, sông suối, chim thú về nguyên tắc thuộc quyền quản lý của nhà lang. Vì vậy, người Mường có câu tục ngữ: “Con cu cướm là của nhà đạo, con sáo là của nhà lang. Nhỏ là con bố con mế lớn là con lang con cun”. Vùng Mường Bá Thước, cụ thể như mường Khô, mường Ống, mường Ai…, lang đạo trên danh nghĩa là quản lý toàn mường từ đất đai, rừng núi, sông suối. Song trên thực tế đất đai do cộng đồng làng quản lý, lang đạo chỉ quản lý một vài thửa ruộng tốt, nên tục ngữ Mường có câu: “Ruộng nào to mà chẳng ruộng nhà lang”. Dân trong làng có trách nhiệm cày cấy thu hoạch cho nhà lang.

Mặc dù có quyền hành lớn nhƣng không phải là vô hạn, bởi vì bên cạnh quyền lợi lang đạo phải có nghĩa vụ đối với mường, với dân. Phải bảo vệ dân khỏi bị cướp bóc, trộm cắp; cứu giúp dân khi bị đói do hoạn nạn, mất mùa và xét xử những vụ xích mích giữa những người dân trong mường, trừng trị kẻ có tội. Nếu lang đạo nào không làm tròn nghĩa vụ là ác độc, không đƣợc lòng dân. Hội đồng quan lang có quyền phế truất lang đạo để đưa người khác lên thay hoặc đón lang đạo khác về. Hoặc sống không cần lang đạo như ở Ngọc Ấn (Ngọc Lặc), Mường Nang (xã Giao An, Lang Chánh) và một số nơi khác có nơi giết lang đạo ác nhƣ ở Ngọc Lặc [73, tr.62].

Nhìn chung, các làng Mường ở Bá Thước trong xã hội truyền thống thuộc sự quản lý của các dòng họ lang đạo. Lang đạo có vị trí và trách nhiệm quan trọng trong việc duy trì ổn định xã hội cũng nhƣ quản lý chung nguồn tài nguyên trong địa phận làng, mường. Đến thời kỳ Pháp thuộc tầng lớp lang đạo ở Thanh Hoá nói chung và ở Bá Thước nói riêng được thực dân Pháp sử dụng và duy trì thiết chế cũ để quản lý xã hội Mường. Đến khi hòa bình lập lại (1954) chế độ lang đạo ở Bá Thước hoàn toàn được xóa bỏ.

2.3.2. Quản lý đất ruộng

Về quản lý đất đai nói chung, theo luật tục của người Mường trước đây quy định ranh giới đất đai đƣợc tính theo cách phân thuỷ, có nghĩa tính từ ngọn đồi, nước chảy về làng nào thì đất đai thuộc sự quản lý của làng đó. Người Mường trước đây còn phân định địa giới đất đai giữa các làng, các mường bằng cách chọn người

77

ở hai làng hoặc hai mường đi bộ cùng xuất phát một thời điểm và cùng đi đến một khu vực đất đai chưa được xác định cụ thể giữa hai bên. Những người đi bộ này gặp nhau ở đâu thì chọn chỗ đó làm ranh giới của hai làng. Ngoài ra, giữa các làng, các mường còn lấy con suối, sông, hoặc cây cổ thụ, ngọn đồi, ngọn núi làm mốc phân định đất đai. Lang đạo, hay trưởng làng và người đứng đầu các dòng họ giữa các đời có trách nhiệm chỉ dẫn trao truyền lại mốc ranh giới để con cháu tiếp quản tài sản đất đai, rừng núi, sông suối… của cha ông. Những quy ƣớc đó hầu hết không được ghi lại trong sách vở nhưng nhân dân các làng, các mường vẫn nhớ rất rõ đất đai, rừng núi và tài sản nói chung của làng mình. Đồng thời họ có ý thức rất cao trong việc công nhận đất đai của làng khác cũng nhƣ xác định và quản lý đất đai và tài sản chung của làng mình. Do vậy, trong xã hội truyền thống giữa các làng bản hầu nhƣ không xảy ra tình trạng tranh giành hay chiếm đoạt đất đai lẫn nhau. Đây là một trong những ưu điểm về quản lý tài nguyên của người Mường.

Đối với đất ruộng, trước Cách mạng tháng Tám (1945), ruộng đất của đồng bào Mường nói chung và người Mường ở Bá Thước nói riêng được chia làm 4 loại:

ruộng lang, ruộng chức dịch, ruộng công và ruộng tƣ. Về cơ bản, ruộng đất ở các mường là đất công mà dân gọi là “ruộng phần”. Ruộng phần này có thể bị lấy lại khi gia đình phạm tội nặng hoặc nhà không có con trai, chỉ có con gái, các con gái đi lấy chống. Trường hợp này gọi là “thu lụi”. Ruộng bị thu có thể nhà lang nhập vào ruộng nhà mình hoặc chia cho các đạo, các chức việc trong mường.

Quản lý ruộng nước truyền thống của người Mường theo từng làng. Trong thời kỳ phong kiến, mặc dù nhà lang nắm quyền chi phối ruộng nước như chia và rút lại các loại ruộng của các chức dịch và người dân, tuy nhiên, họ lại không có toàn quyền đối với ruộng nước. Họ bao chiếm nhiều ruộng đất tốt làm ruộng riêng.

Loại ruộng này thường nằm ở những cánh đồng làng Chiềng - trung tâm của mường. Tên loại ruộng này người Mường còn gọi là “ruộng đạc”. Đây là đám ruộng liền thửa, đất tốt nằm ở ven làng, giữa đồng, dân Mường trước đây quen gọi là ruộng Khậm hoặc ruộng Khầm. Bởi vậy, trong dân gian Mường có các câu truyền ngôn “Khầm Lấp nhà lang Đẹ, không bằng Khậm Ké nhà lang Voong”, hoặc

78

Khậm Đô nhà Cun Phấm không bằng Khậm Lấm nhà Cun Khô”. Theo ông Cao Sơn Hải (73 tuổi, người Mường, xã Cẩm Tú, huyện Cẩm Thuỷ - Nhà sưu tầm và nghiên cứu văn hoá dân gian) cho biết: Tuy chưa có điều kiện khảo sát tất cả các

“ruộng Khậm” nói trên nhưng riêng Khậm Ké thuộc làng Chiềng Voong (xã Cẩm Quý - Cẩm Thuỷ) cấy được 5000 bó mạ, tức khoảng 10 mẫu tương đương 5ha.

Từ thực tế trên cho thấy ruộng đất nằm trong sự quản lý trực tiếp của lang đạo (gọi là ruộng lang) là không nhỏ. Tuy nhiên, thực tế cũng cho thấy lang đạo không thể tự do biến ruộng của chức dịch và người dân thành ruộng lang được. Đối với các loại ruộng dành riêng cho gia đình, dòng họ mình, nhà lang cũng chỉ có quyền sử dụng hoặc cầm cố chứ không có quyền bán đứt.

Mỗi làng có một phạm vi, ranh giới rõ ràng và chỉ có người dân trong ở làng đó mới được sử dụng. Nếu như người ở nơi khác muốn sử dụng đất của làng hoặc là phải trở thành thành viên của làng hoặc phải xin phép của người đại diện [15]. Ở một số làng, cụ thể như làng Cò, làng Lượn (Mường Khô) những người từ nơi khác đến sinh sống trong làng còn phải nhận làm con nuôi và đổi họ theo họ lớn và có thế lực nhất trong làng để đƣợc che chở và nhận ruộng gọi là “họ nong”.

Nguyên tắc trong quản lý đất đai phổ biến ở người Mường là quyền của người tiên chiếm. Các làng Mường được thành lập chủ yếu bắt đầu từ một hoặc vài gia đình đến khai phá và dần dần thu hút dân từ nơi khác đến ở. Những gia đình ở xóm Cốc (làng Sèo, mường Khô) chính là những người đến đầu tiên để khai đất lập làng, các gia đình ở 8 xóm còn lại là những gia đình đến vào những thời kỳ sau này.v.v... Ai đến trước thì chọn được những mảnh đất tốt để khai phá còn ai đến sau thì phải làm ở những mảnh đất xấu hơn. Những người đến sau cùng, hết đất thì phải xin đất của những người đến trước để cày cấy.

Hầu hết các làng của người Mường ở Bá Thước trước kia, đất ruộng phân chia làm hai phần. Phần thứ nhất gồm các mảnh ruộng trũng màu mỡ nhất ở ven làng, dễ làm nhất thuộc sự quản lý chủ yếu của nhà lang đạo và các chức dịch, phần còn lại thuộc về các hộ gia đình trong làng, gọi là ruộng công. Ruộng đất đƣợc chia cho các hộ gia đình theo nguyên tắc hộ đến trước được ruộng tốt hơn và hộ đến sau

79

thì nhận ruộng kém hơn. Gia đình các chức dịch, mặc dù đã nhận đƣợc phần đất ruộng chia theo chức vụ còn được hưởng phần đất chung của xóm.

Ở làng Sèo, xã chòm trước đây được làng ưu tiên cho nhận thêm một khoảnh ruộng tốt ở khu vực giữa cánh đồng Sèo để gia đình tự cày cấy lấy lúa làm quỹ hàng năm tổ chức lễ cúng thần làng.

Ngoài các loại ruộng trên không còn một loại ruộng nào khác. Do đó việc quản lý ruộng đất ở đây cũng rất đơn giản không phức tạp nhƣ nhiều vùng dân tộc khác đặc biệt là người Việt (Kinh) ở khu vực đồng bằng.

Các bờ ruộng không những có chức năng bảo vệ diện tích, giữ nước và tiêu nước mà còn là ranh giới, khẳng định chủ quyền đất đai của mỗi gia đình. Vì thế, theo quy ƣớc, ai đào cuốc bờ ruộng nhà khác là một hành động vi phạm đất đai.

Nếu hai gia đình chung nhau một bờ ruộng thì hàng năm cả hai gia đình phải có trách nhiệm bảo vệ tu sửa bờ ruộng.

Để quản lý ruộng nước, các làng đều có những quy ước cụ thể trong việc bảo vệ, đó là các gia đình trong xóm không đƣợc xâm phạm đến phần đất ruộng của nhau, không được phá bờ ruộng của người khác, không được tự tiện tháo nước từ các ruộng trên cho chảy xuống ruộng dưới nếu không được sự đồng ý của chủ ruộng trên. Đối với người Mường việc tranh chấp, ăn cắp, ăn trộm là những việc tối kỵ, những người già trong làng luôn luôn có trách nhiệm răn dạy con cháu phải sống có kỷ cương, không được làm những điều xấu.

Qua tìm hiểu được biết, trừ dòng họ lang đạo, các dòng họ còn lại của người Mường ở từng làng không có ruộng đất riêng (ruộng họ) mà ruộng đất là tài sản riêng thuộc sự quản lý của từng gia đình trong dòng họ. Dòng họ chỉ đóng vai trò điều hòa các mâu thuẫn trong dòng họ hoặc mâu thuẫn liên quan đến ruộng nước.

Với sự cố gắng của mình, không để cho đất ruộng nước bị thất thoát ra ngoài dòng họ. Gia đình chỉ chia thừa kế ruộng nước cho các con trai, “Roóng cha con cắn, chiều cha con ngối” (Ruộng cha con cày, chiếu cha con ngồi) là câu tục ngữ nói về nguyên tắc thừa kế này. Con gái, nếu không lấy chồng thì phải ở chung với bố mẹ.

Nếu bố mẹ mất thì ở chung với một trong số những anh em trai chứ không đƣợc

80

chia nhà hoặc chia ruộng. Hiếm thấy trường hợp con gái được chia phần ruộng đất.

Nhìn chung, trong xã hội truyền thống, quản lý đất ruộng của người Mường ở Bá Thước chủ yếu thông qua luật tục, quy ước. Song ý thức chấp hành của đồng bào rất cao, do đó rất ít khi xảy ra tình trạng tranh chấp, mâu thuẫn giữa các gia đình trong làng bản.

2.3.3. Quản lý đất nương rẫy

Nếu như ruộng nước được quản lý chặt chẽ theo xóm làng thì nương rẫy dường như quản lý lỏng lẻo hơn. Người Mường có câu tục ngữ: “Chệt một người mấn ná, chệt ba người mấn đốn” (Chết một người làm ruộng, chết ba người làm rẫy) để nói lên tầm quan trọng của rẫy không giống nhƣ ruộng.

Theo luật tục, ngoài những khu rừng đầu nguồn, rừng ma người dân được tự do khai phá đất nương. Đất rừng khi chưa khai phá là đất công của làng, nhưng khi khai phá thì đất đó thuộc về sở hữu riêng của gia đình. Do đó sau khi khai phá xong họ thường rào khu đất của mình lại bằng hàng rào tre, nứa, luồng hoặc gỗ để vừa ngăn trâu bò phá hoại đồng thời làm mốc ranh giới. Ngoài ra, họ có thể chôn đá làm các cột mốc, hoặc khi phát nương người ta dự tính trước phạm vi diện tích của nương, trên cơ sở đó để lại một số cây to làm mốc giới định vị. Đây là những cách quản lý nương phổ biến của người Mường ở Bá Thước.

Mặc dù việc phát nương làm rẫy chỉ giới hạn trong phạm vi của làng nhưng người ta hoàn toàn có thể làm nhờ nương trên đất của làng khác nếu như thiếu đất và được sự đồng ý của trưởng chòm. Người làng Muốt (mường Trám) trước đây thiếu đất nương trồng ngô đã sang làng Đèn (mường Đèn) mượn đất phát rừng làm nương. Nếu đất ruộng là tài sản chiếm hữu lâu đời thì đất nương các gia đình chỉ chiếm hữu quản lý trong thời gian canh tác, sau khi bỏ hoá trở thành đất sở hữu chung của làng.

Trong thời kỳ phong kiến, các gia đình nhận ruộng của làng thông qua sự điều phối của lang đạo, đồng thời phải có nghĩa vụ phục dịch nhà lang thông qua hình thức lao động không công và đóng góp vật chất nhƣ thóc gạo, rƣợu thịt khi nhà lang có việc hiếu hỷ... Trong khi đó, những gia đình làm nương lại không phải tuân theo những quy định này. Những gia đình chuyên làm nương thường xuất phát từ những hoàn cảnh

81

đông anh em, ruộng nước ít hoặc những lý do khác như bị thu ruộng đất, chiến tranh..., buộc phải bỏ đi sâu vào trong vùng rừng núi để tìm kiếm những mảnh đất có thể canh tác. Họ trở thành đứa nương (người sống bằng nương). Đôi khi xuất hiện một chòm những gia đình làm nương trên núi mà người Mường gọi là làng chèo, đất thín. Những gia đình này ràng buộc một cách lỏng lẻo với các lãnh chúa ở chân núi bằng những cống nộp sản phẩm rừng định kỳ hàng năm [127]. Tuy nhiên, những trường hợp này ở người Mường Bá Thước rất hiếm.

Ở thời kỳ hợp tác xã nông nghiệp (những năm 1960 - 1970), nếu nhƣ các gia đình không có quyền quản lý, sử dụng tư hữu đối với đất ruộng nước thì với nương rẫy lại khác. Ngoài tập trung sức người, sức của cho kinh tế tập thể thì các gia đình vẫn tranh thủ phát riêng một số mảnh nương như cách họ vẫn làm từ trước để bổ xung thêm nguồn lương thực. Các gia đình thuộc dòng họ lang đạo và các chức dịch hoạt động trong bộ máy lang đạo trước đây ở thời kỳ này bị thu hồi ruộng đất do đó họ cũng phải đi phát nương như nhiều gia đình thường dân khác. Đây là một thực tế chung ở hầu hết các làng Mường Bá Thước.

Trong quỹ đất canh tác, ngoài ruộng nước và đất nương, một số làng Mường ít nhiều còn có một loại đất gọi là đất khai hoang ở góc đồi, bãi sông, ven suối… Về mặt bản chất thì đây là loại đất tư. Loại đất này thường được thừa kế, hoặc bán đứt mà không ảnh hưởng hoặc làm biến động tình hình đất đai của làng xóm.

2.3.4. Quản lý đất thổ cư

Khác với đất ruộng nước và nương rẫy, đất thổ cư được các hộ gia đình quản lý trực tiếp hàng ngày. Đất thổ cư (bao gồm đất nhà ở và đất vườn) không chỉ đơn thuần là nơi ở mà còn là không gian gắn kết các thế hệ và các thành viên trong gia đình, thậm chí cả dòng họ. Đất thổ cƣ là nơi chôn rau cắt rốn của mỗi thành viên trong gia đình, vì thế nó không chỉ đơn thuần là đất ở mà nó còn gắn với nhiều kỷ niệm vui buồn nên khó xác định đƣợc giá trị cụ thể, nhiều khi trở thành tài sản vô giá. Từ ý nghĩa sâu xa đó, hiện tƣợng mua bán, chuyển nhƣợng loại đất này hầu nhƣ ít khi xảy ra. Bởi tính chất gia đình phụ hệ nên đất đai nói chung và đất thổ cƣ nói riêng được ưu tiên trao truyền cho con trai thừa hưởng. Những gia đình nhiều con

Một phần của tài liệu Tri thức địa phương về sử dụng và quản lý nguồn tài nguyên thiên nhiên của người Mường ở huyện Bá Thước, tỉnh Thanh Hóa (Trang 79 - 89)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(310 trang)