CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
2.1. Cảm hứng về cảnh sắc thiên nhiên
2.1.2. Cảnh sắc những miền đất lạ
Nguyễn Tuân mê xê dịch nhưng trong hoàn cảnh đương thời, ông không có nhiều cơ hội đƣợc xuất ngoại ra ngoài biên giới. Chuyến đi Thái Lan thời học sinh rồi bị bắt lại quản thúc coi nhƣ thất bại, nhƣng ông không ngừng tìm kiếm những cơ hội đƣợc đi ra khỏi biên giới để trải nghiệm cuộc sống nơi đất khách quê người. Chuyến đi Hồng Kông có thực được ông ghi chép lại trong du kí Một chuyến đi, còn những chuyến lênh đênh trên biển khắp thế giới châu Âu, châu Mĩ của nhân vật Bạch trong Thiếu quê hương là ông đi trong ước mơ, trong trí tưởng tượng vô cùng phong phú của mình.
Trước đó chắc cũng đã khá nhiều người Việt Nam có dịp đặt chân tới Hồng Kông nhƣ Phan Bội Châu cùng nhiều nhà ái quốc khác ghé Hồng Kông vào đầu thế kỷ XX trong lúc bôn ba hải ngoại tìm đường cứu nước. Tới mà "thăm thú" không biết đã có những ai, chỉ biết đến năm 1938 thì có Nguyễn Tuân.
Chính thức, Nguyễn Tuân qua Hồng Kông để đóng phim. Nhƣng đó chỉ là cớ để nhà văn thỏa mãn cái sở thích xê dịch nổi tiếng của mình. Với Nguyễn, ĐI đã là ĐẾN rồi! Nếu chỗ đến lại đáng thăm nữa, thì càng hay.
Đi xa, dễ thấy nhiều cái lạ. Chỉ kể những cái mà mắt ai cũng thấy đƣợc, bằng những lời mà ai cũng viết được, đã đủ lôi cuốn nhiều người đọc. Huống chi Nguyễn Tuân nhìn vừa bằng mắt y như mọi người vừa bằng một tâm hồn nhạy cảm khác thường và kể những cái đã thấy thành một thứ văn xuôi đẹp đẽ. Viết về "Một chuyến đi" xa, có khi Nguyễn không kể chuyện lạ nào hết, mà say sƣa vẽ tâm trạng Nguyễn. Vẫn là mình, nhƣng có khi ở nơi xa mình mới dễ thấy một nét chân tướng của mình! Du kí Một chuyến đi được coi như một dạng tự truyện, ông đã kể lại kỹ lƣỡng nhiều chuyện liên quan đến cái lần nhà tài tử nghiệp dƣ cùng với một số bè bạn trong chuyến đi Hồng Kông năm
ấy. Những trang đặc sắc để lại ấn tượng mạnh với người đọc là những trang ghi lại đƣợc một cách sắc sảo, tài hoa và chân thực một số nét riêng của phong cảnh cũng như phong tục trong sinh hoạt của con người trên đất Hương Cảng.
Rời cảng Đồ Sơn – Hải Phòng, con tàu say rƣợu Kinh Châu đƣa Nguyễn ra khơi trong tâm trạng hào hứng, phấn khích cực độ. Anh chàng lãng tử trẻ tuổi dường như không ngủ chỉ để tận dụng thời gian trải nghiệm hành trình. Qua thành phố Bắc Hải, tên tiếng Anh là Pakhoi, nổi tiếng là nơi đánh nhiều cá mực ngon. Những mái nhà lầu lợp toàn thứ ngói đá đen màu trắng mốc khiến Nguyễn liên tưởng đến “những con cá mực phơi được già nắng đang phô màu nắng ngon lành của thứ hải vị đắt tiền”. Mỗi hải trình qua đi với anh đều thật thú vị. Mảnh đất Hồng Kông hoa lệ đã hiện lên trong con mắt quan sát tỉ mỉ cảnh vật của người nghệ sĩ. Một thành phố sôi động, đông đúc với các phương tiên giao thông hiện đại. Đêm Hồng Kông rực rỡ thực sự là một kinh đô ánh sáng: Ánh sáng của Hồng Kông là ánh một kinh thành tự cháy bùng lên theo điện học làm mờ mắt và nóng mặt những lữ khách chưa quen [1;248]. Đây còn là thiên đường của sự ăn chơi giải trí đắt đỏ: đờn, hát, rƣợu chè. Mua danh, đốt cháy hết cơ nghiệp ở phố ăn chơi Sạch Sùng Chủi của khách thượng lưu chỉ trong một đêm, bởi “một thồi rượu hạng cuối cũng phải trả một trăm đồng bạc Anh, một đôi chục bạc để ăn một trái lê trái đào”
được người đẹp nơi đây cắt gọt nghệ thuật. Những cao lâu, tửu điếm san sát
“dội lại những tiếng đồng vọng trận cười”. Các khu ăn chơi ở Hồng Kông như Kim Lăng tửu điếm, khách sạn Quảng Châu sang trọng, lộng lẫy, hiện đại nhƣng đắt đỏ vì mỗi dịch vụ ở đây dù là đi tiểu, châm thuốc, chải bụi trên áo...cũng phải trả tiền “boa” rất hậu. Hồng Kông thực sự còn là nơi ăn chơi giải trí số một khi về đêm bến nước sáng như ban ngày, đèn thắp quá sao sa, soi mình xuống mặt nước cửa sông Châu Giang, nơi khách lãng tử yêu sống đêm, đổi ngày làm đêm không sợ thiếu chỗ tụ họp hành lạc [1;258] ở những kè đá bến Hương Cảng, tiệm hút hồng phiến, vũ quán, tửu điếm, nhà chứa, trà
đình... Những vũ nữ Hồng Kông trong những tiệm nhảy vô cùng xinh đẹp
“tiếng trong nhƣ thủy tinh, ấm áp nhƣ hạnh phúc” với những cái tên Tàu gợi cảm: Trần Lệ Liễu, Thu Muội Muội, Hoài Thanh Thanh, Cúc Tiểu Muội...
Không khí ăn chơi không kém Pari chút nào. Hương Cảng thực là đẹp lộng lẫy một cách dữ dội, xa xỉ một cách tàn nhẫn với khách phong lưu, nhưng ẩn chứa đằng sau sự phồn hoa ấy là những mảng tối buồn của bức tranh. Đó chính là cuộc sống của những người dân nghèo với rất đông những đứa trẻ lang thang đánh giầy kiếm tiền trên phố chẳng khác gì ở Việt Nam chúng cứ lăn xả vào giữa hai chân ôm lấy ống chân, rồi không đợi nói năng, lấy sì – đạt trát lia lịa trên mặt giầy, rồi chải nhanh như chớp [1;265].
Đơn độc ngay trên quê hương mình, trốn tránh mọi người, chỉ lấy sự lang thang chỗ này chỗ nọ làm vui, những tưởng ở Nguyễn Tuân đã chết hẳn con người bình thường. Nhưng không, đến khi có dịp xa quê thực sự, thì Nguyễn Tuân lại có một cái Tết thật buồn, đến mức người ta phải tự hỏi không biết đâu mới là bản chất thực của con người phiền toái, phức tạp, mâu thuẫn đó. Cảnh ông ăn Tết ở xứ người xảy ra vào đầu năm Dần (1939). Hiện lên trước mắt chúng ta là một bức tranh hai màu đối lập. Một bên là cảnh dân địa phương náo nức vui thú. Những tràng pháo dài hàng vạn quả đua nhau nổ dữ dội: Pháo nổ vang cả một góc trời Tàu. Xác pháo bay xuống như trận mưa khô...Xác pháo họ đốt rơi xuống mặt hè dầy có đến mười lăm phân tây. Xác pháo ngập mắt cá chân khách bộ hành là thường [1;329]. Những gốc đào tươi tua tủa hoa nhạt và nụ thắm. Đêm Hương Cảng đỏ rực với phiên chợ Tết “như cảnh bài trí trong một truyện thần tiên hoặc trong Liêu Trai”. Một bên là tâm trạng buồn thiu của người lữ khách cô độc, tiền không có, bạn cũng không, đi giữa đường vui phải giơ tay nắm chắc lấy lòng can đảm của chính mình để khỏi chán chường thêm: Tôi đi qua phố Hương Cảng như một thằng người máy, như một tên lính mệt mỏi từ mặt trận về; mắt mờ, hồn mê và chân vẫn bước. Vốn là điều làm nên sự kiêu hãnh của người lãng tử, sự khác người với
Nguyễn Tuân trong những ngày Tết năm ấy chỉ còn là một cái gì nặng nề, cô đơn, lòng lạnh giá không sao chịu nổi. Trong lúc tỉnh táo, tác giả cảm thấy rất rõ là mình đang đánh mất mình: Tôi chiều nay hằn học với số phận, dám cáu kỉnh với cả cuộc đời phiêu lưu mà xưa nay tôi vẫn ca ngợi. Chiều nay, tôi cũng muốn vứt đi một cái gì...Giữa cái tưng bừng của một thị trấn lớn, tôi lang thang, cô độc như một kẻ bị đi đày [1;330]. Nghe tiếng pháo nổ, ngắm sắc thắm hoa đào mà nỗi nhớ quê nhà trào dâng khôn xiết: chiều hôm nay, tôi tưởng như đang đứng ở phố Hàng Bồ, Hà Nội; cảm động, ngồi thừ ra, đâm nhớ quê hương và phần mộ ông bà, hương vòng, hương nén, trầm, bạch đàn nghi ngút cháy thi với bạch lạp [1;352]. Cảnh tƣợng cái Tết trong quá khứ đó với Nguyễn lúc này hiện lên thật ấm áp, đáng yêu. Nét đẹp văn hóa truyền thống ngàn xƣa bỗng chốc hiện về rõ rệt trong niềm bâng khuâng tiếc nuối.
Chưa bao giờ con người Nguyễn lại hiện ra yếu đuối, phức tạp đến thế: vừa hào hứng thích thú, vừa trống trải cô đơn! Song cũng cho thấy đây là lúc Nguyễn đáng yêu hơn bao giờ hết: sau cái lần vỏ ngạo ngƣợc, ngông nghênh, hoang tàng kia, hoá ra cũng rất mềm yếu, tình cảm, yêu và gắn bó với quê hương. Nghĩa là rất gần với mọi người, ta hiểu thêm một cái tôi Nguyễn Tuân lúc tha hương tha thiết yêu quê hương đất nước; cô đơn bất lực trước thực tại và càng yêu mến, trân trọng người nghệ sĩ có tấm lòng thiết tha với cái đẹp.
Chứng tỏ những ký ức, con người gắn bó truyền thống, con người bổn phận trách nhiệm luôn tồn tại trong tiềm thức chứ không hẳn chỉ là con người lưu đãng, chỉ biết đến đi và đi, đƣợc đi mãi là niềm vui.
Trong Thiếu quê hương, bằng trí tưởng tượng phong phú tài hoa, nhà văn đã gợi lên những bức tranh phong cảnh rộng lớn, thơ mộng, xuyên quốc gia của anh chàng Bạch từng là bồi tàu biển nước ngoài, như: đồn điền cao su Sít Nun ở Cao Miên có những trận gió lốc mỗi cơn hai tiếng đồng hồ cứ xoáy tít trên diện tích độ trăm mẫu trông như rồng đất lấy nước ở trên cạn và xoáy đến đâu thì thì nhổ cả rễ cỏ và lá khô đến đấy; tiếng gió rừng thổi vào tỉnh
Lạc Hòn- một vùng địa đầu Xiêm La, cạnh sông Cửu Long, đối ngạn với tỉnh Lào Thà Khẹt. Những địa danh xa hoa nổi tiếng thế giới mà đời người bồi tàu giang hồ đã đặt bước chân: các thương khẩu nổi tiếng sầm uất, tháp Eiffel, cầu Alexandre III, sông Seine của Pari. Các hải cảng nổi tiếng: cảng Macxay, cảng Le Havre - điểm giao thông hàng hải quan trọng của nước Pháp. Các thành phố, thủ đô hoa lệ nhƣ Pari, Chicago, Nữu Ƣớc (New York), San Francisco (Cựu Kim Sơn); rồi Thượng Hải, Hương Cảng, Hoành Tân, Hambourg, Rotterdam... đều lần lƣợt hiện lên. Các eo biển tên tuổi trên hải đồ, kênh Panama, kênh Tô Di Sĩ ở biển Hồng Hải. Mây trời Ý Đại Lợi; các giang khẩu xứ Nam Mĩ; những bộ lạc Mọi (da đen) đốt lửa, nhảy múa, bắn tên lửa lên nền trời chiêu dương tỏ lời mừng các thủy thủ. Những thiếu phụ Hồi giáo Thổ Nhĩ Kì đeo mạng che mặt đầy bí hiểm ở bờ biển Hắc Hải;
những cô Geisha in hình vào núi Phú Sĩ xứ sở Phù Tang (Geisha: Nghệ giả, con người của nghệ thuật, là nghệ sĩ vừa có tài ca múa nhạc lại vừa có khả năng trò chuyện, một nghệ thuật giải trí truyền thống của Nhật Bản). Các đại dương lớn như Thái Bình Dương, biển Hắc Hải, Hồng Hải, Địa Trung Hải, Ấn Độ Dương...
Tóm lại, có những địa danh gắn với hành trình đi thực của Nguyễn Tuân, nhƣng cũng có những địa danh đƣợc tác giả viết bằng khát vọng đƣợc đi, của trí tưởng tượng phong phú, bay bổng và sự tài hoa uyên bác nhưng hiện lên rất sống động và chân thực. Những không gian xa xôi, bát ngát, hoa lệ đó không chỉ cho thấy ƣớc muốn mãnh liệt đƣợc xê dịch đi xa vƣợt giới hạn biên giới của mà còn biểu hiện thế giới tinh thần bế tắc, tù túng, ngột ngạt của Nguyễn Tuân và lớp trí thức đương thời. Họ đành tìm đường thoát li tư tưởng vào những chuyến đi trong tâm tưởng. Đó là những bức tranh cảnh vật thiên nhiên phong phú đƣợc tái hiện bằng ngôn từ giàu hình tƣợng và tài hoa.
Bên cạnh những cảnh vật giàu sang, hoa lệ, rực rỡ ánh sáng khiến cho người khách tài tử choáng ngợp say mê lạ lẫm, những bức tranh mộc mạc mà thanh
tú diễm lệ của quê hương, nhà văn cũng gợi lên những mảng màu tối xám của cuộc sống lao động lam lũ khốn khó của người dân đồng thời thể hiện cái nhìn trìu mến, cảm thông xót xa đôn hậu của mình. Thế mới biết, dẫu có đam mê dong duổi và tâm hồn lãng đãng phiêu du nhưng con người Nguyễn Tuân cũng thật giàu trắc ẩn và nhạy cảm trước đời sống con người. Ham đi, ham khám phá nhưng trong lòng vẫn đầy tha thiết gắn bó với cảnh sắc đất nước quê hương.