CHƯƠNG 2. NHỮNG CẢM HỨNG LỚN TRONG ĐỀ TÀI XÊ DỊCH CỦA NGUYỄN TUÂN TRƯỚC CÁCH MẠNG THÁNG TÁM
3.1. Xây dựng thành công những biểu tƣợng độc đáo về xê dịch
3.1.3. Biểu tượng sự vật, đồ vật
Với Nguyễn Tuân, cuộc sống là bể rộng và người nghệ sĩ là con thuyền lênh đênh không có bến đậu. Ông đã từng quan niệm hạnh phúc có lẽ chỉ tìm thấy ở những nhà ga và từng có niềm mong ƣớc giống Paul Morand: Ta chỉ muốn sau khi chết đi có người thuộc da ta làm chiếc vali. Có lẽ chỉ có chiếc vali mới có khả năng chở cả tâm hồn và ƣớc muốn của Nguyễn Tuân đi khắp nhân gian. Cái tay nải, chiếc vali, tẩu thuốc lá, cây gậy ba toong, những vật kỉ niệm nhƣ cái đồng hồ, quả địa cầu, cái “phong vũ y”, mấy hòn đá, cái máy đĩa hát... đã trở thành những biểu tƣợng xê dịch thật sống động, độc đáo .
Cuộc đời người lãng tử giang hồ không thể thiếu chiếc vali để đựng hành lí, vật dụng cá nhân. Đó là chiếc vali đặc biệt, có thật, theo Nguyễn sang Hồng Kông đƣợc miêu tả rất kì công, tỉ mỉ: chiếc vali da cũ sờn, góc tuột hết gần hết đường chỉ khâu, là người bạn gắn bó với cuộc sống giang hồ lạc phách gần mười năm từ nơi này đến nơi nọ, bất cứ nơi đâu, là người bạn trung thành chia xẻ cùng tôi mọi nỗi nhục nhã và phong lưu nơi lữ thứ [1;349]. Trong Thiếu quê hương lại là chiếc vali của người bồi tàu biển từng
có quãng đời thú vị sống lênh đênh trên các đại dương, bước chân đặt tới khắp năm châu. Cái vali là niềm hạnh phúc, tự hào của người lãng tử thì cũng là vật vô cùng đáng ghét trong con mắt những người thân.
Chiếc vali đẹp, giá trị thì phải nhuốm màu bụi bặm của cuộc đời phong trần, phải phơi mình trên đường trường nắng gió. Nó chỉ có giá trị thực sự khi đã cũ, càng cũ càng tốt, càng chứng tỏ chủ nhân là người đi rất nhiều, từng trải cuộc đời gió bụi: có những vật chỉ cũ đi thì mới có giá. Xách một cái vali mới rất sạch lên tàu, tức là đã oan uổng góp một cái ngây thơ đáng tức cười vào cảnh xô bồ phiền phức,... đem lại rất nhiều xấu hổ cho những đấng bôn ba biết quý chút phẩm giá của giang hồ. Cái vali mới sẽ bị chê mùi da hăng lắm, cần những trận gió đường trường thổi vào cho nhiều mới hả hết cái mùi tanh nồng mới dùng được; bị chê màu da sáng quá, tươi quá, sạch quá, thiếu mất cái đẹp của phong trần [2;587]. Quan niệm về cái Đẹp ở đây thật kì lạ!
Không phải là cái đẹp thẩm mĩ bắt mắt, cuốn hút bởi cái bề ngoài đẹp đẽ, sang trọng, sạch sẽ, thơm tho; mà đẹp và giá trị bởi quá khứ lẫy lừng theo bước chân giang hồ lênh đênh. Thân nó được dán vô số những con tem thương hiệu của các khách sạn danh tiếng, các quốc gia chủ nhân của nó từng qua. Càng nhiều những con tem, trên tem càng nhiều các thứ tiếng ngoại quốc thì chiếc vali càng đáng giá, chủ nhân của nó càng đƣợc vị nể, kính trọng. Mỗi con tem trên vali là một kỉ niệm vô giá, không gì có thể sánh bằng. Chiếc vali Hartmann quý giá gặp nước mặn lâu ngày cũng không bị han rỉ và cái lần da hóa học phủ ngoài cũng không trương không bở mủn ra; đóng kĩ lại rồi, có vứt xuống hàng tháng nước bên ngoài cũng không thấm được vào ruột trong.
Chiếc vali “hàng hiệu” giang hồ đã đem lại cho Bạch sự ngƣỡng mộ tôn kính của tụi bồi tàu, đầu sai khách sạn những khi không còn đồng xu trong túi. Anh có thể ăn ở tràn lan cả tháng ở khách sạn sang trọng Bắc Mĩ mà không ai dám hỏi tiền buồng, tiền cơm rƣợu. Chỉ cần những cái nhãn giấy in xanh đỏ dán chi chít là bạn bè giang hồ kiêng nể rồi, bởi nó là cả một kho địa dƣ chính trị
thế giới với tên các thủ đô, hải cảng lớn chỉ những người lang bạt kì hồ mới cắp đƣợc về thôi. Chiếc vali Hartmann quý giá đó còn đƣợc nhà văn nhắc lại một lần nữa trong tùy bút Một lá thư không gửi và là vật bất li thân của kẻ giang hồ gắn cuộc đời với gió bụi. Nó trị giá không nhỏ: 450$, cao gần bằng đầu người, mỗi khi dựng đứng nó lên là có một cái tủ áo. Ở trong đựng đủ quần, áo, giầy mũ, cả mùa nóng và mùa lạnh. Thực là một vật đáng làm bạn với kẻ giang hồ biết tự trọng [2;430]. Nó không chỉ là chứng cứ sót lại những kỉ niệm của một thời phong trần tự do, tự tại mà còn là tài sản tinh thần to lớn không vật chất gì sánh bằng, bởi tiền bạc không mua đƣợc thời gian và hành trang kỉ niệm, bởi ở đời có những kỉ niệm vụn vặt mà người ta không thể sưu tầm lần thứ hai.
Bởi thế mà khi người thân vô tình lau chùi sạch sẽ chiếc vali cũ người lãng tử sững sờ, điếng cả người, như điên như dại, đứng buồn thiu hàng nửa giờ trước cái vali giữa sân nắng chang chang rồi lịm dần người đi. Suốt mấy ngày anh không ăn, không nói, không ngủ đƣợc vì đau khổ, tiếc nuối. Hành động vô tình “ngu ngốc” đó có khác chăng đánh rơi xuống thềm hoa một cái chén ngọc liệu, đạp tan một cái bình pha lê gọt [1;914]. Thế là hết, hỏng hết giá trị của cái hòm giang hồ. Đã không được lên đường lại còn mất đi những cái nhãn giấy, cái vali đắt tiền kia trở thành đồ vứt đi, không còn giá trị gì nữa. Nó đã trở thành chiếc vali tầm thường, không có quá khứ, không còn dấu tích kỉ niệm, không còn bằng chứng một cuộc đời phong trần trong sương gió.
Bây giờ nó cũng giống như cuộc sống rời rạc, chán chường, cuộc đời “vứt đi”, vô nghĩa, “đời thừa”, mòn đi, cũ đi, rỉ ra của người lãng tử khi phải dừng chân bên những bổn phận trách nhiệm với gia đình.
Chiếc tẩu thuốc cũng là một vật tùy thân không thể thiếu của người lãng tử. Bạch có một bộ sưu tập vô cùng phong phú quý giá những chiếc tẩu thuốc những vật kỉ niệm cũ. Có rất nhiều loại: to, nhỏ, dài, ngắn, lục lăng, bát giác, tròn vuông, bầu dục; bằng gỗ, bằng đất, bằng bọt bể; cái điếu Istamboul
1930 có hình vẽ đầu mĩ nhân Thổ Nhĩ Kì trùm khăn kín dung nhan. Cái quý giá của tẩu thuốc không phải vì mới, chƣa sử dụng mà càng cũ càng quý, khổ nhất cho một người hút điếu là bị thất lạc điếu cũ và bất đắc dĩ phải mua điếu mới mà đền vào[1;779]. Là người cá tính, cách sử dụng điếu của Nguyễn cũng thật cầu kì lắm công phu, phải tôi điếu bằng mỡ chó mỡ gà cho hết mùi đất đi đã, rồi mới lăn thuốc phiện lên trên, phải luyện cho thuộc cái lòng điếu gỗ bằng rượu mía mạnh, rượu nho nặng hoặc dầu ô lưu. Những chiếc tẩu thuốc không chỉ là vật tùy thân mà đã trở thành người bạn tri kỉ đầy thâm tình của người giang hồ. Nó còn làm thức gợi kỉ niệm của người lữ thứ khi giấc mộng giang hồ giang dở: lắm lúc phải nằm meo ở nhà, buồn đem cái điếu cũ ra hút, tự dưng thấy thương, thấy nhớ một cách xa xôi. Nhớ một căn phòng trọ. Nhớ một mốc đá ở bến. Nhớ một cơn gió. Nhớ một trận mưa giữa trời.
Mỗi một giọt nước bọt chảy vào ruột điếu... là cả một tiếng nấc của người lữ khách mạt lộ bị nằm bệt trệ lại một nơi [1;780].
Những con tem thƣ, đặc biệt cái “mẩu giấy dây thép xanh xanh” (điện báo) – những vật tưởng chừng vớ vẩn, nhỏ bé, vặt vãnh thế mà cũng trở thành những biểu tƣợng độc đáo cho đam mê mãnh liệt của những kẻ giang hồ. Tờ giấy dây thép màu xanh da trời do người phu trạm đưa đến, đến báo những chuyến đi của bạn bè ở khắp nơi. Nhƣng nó cũng là kẻ thù của hạnh phúc gia đình. Không phải là vì sự xuất hiện của một người thứ ba trẻ trung, xinh đẹp, khiêu gợi, quyến rũ làm đắm say trái tim mà chỉ là một bức điện tín xuất hiện bất thình lình trong hạnh phúc mong manh. Bao giờ cũng thế, nó cứ xuất hiện khi người lãng tử đang dần lấy lại được sự cân bằng trong tâm hồn, chấp nhận xếp ƣớc mơ để vui vẻ trở lại bên gia đình và thành thực muốn ở yên một chỗ để tính liệu một công việc gì chắc chắn. Người thân của họ thở phào, vui vẻ, hạnh phúc vì tưởng bệnh du lịch đã khỏi hẳn. Nhưng “ngày vui ngắn chẳng tày gang”, phải chăng vì cái gì đẹp vốn không thực, ít bền vững, không đậu đƣợc lâu, và “tai họa” lại ập xuống xáo trộn gia đình chỉ vì một tờ giấy dây
thép nhỏ bé mỏng manh! Một hòn đá ném đánh độp đúng vào giữa một cái tổ chim đang ríu rít. Con chim đực lại bay đi mất. Đi mà không báo đi đâu, bao giờ về, mặc cho người ở nhà chờ đợi vô vọng. Cái vòng cuộc sống luẩn quẩn lặp đi lặp lại mãi của người lãng tử: yên ấm – tờ giấy xuất hiện - bỏ đi – trở về - yên ấm- bỏ đi – trở về..., đến mấy chục lần nhƣ thế. Thật là tờ giấy có sức thôi miên, lôi kéo con người đến ma mị. Nó làm cho người ta như mất đi lí trí, quên đi tất thảy cuộc sống êm đềm hiện tại, quên đi bổn phận trách nhiệm và những cố gắng níu giữ bấy lâu nay của người thân. Nó khơi dậy, thổi bùng niềm đam mê đang lụi tắt. Đồng thời nó cũng là nỗi kinh hoàng khiếp sợ với người thân đến bé con cũng biết khóc òa lên khi người phắc tơ già ấy tiến vào nhà. Nó mang đến niềm vui hạnh phúc, ý nghĩa cuộc sống cho người lãng tử bao nhiêu thì cũng mang lại bất hạnh, chán chường với người thân bấy nhiêu.
Tờ điện báo là biểu tượng hạnh phúc của người nghệ sĩ giang hồ thì cũng là niềm đau, bi kịch cho người thân của họ.
Những hòn cuội, những tảng đá tai mèo cũng là những kỉ niệm cũ quý giá người lãng tử nhặt ở dọc đường trong mỗi chuyến đi xa, nay đã được đặt trang trọng trên mặt tủ sách nơi gác trọ phố Hàng Gai. Mỗi hòn là một kỉ niệm của quãng đời giang hồ sương gió: Cái hòn óng ánh như kim sa ấy nhặt được ở đảo Sicile khi theo tàu đánh cá ở Địa Trung Hải. Còn hòn trắng là bạch thạch ở ven biển cổ Hi Lạp [1;786]. Mỗi hòn đá đánh dấu bước chân giang hồ đã lưu dấu trên những miền đất xa lạ, là những kỉ vật vô giá mà con người ta khó có lại được lần thứ hai.
Như vậy, dưới ngòi bút tài hoa của Nguyễn Tuân, những hình ảnh biểu tƣợng trong các tác phẩm xê dịch hiện lên thật sống động, đƣợc lặp lại nhiều lần có chủ đích. Những vật nhỏ bé, tưởng như vứt đi nhưng có giá trị biểu trưng sâu sắc. Chúng không chỉ gắn bó, hoàn thiện thêm chân dung của người lãng tử mà còn nói lên khát vọng đam mê chân chính của một người dám sống mãnh liệt với con người thực của chính mình.