Thu và chi của bảo hiểm kinh doanh

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 131 - 134)

II. Bảo hiểm kinh doanh

6. Thu và chi của bảo hiểm kinh doanh

+ Vốn kinh doanh

Đứng trên phương diện pháp lý, các doanh nghiệp kinh doanh bảo hiểm có thể là các doanh nghiệp nhà nước, các công ty cổ phần, các công ty bảo hiểm tương hỗ, công ty liên doanh, các chi nhánh của tổ chức bảo hiểm nước ngoài, các công ty 100% vốn nước ngoài và các tổ chức môi giới bảo hiểm. Mỗi loại hình doanh nghiệp có thể có các cách thức khác nhau để huy động các nguồn vốn ban đầu của mình. Muốn được phép hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực

bảo hiểm thì nhà nước yêu cầu phải đảm bảo mức vốn pháp định cần thiết. Ở Việt Nam, mức vốn này quy định cho các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ là 300 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm nhân thọ là 600 tỷ đồng, doanh nghiệp bảo hiểm nước ngoài phải có 2 tỷ USD... Doanh nghiệp bảo hiểm có thể quy định mức vốn điều lệ cao hơn mức vốn pháp định. Trong quá trình hoạt động, vốn của hoạt động doanh nghiệp có thể bổ sung thêm từ kết quả hoạt động kinh doanh mang lại.

+ Thu phí bảo hiểm từ khách hàng như doanh thu của các nghiệp vụ bảo hiểm gốc, thu từ hợp đồng nhận tái bảo hiểm, thu từ hợp đồng nhượng tái bảo hiểm.

Doanh thu có ý nghĩa rất quan trọng đối với công ty bảo hiểm. Là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của công ty bảo hiểm. Doanh thu càng lớn chứng tỏ số khách hàng càng lớn, đảm bảo nguyên tắc “lấy số đông bù số ít” của hoạt động bảo hiểm và là cơ sở dàn trải, san sẻ rủi ro. Mặt khác với doanh thu cao, công ty sẽ có tiềm lực về kinh tế, khả năng thanh toán, chi trả cao, khả năng lập quỹ dự phòng lớn, có điều kiện hoàn thành nghĩa vụ đối với nhà nước.

Doanh thu cao càng nâng cao uy tín của doanh nghiệp trên thị trường bảo hiểm trong nước và trên thế giới.

+ Thu từ hoạt động đầu tư là nhân tố quan trọng làm gia tăng lợi nhuận của các doanh nghiệp bảo hiểm ngoài phần thu nhập từ hoạt động bảo hiểm. Nguồn thu từ các hoạt động đầu tư này có tác dụng to lớn trong việc bảo toàn và phát triển vốn để bổ sung, tăng cường quỹ dự trữ bồi thường, đồng thời có điều kiện để giảm phí bảo hiểm, tăng khả năng cạnh tranh trên thị trường bảo hiểm trong và ngoài nước. Nguồn thu này gồm các khoản lãi tiền gửi Ngân hàng, thu từ lợi tức cổ phần, lãi đầu tư trái phiếu, cổ phiếu, thu từ hoạt động kinh doanh tiền tệ, bất động sản ...

+ Ngoài ra còn có các khoản thu khác như thu từ dịch vụ giám định, xét bồi thường ...

6.2. Các khoản chi của bảo hiểm kinh doanh + Ký quỹ tại ngân hàng

Các doanh nghiệp bảo hiểm phải thực hiện ký quỹ tại Ngân hàng và hưởng lãi trên số tiền ký quỹ. Trong trường hợp gặp khó khăn về thanh toán, doanh nghiệp bảo hiểm được quyền sử dụng quỹ này và phải bổ sung chúng trong vòng 90 ngày kể từ ngày sử dụng. Đây là phương tiện quan trọng để Nhà nước kiểm tra khả năng thanh toán của doanh nghiệp để thực hiện cam kết của mình đối với người được bảo hiểm.

+ Quỹ dự trữ bắt buộc

Các tổ chức này phải trích một tỷ lệ phần trăm nhất định trên lãi ròng hàng năm để lập quỹ dự trữ bắt buộc. Đây là quy định có tính pháp lý cao, nó đảm bảo bổ sung cho các quỹ dự phòng trong trường hợp quỹ này được lập không đủ và cũng làm tăng quy mô vốn của doanh nghiệp.

+ Bồi thường tổn thất

Ngoài phần chi bồi thường là nội dung chi chủ yếu trong hoạt động kinh doanh bảo hiểm, thì các doanh nghiệp còn phải thực hiện các nội dung chi phí kinh doanh khác như chi hoàn phí bảo hiểm gốc, chi lương, dịch vụ thuê ngoài, đề phòng hạn chế tổn thất, chi hoa hồng, chi đại lý, giám định ...

+ Dự phòng nghiệp vụ

Các doanh nghiệp bảo hiểm phải lập quỹ dự phòng nghiệp vụ và ghi chúng vào phần tài sản nợ nhằm thực hiện các cam kết của mình đối với người được bảo hiểm và được hưởng trong hợp đồng bảo hiểm.

+ Thực hiện nghĩa vụ đối với Nhà nước

Các doanh nghiệp bảo hiểm kinh doanh các dịch vụ bảo hiểm theo phương thức hạch toán kinh doanh nhằm mục đích kiếm lời, nên phải có nghĩa vụ nộp các khoản thu cho nhà nước.

+ Chế độ phân phối lợi nhuận

Thu nhập của doanh nghiệp bảo hiểm sau khi đã nộp thuế thu nhập doanh nghiệp, bù đắp các khoản chi phí không được coi là chi phí hợp lý khi tính thuế, còn lại được sử dụng để lập quỹ dự trữ bắt buộc, sau đó được sử dụng theo quy định của hội đồng cổ đông nếu là các công ty cổ phần. Đối với các công ty bảo

hiểm là doanh nghiệp nhà nước, việc phân phối giống như các doanh nghiệp nhà nước khác.

Đối với các công ty bảo hiểm nhân thọ, một phần lợi nhuận có thể sẽ được chia cho người được bảo hiểm dưới hình thức tham gia chia lời.

Một phần của tài liệu giáo trình kinh tế học của trường cao đẳng kinh tế kế hoạch đà nẵng (Trang 131 - 134)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(231 trang)
w