8. Cấu trúc của đề tài
1.2. Một số khái niệm
1.2.1.1. Khái niệm
Quản lí hình thành cùng với sự xuất hiện của xã hội loài người. Xã hội phát triển qua những phương thức sản xuất khác nhau thì trình độ tổ chức, điều hành ngày càng được nâng lên. Muốn phát triển xã hội phải dựa vào nhiều yếu tố, trong đó có 3 yếu tố cơ bản đó là: tri thức, sức lao động và trình độ quản lí.
Thuật ngữ “quản lí” (theo Hán Việt) nó gồm 2 quá trình tích hợp vào nhau: quá trình “quản” gồm sự coi sóc, giữ gìn, duy trì ở trạng thái ổn định;
quá trình “lí” gồm sự sửa sang, sắp xếp, đổi mới đưa hệ thống vào trạng thái
“phát triển”. Trong “quản” phải có “lí”, trong “lí” phải có “quản” để động thái của hệ luôn ở thế cân bằng động. Trong ổn định tạo mầm mống cho sự phát triển. Trong phát triển giữ được hạt nhân cho ổn định.
Có rất nhiều cách tiếp cận khác nhau về quản lí, tôi xin đưa ra một vài khái niệm của một số nhà khoa học nghiên cứu chuyên sâu về quản lí:
Theo W. Taylor: “Quản lí là biết được chính xác điều bạn muốn người khác làm và sau đó hiểu được rằng họ đã hoàn thành công việc một cách tốt nhất và rẻ nhất”. [14, tr 332] Theo ông có 4 nguyên tắc quản lí khoa học:
(i) Nghiên cứu một cách khoa học mỗi yếu tố của một công việc và xác định phương pháp tốt nhất để hoàn thành.
(ii) Tuyển chọn và huấn luyện họ hoàn thành nhiệm vụ bằng phương pháp khoa học.
(iii) Người quản lí phải hợp tác đầy đủ, toàn diện với người bị quản lí để đảm bảo chắc chắn họ làm theo phương pháp đúng đắn.
(iv) Có sự phân công trách nhiệm rõ ràng giữa người quản lí và người bị quản lí.
Theo C.Mác: “Quản lí là lao động điều khiển lao động”. “Bất cứ lao động hay lao động chung nào mà tiến hành trên một quy mô khá lớn, đều yêu cầu phải có một sự chỉ đạo để điều hòa những hoạt động cá nhân...Một nhạc sỹ độc tấu thì điều khiển lấy mình, nhưng một dàn nhạc thì phải có nhạc trưởng”. [13, tr 326]
Theo Henry Faloy (1845 – 1925): “Quản lí là quá trình đạt đến mục
tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động: kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra”. [15, tr103]
GS. TS Nguyễn Thị Mỹ Lộc và TS Nguyễn Quốc Chí “quản lí là quá trình đạt đến mục tiêu của tổ chức bằng cách vận dụng các hoạt động (chức năng) kế hoạch hóa, tổ chức, chỉ đạo (lãnh đạo) và kiểm tra. Hoặc “ hoạt động quản lí là tác động có định hướng, có mục đích của chủ thể quản lí (người quản lí) đến khách thể quản lí (người bị quản lí) trong một tổ chức, nhằm làm cho tổ chức vận hành và đạt mục đích của tổ chức”. [6, tr9 ]
Các nghiên cứu về quản lí có thể được khái quát theo những khuynh hướng như sau:
Thứ nhất, nghiên cứu quản lí theo quan điểm của điều khiển học và lí thuyết hệ thống. Theo đó, quản lí là một quá trình điều khiển, là chức năng của những hệ tổ chức với bản chất khác nhau (sinh học, xã hội, kỹ thuật v.v...) nó bảo toàn cấu trúc, duy trì chế độ hoạt động của các hệ đó. Quản lí là tác động hợp quy luật khách quan, làm cho hệ vận động, vận hành và phát triển.
Thứ hai, nghiên cứu quản lí với tư cách là một hoạt động, một lao động tất yếu trong các tổ chức của con người.
Thứ ba, nghiên cứu quản lí với tư cách là một quá trình trong đó các chức năng quản lí được thực hiện trong sự tương tác lẫn nhau. Theo hướng này, quản lí là một quá trình lập kế hoạch, tổ chức, lãnh đạo và kiểm tra các công việc của các thành viên thuộc một hệ thống đơn vị và việc sử dụng các nguồn lực phù hợp để đạt được các mục đích xác định...
Mặc dù có những cách diễn đạt khác nhau song có thể khái quát nội dung cơ bản của quản lí được đề cập đến trong các quan niệm trên là:
1/ Quản lí là thuộc tính bất biến nội tại của mọi quá trình hoạt động xã hội. Lao động quản lí là điều kiện quan trọng để làm cho xã hội loài người tồn tại, vận hành và phát triển;
2/ Quản lí được thực hiện với một tổ chức hay một nhóm xã hội;
3/ Quản lí là những tác động có tính hướng đích, là những tác động
phối hợp nỗ lực của các cá nhân thực hiện mục tiêu của tổ chức;
4/ Yếu tố con người, trong đó chủ yếu bao gồm người quản lí và người bị quản lí giữ vai trò trung tâm trong chu trình, trong hoạt động quản lí.
Như vậy: Quản lí là quá trình tiến hành những hoạt động khai thác, lựa chọn, tổ chức và thực hiện các nguồn lực, các tác động của chủ thể quản lí theo kế hoạch chủ động và phù hợp với quy luật khách quan để gây ảnh hưởng đến đối tượng quản lí nhằm tạo ra sự thay đổi cần thiết vì sự tồn tại (duy trì), ổn định và phát triển của tổ chức trong một môi trường luôn biến động.
Theo quan niệm trên quản lí nhấn mạnh đến những khía cạnh sau:
(1). Quản lí có những hình thức thực thể là những hoạt động do chủ thể quản lí thực hiện. Điều đó có nghĩa không có những hoạt động này, chưa có hoạt động quản lí trên thực tế, chưa có cơ sở để khẳng định hoạt động quản lí đã xảy ra. Các hoạt động của chủ thể quản lí có hai nội dung chính. Thứ nhất:
tác động đến đối tượng quản lí (con người và những đối tượng khác); Thứ hai: khai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực. Nguồn lực cũng tồn tại như một trong những đối tượng quản lí nhưng không đồng nhất về hoạt động tác động đến đối tượng quản lí với các hoạt động khai thác, tổ chức nguồn lực. Rất nhiều hoạt động tác động đến đối tượng quản lí cần đến điều kiện là nguồn lực. Khai thác, tổ chức và thực hiện nguồn lực, trong những trường hợp cụ thể là tạo điều kiện để hoạt động tác động của chủ thể đến đối tượng quản lí được thực hiện có hiệu quả.
(2). Quản lí thể hiện tập trung trí tuệ và ý chí của chủ thể quản lí. Điều này được thể hiện ở những tác động hướng đích có chủ định do chủ thể quản lí thực hiện và những mục tiêu mà chủ thể quản lí quyết định. Tuy nhiên, những tác động này của chủ thể quản lí chỉ có hiệu quả khi nó dựa trên cơ sở nhận thức của chủ thể và các quy luật khách quan trong lĩnh vực hoạt động của mình và ý thức của chủ thể trong việc tuân thủ các quy luật khách quan đó. Mức độ thống nhất giữa những tác động hướng đích, có chủ định và hệ thống mục tiêu do chủ thể quản lí xác định với các quy luật khách quan khẳng
định mức độ của tính khoa học, nghệ thuật của quản lí.
(3). Quản lí đồng nghĩa với sự thay đổi có chủ định cho tổ chức trong và bằng những tác động của chủ thể quản lí đến đối tượng quản lí cũng như trong việc khai thác, tổ chức và thực hiện các nguồn lực của tổ chức.
(4). Quản lí luôn tồn tại với tư cách là một hệ thống. Hệ thống quản lí được tạo bởi nhiều thành tố nhưng các thành tố cơ bản thường được đề cập khi phân tích hệ thống quản lí là:
+ Chủ thể quản lí: là trung tâm thực hiện những hoạt động khai thác, tổ chức và thực hiện nguồn lực của tổ chức; thực hiện những tác động hướng đích, có chủ định đến đối tượng quản lí. Chủ thể quản lí có thể là cá nhân hoặc tập thể.
+ Đối tượng quản lí là những đối tượng chịu tác động và thay đổi dưới những tác động hướng đích có chủ định của chủ thể quản lí. Đối tượng quản lí là con người (những người) trong tổ chức và các yếu tố được sử dụng là nguồn lực của tổ chức (thông qua việc khai thác, tổ chức và thực hiện).
Đối tượng quản lí bao giờ cũng tồn tại trong một khách thể quản lí xác định. Khách thể quản lí là cơ sở khách quan của đối tượng quản lí (cụ thể hơn là cơ sở khách quan làm nảy sinh đối tượng quản lí). Ví dụ, hệ thống giáo dục quốc dân là khách thể của quản lí giáo dục, từ đó những yếu tố như tài chính, nhân lực... có thể trở thành đối tượng của những chủ thể quản lí giáo dục xác định.
Trong quan hệ với chủ thể quản lí, đối tượng quản lí là cái khách quan thuộc hiện thực bên ngoài chủ thể quản lí. Đối tượng quản lí nằm ở khách thể quản lí, đối diện với chủ thể quản lí. Chủ thể quản lí và đối tượng quản lí luôn gắn liền với nhau (với những hoạt động cụ thể được tiến hành trong quản lí), cùng một lúc xuất hiện hoặc cùng một lúc biến mất. Cá nhân chỉ là chủ thể quản lí một cách đích thực khi anh ta có đối tượng cho mỗi hoạt động quản lí của mình. Những cái gì thuộc khách thể quản lí đã khiến cá nhân ấy trở thành chủ thể quản lí cũng lập tức trở thành đối tượng hoạt động quản lí của anh ta.
Khi cá nhân chưa xác định được đối tượng quản lí, đương nhiên quản lí chưa
diễn ra và cá nhân đó chưa phải là chủ thể quản lí. Như vậy chỉ có những yếu tố nào đó của khách thể quản lí tham gia vào hoạt động, có tác động cơ hoá (chứa đựng mục đích quản lí) một cá nhân (tập thể) nào đó thì nó mới trở thành đối tượng quản lí.
+ Công cụ quản lí: là phương tiện, giải pháp của chủ thể quản lí nhằm định hướng, dẫn dắt, khích lệ, điều hoà, phối hợp hoạt động của con người và các bộ phận trong tổ chức trong việc đạt đến các mục tiêu đã đề ra. Công cụ quản lí có vai trò quan trọng trong việc thiết lập phương thức hoạt động hợp với quy luật khách quan cho hoạt động quản lí. Công cụ quản lí có tác động trực tiếp đến việc xác lập và vận hành mối quan hệ giữa chủ thể quản lí và đối tượng quản lí, đến việc định hướng tổ chức thực hiện và điều chỉnh các hoạt động trong tổ chức.
Có nhiều cách phân loại công cụ quản lí. Xét theo hình thức thể hiện, công cụ quản lí bao gồm hai loại:
+ Công cụ hình thức: là các phương tiện kỹ thuật và những quy định thành văn có tác dụng định hướng, vận hành, điều chỉnh những quan hệ và hoạt động trong tổ chức. Ví dụ: hiến pháp, pháp luật của nhà nước mà tổ chức phải tuân theo; điều lệ, nội quy của tổ chức...
+ Công cụ phi hình thức: là những quy định bất thành văn có những tác dụng định hướng, vận hành, điều chỉnh những mối quan hệ và hoạt động trong tổ chức. Ví dụ: phong tục, tập quán, truyền thống và tiền lệ... của tổ chức.
Có thể mô tả mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lí như sơ đồ 1.1 dưới đây:
Sơ đồ 1.1. Mối quan hệ giữa các thành tố cơ bản của hệ thống quản lí 1.2.1.2. Chức năng của quản lí
Định nghĩa: Chức năng quản lí là một dạng hoạt động quản lí chuyên biệt thông qua đó chủ thể quản lí tác động vào khách thể quản lí nhằm thực hiện một mục tiêu nhất định.
Quản lí có 4 chức năng cơ bản:
Kế hoạch hóa: Kế hoạch hóa có nghĩa là xác định mục tiêu, mục đích đối với thành tựu tương lai của tổ chức. Các con đường, biện pháp, cách thức để đạt được mục tiêu, mục đích đó. Có ba nội dung chủ yếu của chức năng kế hoạch hóa: (a) xác định, hình thành mục tiêu (phương hướng) đối với tổ chức;
(b) xác định và đảm bảo (có tính chắc chắn, có tính cam kết) về các nguồn lực của tổ chức để đạt được mục tiêu này; (c) quyết định xem những hoạt động nào là cần thiết để đạt được các mục tiêu đó. [6, tr.12]
Tổ chức: Là quá trình hình thành nên cấu trúc quan hệ giữa các thành viên, giữa các bộ phận trong một tổ chức nhằm làm cho họ thực hiện thành công các kế hoạch và đạt được mục tiêu tổng thể của tổ chức. [6, tr.13]
Lãnh đạo (Chỉ đạo): Lãnh đạo bao hàm việc liên kết, liên hệ với người khác và động viên họ hoàn thành những nhiệm vụ nhất định để đạt được mục tiêu của tổ chức. [6, tr.13]
Kiểm tra: Kiểm tra là một chức năng của quản lí, thông qua đó một cá nhân, một nhóm hoặc một tổ chức theo dõi giám sát các thành qủa hoạt động và tiến hành những hoạt động sửa chữa, uốn nắn nếu cần thiết. [6, tr.13]
Trong quá trình quản lí yếu tố thông tin được coi là sợi dây, là huyết mạch liên kết với cả 4 chức năng của quản lí. Thông tin vừa là điều kiện vừa là phương tiện để cho chủ thể quản lí thực hiện các chức năng quản lí và đưa ra các quyết định quản lí.
Sơ đồ 1.2. Mối quan hệ giữa các chức năng của quản lí 1.2.2. Chất lượng, chất lượng giáo dục
1.2.2.1. Chất lượng
Chất lượng là một khái niệm quá quen thuộc với loài người ngay từ thời cổ đại, tùy theo cách cách tiếp cận “chất lượng” có ý nghĩa khác nhau.
Do đó, không thể có một khái niệm chính xác về chất lượng. Tuy nhiên, chất lượng có thể được hiểu theo những cách sau:
Chất lượng là sự xuất sắc bẩm sinh. Điều này có thể hiểu được, cảm nhận được nếu ta đem so sánh chúng với những vật có cùng đặc tính
với những sự vật đang được xem xét. Đây là cách tiếp cận tiên nghiệm về chất lượng.
Chất lượng được xem xét trên cơ sở những thuộc tính đo được. Điều đó có nghĩa là chất lượng có thể đo lường khách quan, chính xác. Một sự vật có thuộc tính nào đó ở mức độ cao hơn cũng có nghĩa là nó “tốt hơn”. Cách này là cách tiếp cận dựa trên sản phẩm khi xem xét chất lượng.
Chất lượng được xem như là sự đáp ứng nhu cầu. Nếu các sản phẩm và dịch vụ cung cấp đáp ứng đầy đủ những thông số đã định thì mọi sự sai lệch đều làm giảm chất lượng của sản phẩm. Cách tiếp cận này dựa trên sản xuất về chất lượng.
Chất lượng là sự phù hợp với mục đích (mục tiêu) nếu nó “đáp ứng nhu cầu của khách hàng”. Trong trường hợp này chất lượng chỉ được xem xét một cách đơn giản dưới con mắt của khách hàng tức là người sử dụng chúng.
Như vậy trong lĩnh vực sản xuất, cung cấp dịch vụ thì chất lượng được xem là giá trị của tổ chức, là thước đo của năng lực sản xuất tạo ra sản phẩm và chất lượng luôn là mục tiêu để khách hàng tìm kiếm. Trong xã hội hiện đại, chất lượng của sản phẩm hàng hoá, dịch vụ được xác lập dựa trên những tiêu chí, chỉ số cụ thể. Do đó người ta hoàn toàn có thể nhận biết, so sánh chất lượng của những vật có cùng đặc điểm.
(i) Các quan điểm về chất lượng
Theo tác giả Nguyễn Đức Chính, hiện nay trên thế giới có sáu quan điểm về chất lượng giáo dục như sau [9, tr.18-21]:
(1). Chất lượng được đánh giá bằng “đầu vào”
Theo quan điểm này, một trường có chất lượng cao nếu tuyển được nhiều học sinh giỏi, có đội ngũ cán bộ giáo viên giảng dạy có uy tín, có nguồn lực tài chính để đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học…Theo quan điểm này chỉ dựa vào chất lượng “đầu vào” để phỏng đoán chất lượng “đầu ra”, bỏ qua sự tác động của quá trình đào tạo diễn ra rất đa dạng, liên tục trong một thời gian dài.
(2). Chất lượng được đánh giá bằng “đầu ra”
Một quan điểm khác về chất lượng giáo dục cho rằng: “đầu ra” của giáo dục có tầm quan trọng hơn nhiều so với đầu vào của quá trình đào tạo.
“Đầu ra” chính là sản phẩm của giáo dục thể hiện bằng mức độ hoàn thành công việc của học sinh khi ra trường hay khả năng cung cấp các hoạt động đào tạo của trường đó.
Có hai vấn đề cơ bản liên quan đến cách tiếp cận CLGD này:
Một là: mối liên hệ giữa đầu vào với đầu ra không được xem xét một cách đúng mức. Một trường nhận những học sinh khá giỏi không có nghĩa là đa số học sinh của họ sẽ tốt nghiệp loại khá giỏi và thi đỗ vào các trường công lập chất lượng cao.
Hai là: cách đánh giá đầu ra của các trường rất khác nhau.
(3). Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị gia tăng”
Quan điểm thứ ba về chất lượng cho rằng một trường có tác động tích cực tới học sinh khi nó được tạo ra trong sự phát triển về trí tuệ và nhân cách của học sinh. Nếu theo quan điểm này sẽ nảy sinh những vấn đề:
- Khó có thể có một thước đo thống nhất để đánh giá đầu vào, đầu ra.
- Nếu có được một thước đo để tính giá trị gia tăng, giá trị gia tăng sẽ không cung cấp thông tin gì cho chúng ta về sự cải tiến quá trình đào tạo trong từng trường.
(4). Chất lượng được đánh giá bằng “giá trị học thuật”
Dựa vào các chuyên gia để đánh giá năng lực học thuật của đội ngũ các cán bộ giảng dạy. Điều này có nghĩa là trường nào có đội ngũ giảng dạy tốt, có uy tín thì được coi là trường có chất lượng cao.
Hạn chế của cách tiếp cận này ở chỗ cho dù năng lực học thuật có được đánh giá một cách khách quan thì cũng khó có thể đánh giá được những cuộc cạnh tranh của các trường về đội ngũ giáo viên trong môi trường bị chính trị hoá.
(5). Chất lượng được đánh giá bằng “văn hóa tổ chức riêng”
Theo quan điểm này, một trường có chất lượng cao nếu có được một