Thực trạng quản lí kiểm định chất lượng giáo dục các trường THCS tại thành phố Hải Phòng

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 62 - 75)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG KIỂM ĐỊNH CHẤT LƢỢNG GIÁO DỤC

2.3. Thực trạng quản lí kiểm định chất lượng giáo dục các trường THCS tại thành phố Hải Phòng

2.3.1. Thực trạng tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

2.3.1.1. Nhận thức của đội ngũ cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên về kiểm định chất lượng giáo dục

Nhận thức đúng đắn về một công việc là tiền đề quan trọng để thực hiện thành công công việc đó. Nhận thức đúng đắn sẽ dẫn đến kết quả là thái độ, hành vi đúng và ngược lại. KĐCLGD có hiệu quả hay không trước hết phụ thuộc vào nhận thức của các đối tượng, muốn thực hiện thành công và đạt mục đích kiểm định chất lượng phải trang bị hệ thống kiến thức cho các đối tượng một cách đầy đủ, đặc biệt là đối tượng CBQL, GV, NV. Nâng cao nhận thức cho các đối tượng là nội dung có tính chất quyết định sự thành bại của KĐCLGD. Nếu không nhận thức đầy đủ, tích cực về KĐCLGD thì công tác này sẽ không được thực hiện với động cơ cải tiến, nâng cao chất lượng mà chỉ là một việc làm mang tính hình thức, đối phó. Để làm được việc đó, Sở GD&ĐT Hải Phòng đã tổ chức các lớp tập huấn cho đội ngũ cán bộ, GV cốt cán của các phòng GD&ĐT và nhà trường về KĐCLGD. Sau mỗi đợt tập huấn, người tham gia tiến hành làm bài thu hoạch, trình bày những kiến thức thu được. Qua đó đã thấy được thực tế nhận thức của đối tượng xung quanh vấn đề đảm bảo CLGD: đa số những người tham gia tập huấn đều hiểu quản lí chất lượng là xây dựng, đảm bảo và duy trì chất lượng tất yếu của sản phẩm

trong quá trình sản xuất cũng như lưu thông trên thị trường. Để quản lí chất lượng mang lại hiệu quả thì tất yếu phải bao gồm các hoạt động: xây dựng chuẩn; đối chiếu thực trạng so với chuẩn; các biện pháp nâng cao thực trạng ngang chuẩn. Tuy nhiên cũng có một số ý kiến cho rằng quản lí chất lượng là xây dựng và duy trì chất lượng của sản phẩm đã được người tiêu dùng tiếp nhận mà không cần phải xây dựng chuẩn.

Bên cạnh việc đánh giá hiểu biết của các đối tượng về khái niệm kiểm định chất lượng, trong quá trình nghiên cứu, chúng tôi cũng đã tiến hành điều tra nhận thức của các đối tượng về thực hiện KĐCLGD ở tất cả các Phòng GD&ĐT và ở một số trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng. Khi điều tra ở mỗi nhà trường, chúng tôi đã tiếp xúc và hỏi ý kiến của CBQL, GV và NV, với kết quả thu được sau khi xử lí thể hiện ở bảng 2.3.

Kết quả thống kê ở bảng 2.3 cho thấy có 87,5% CBQL và 85,58% GV, NV đều nhận thức đúng về mục đích việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường trung học và tiến hành KĐCLGD. Tuy nhiên, một số CBQL, GV, NV cho rằng muốn nâng cao CLGD thì điều quan trọng là phải xây dựng đội ngũ GV có năng lực chuyên môn vững vàng, phương pháp sư phạm tốt, yêu nghề, nhiệt tình với công việc. Bên cạnh đó nhà trường cần quan tâm đầu tư cơ sở vật chất, trang thiết bị dạy học hiện đại. Họ cho rằng việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CLGD và tiến hành KĐCLGD chỉ giúp quản lí chất lượng mà không góp phần nâng cao CLGD.

Bảng 2.3. Thực trạng nhận thức của cán bộ quản lí, giáo viên, nhân viên các trường Trung học cơ sở về KĐCLGD.

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá CBQL GV, NV

SL % SL %

1

Mục đích Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn đánh giá CLGD nhằm nâng cao CLGD

Đồng ý 14 87,5 89 85,58

Không đồng ý 2 12,5 15 14,42

Ý kiến khác 0 0 0 0

2

Các hình thức đánh giá CLGD hiện nay đã đánh giá chính xác CLGD ở

Đồng ý 4 25 14 13,46

Không đồng ý 11 68,75 79 75,96

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá CBQL GV, NV

SL % SL %

các nhà trường Ý kiến khác 1 6,25 11 10,58

3

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường trung học và tiến hành KĐCLGD là việc làm cần thiết nhằm nâng cao CLGD

Đồng ý 14 87,5 92 88,46

Không đồng ý 2 12,5 7 6,73

Ý kiến khác 0 0 5 4,81

4

Ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Để hoàn thành nhiệm vụ

cấp trên giao 1 6,25 29 27,88

Để giúp các cơ quan quản lí giáo dục có cách nhìn tổng thể về CLGD ở các nhà trường, từ đó có các giải pháp phù hợp để nâng cao CLGD

15 93,75 70 67,31

Ý kiến khác 0 0 7,00 6,73

5

Ý nghĩa của công tác TĐG trong kiểm định chất lượng giáo dục

Để chuẩn bị ĐGN 1 6,25 27 22,12 Là khâu đầu tiên để bắt

đầu quy trình KĐCL và cải tiến chất lượng của nhà trường

15 93,75 77 77,88

Ý kiến khác 0 0 0 0

Qua khảo sát về vấn đề đánh giá CLGD trong các trường THCS:

68,75% CBQL và 75,96% GV, NV khi được hỏi đều đánh giá CLGD hiện nay của các nhà trường chưa được phản ánh chính xác. Họ cho rằng việc đánh giá hiện nay chưa toàn diện, còn mang tính chủ quan định tính, chưa thể khát quát mô tả CLGD của nhà trường. Do đó, việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CLGD là rất cần thiết và tiêu chuẩn đánh giá CLGD phải chỉ rõ các chỉ số giáo dục ở trường THCS, có như vậy thì mới đánh giá được chính xác CLGD ở các nhà trường. Tuy nhiên, một số GV, NV lại cho rằng, CLGD của các trường THCS thể hiện ở chất lượng đầu vào, tỷ lệ học sinh giỏi và tỷ lệ đỗ vào các trường THPT công lập, các trường THPT có chất lượng cao. Nếu các tỷ lệ này ở mức độ cao đồng nghĩa với việc CLGD của nhà trường đảm bảo, đội ngũ GV có năng lực chuyên môn tốt.

Khi được hỏi có 93,75% CBQL và 67,31 GV, NV trong các nhà trường nhận thức đúng về ý nghĩa, mục đích của hoạt động KĐCLGD; 93,75%

CBQL và 77,88% GV, NV trong các nhà trường nhận thức đúng về ý nghĩa

của TĐG trong KĐCLGD. Bên cạnh đó, còn không ít CBQL, GV, NV chưa nhận thức đúng về ý nghĩa của TĐG nói riêng và KĐCLGD nói chung, họ cho rằng việc thực hiện KĐCLGD là một nhiệm vụ mà mỗi nhà trường cần phải hoàn thành, sau khi được đánh giá ngoài nhà trường sẽ được cấp giấy chứng nhận đạt CLGD tùy theo từng mức độ đạt được. Do đó, lãnh đạo các trường chưa thực sự quan tâm, đầu tư công sức, chỉ đạo sát sao nên kết quả là thực hiện chưa đúng quy trình kỹ thuật, hiệu quả không cao và có những hoài nghi về mục đích, ý nghĩa của KĐCLGD.

2.3.1.2. Thực trạng việc nghiên cứu chuẩn

Mục đích của việc nghiên cứu chuẩn của các nhà trường là tập trung xác định đúng nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí của từng tiêu chuẩn. Công tác nghiên cứu chuẩn của các nhà trường được phân công cho Hội đồng TĐG.

Mỗi một thành viên trong Hội đồng TĐG sẽ được giao đảm nhận nghiên cứu một số tiêu chí của một tiêu chuẩn hoặc Hội đồng TĐG sẽ chia ra làm nhiều nhóm, mỗi nhóm tập trung nghiên cứu một tiêu chuẩn. Để nghiên cứu chuẩn, các thành viên sẽ tiến hành đọc kỹ và xác định đầy đủ, rõ ràng nội hàm của từng chỉ số, tiêu chí, từ đó hiểu đầy đủ về tiêu chuẩn.

Bảng 2.4. Thực trạng nghiên cứu chuẩn trong kiểm định chất lượng giáo dục ở các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng

TT Nội dung đánh giá Điểm

trung bình

Tỷ lệ % so với điểm

tối đa 1 Năng lực về kiểm định chất lượng giáo dục của các

thành viên trong hội đồng tự đánh giá 2,97 59,42

2 Các thành viên, các nhóm chuyên trách nghiên cứu

chuẩn được phân công hợp lí 3,05 60,96

3 Thành viên tham gia nghiên cứu chuẩn có đầy đủ các

văn bản quy định phù hợp với công việc được giao 2,69 53,85 4 Tính nghiêm túc trong việc nghiên cứu chuẩn của các

thành viên 3,13 62,69

5 Tính hiệu quả trong việc nghiên cứu chuẩn của các

thành viên 2,92 58,46

Thông qua phỏng vấn và khảo sát CBQL, GV, NV các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng về việc nghiên cứu chuẩn trong KĐCLGD.

Kết quả khảo sát ở bảng 2.4 cho thấy, tất cả các nội dung khảo sát đều được

các đối tượng đánh giá ở mức độ khá. Nguyên nhân:

- Mức độ am hiểu về KĐCLGD và năng lực đánh giá của các đối tượng còn hạn chế;

- Việc phân công nghiên cứu chuẩn mới chỉ tập trung vào một số người dẫn đến sự quá tải;

- Người tham gia nghiên cứu chuẩn không có đầy đủ văn bản, hướng dẫn. Họ làm việc theo cảm nhận và tham khảo của các đơn vị đã được đánh giá ngoài, thái độ làm việc chưa nghiêm túc, do đó hiệu quả chưa cao, chưa đảm bảo tiến độ theo kế hoạch, đánh giá chưa chính xác, chưa phản ánh được chất lượng thực của nhà trường.

Từ kết quả trên cho thấy việc tuyên truyền, tổ chức tập huấn nhận thức cho CBQL, GV trong các nhà trường còn hạn chế; một số nhà trường mới chỉ tập huấn cho các thành viên chuyên trách. Mặt khác bản thân các thành viên phụ trách nghiên cứu chuẩn cũng mới chỉ quan tâm tới sản phẩm và nguồn minh chứng mà chưa quan tâm tới quá trình (công việc, trình tự tiến hành) để có sản phẩm đó. Điều đó chứng tỏ rằng việc tổ chức bồi dưỡng, tập huấn cho đội ngũ làm công tác TĐG chưa được chú trọng đúng mức, chưa được tổ chức thường xuyên và nội dung tập huấn chưa đáp ứng yêu cầu.

2.3.1.3. Thực trạng đối chiếu với chuẩn

Sau khi nghiên cứu chuẩn, xác định được nội hàm của các chỉ số trong từng tiêu chí của mỗi tiêu chuẩn, mỗi nhóm tiến hành thu thập thông tin, minh chứng cần thiết hiện có. Hội đồng TĐG trên cơ sở đó phân tích, so sánh với chuẩn để xác định mức độ đạt được của nhà trường so với chuẩn ở từng tiêu chí, chỉ rõ ưu điểm, nhược điểm, nguyên nhân, biện pháp khắc phục nhược điểm và các minh chứng phù hợp với kết luận đó.

Tuy nhiên trên thực tế cho thấy việc đối chiếu thực trạng của nhà trường so với chuẩn còn mang tính hình thức, biểu hiện: việc thu thập thông tin, minh chứng, so sánh, phân tích thực trạng so với chuẩn, đánh giá điểm mạnh, điểm yếu, kế hoạch cải tiến chất lượng được giao cho cá nhân phụ

trách; thay vì việc đối chiếu thực trạng so với chuẩn để đánh giá thì họ lại cố gắng “khôi phục” thông tin, minh chứng để đạt chuẩn. Mặt khác, ở một số đơn vị việc nghiên cứu chuẩn không được quan tâm đúng mực dẫn đến việc các cá nhân, nhóm phụ trách tiêu chí, tiêu chuẩn sao chép của các đơn vị đã được công nhận kết quả KĐCLGD. Do đó, việc đánh giá thực trạng của nhà trường chưa thực khách quan, chưa chính xác, nhiều minh chứng cho công tác KĐCLGD còn mang tính hình thức, chưa đảm bảo tính pháp lí.

2.3.1.4. Thực trạng viết báo cáo tự đánh giá

Kết quả phỏng vấn thành viên Hội đồng TĐG và đoàn ĐGN các trường THCS trên địa bàn thành phố Hải Phòng đã được tổ chức ĐGN cho thấy việc tổ chức viết báo cáo TĐG của các nhà trường do Chủ tịch Hội đồng TĐG phân công cho cá nhân phụ trách nghiên cứu tiêu chí hoặc nhóm phụ trách nghiên cứu tiêu chuẩn chịu trách nhiệm viết hoàn chỉnh báo cáo TĐG của tiêu chí, tiêu chuẩn đó, thư ký của Hội đồng tổng hợp, hoàn thiện báo cáo TĐG.

Nội dung chính của báo cáo TĐG về cơ bản được trình bày thành 3 phần, đảm bảo cấu trúc theo quy định của Bộ GD&ĐT.

Báo cáo tự đánh giá vừa thể hiện kết quả làm việc của hội đồng tự đánh giá, vừa thể hiện kết quả chất lượng của nhà trường. Do đó, một trong những yêu cầu của báo cáo TĐG là báo cáo phải được viết với một tinh thần tự phê phán dựa trên những tiêu chuẩn chất lượng thống nhất, với những số liệu và minh chứng cụ thể, cung cấp cho người đọc các thông tin xác thực về hiện trạng của các trường, khác với cách làm từ trước đến nay, những báo cáo TĐG nói trên không chỉ để đọc lên một lần trong hội nghị hoặc gửi lên cấp trên rồi quên mất, mà còn được thẩm định cẩn thận bởi những đồng nghiệp trong các đoàn ĐGN. Kết quả của việc thẩm định được ghi lại trong các báo cáo ĐGN, được trao đổi trực tiếp với chính trường được đánh giá, được khuyến nghị để cải thiện và được đề nghị công nhận về hiện trạng chất lượng của một trường. Tuy nhiên, còn một số tồn tại trong công tác viết báo cáo TĐG: viết theo kiểu báo cáo thành tích, thông tin chung chung, mô tả nội hàm

chưa đầy đủ, không đúng hoặc không đủ nội dung; thiếu minh chứng cho các thông tin, đánh giá; việc xác định điểm mạnh, điểm yếu chưa khách quan, chưa phải là điểm nổi bật, đôi khi còn mâu thuẫn giữa chúng với mô tả hiện trạng; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng còn chung chung về các biện pháp, giải pháp, điều kiện thực hiện (nhân lực, vật lực); thời gian thực hiện kế hoạch cải tiến chất lượng thường tập trung vào cùng một thời điểm nên thiếu tính khả thi.

2.3.1.5. Thực trạng chuẩn bị đón đoàn đánh giá ngoài

Về phía Sở GD&ĐT, sau khi nghiên cứu hồ sơ đăng ký ĐGN của trường THCS; xét nếu đủ điều kiện ĐGN, Sở GD&ĐT ra quyết định thành lập đoàn ĐGN chất lượng giáo dục đối với nhà trường. Tiếp theo đoàn ĐGN tổ chức họp thống nhất kế hoạch làm việc của đoàn, gửi quyết định và kế hoạch làm việc của đoàn ĐGN cho nhà trường.

Về phía nhà trường, sau khi nhận được Quyết định thành lập đoàn ĐGN của Sở GD&ĐT, kế hoạch làm việc của đoàn ĐGN. Nhà trường sẽ lập kế hoạch chuẩn bị đón đoàn ĐGN:

- Thành lập tổ công tác phục vụ đoàn ĐGN;

- Phân công nhiệm vụ cho các thành viên của tổ;

- Chuẩn bị cơ sở vật chất phục vụ đoàn làm việc;

- Chuẩn bị hồ sơ (báo cáo TĐG, minh chứng…)

Tuy nhiên, khâu chuẩn bị đón đoàn ĐGN trên thực tế vẫn còn tồn tại một số vấn đề cần khắc phục:

- Việc phân công nhiệm vụ cho các thành viên trong tổ công tác còn chung chung, chồng chéo; thiếu nhân lực hoặc phân công chưa khoa học;

- Hồ sơ, dữ liệu liên quan đến hoạt động của nhà trường chưa đầy đủ;

- Hệ thống minh chứng sắp xếp chưa khoa học, không đảm bảo tính pháp lí, sai mã hóa;

- Các thành viên trong Hội đồng TĐG của nhà trường chưa chuẩn bị chu đáo nên đôi lúc chưa giải đáp thấu đáo được những thắc mắc của thành

viên đoàn ĐGN.

2.3.2. Thực trạng đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục 2.3.2.1. Thực trạng chất lượng đội ngũ kiểm định viên đoàn đánh giá ngoài

Việc chọn cử, tập huấn, cấp chứng chỉ cho các cán bộ, GV tham gia đoàn đánh giá ngoài: căn cứ vào những yêu cầu về tiêu chuẩn đánh giá CLGD của Bộ GD&ĐT, Sở GD&ĐT đã yêu các đơn vị Phòng ban chuyên môn của Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT cử các chuyên viên phụ trách, các trường học chọn cử những cán bộ, GV có đủ phẩm chất đạo đức nghề nghiệp, năng lực để tham gia các lớp tập huấn TĐG, cũng như ĐGN. Sau khóa tập huấn, những cán bộ, giáo viên hoàn thành tốt sẽ được Bộ GD&ĐT cấp giấy chứng nhận kiểm định viên. Tính đến tháng 8 năm 2013 thành phố Hải Phòng có 188 kiểm định viên từ bậc học mầm non đến cấp học THPT (trong đó đội ngũ kiểm định viên trường THCS là 78 người).

Việc chọn cử, ra quyết định thành lập đoàn ĐGN: Trên cơ sở nghiên cứu, thực hiện các quy định chọn cử thành phần đoàn ĐGN, Phòng Khảo thí và KĐCLGD đã tham mưu cho Giám đốc chọn cử những cán bộ ĐGN đảm bảo đúng cơ cấu, đúng thành phần và đảm bảo chất lượng của đoàn ĐGN.

Bảng 2.5. Thực trạng nhận thức của đội ngũ kiểm định viên công tác kiểm định chất lượng giáo dục

TT Nội dung đánh giá Mức độ đánh giá

Ý kiến đánh giá SL %

1

Mục đích Bộ GD&ĐT ban hành tiêu chuẩn đánh giá CLGD nhằm nâng cao CLGD

Đồng ý 63 100

Không đồng ý 0 0

Ý kiến khác 0 0

2

Các hình thức đánh giá CLGD hiện nay đã đánh giá chính xác CLGD ở các nhà trường

Đồng ý 53 84,13

Không đồng ý 3 4,76

Ý kiến khác 7 11,11

3

Việc xây dựng tiêu chuẩn đánh giá CLGD trường trung học và tiến hành KĐCLGD là việc làm cần thiết nhằm nâng cao chất lượng giáo dục

Đồng ý 63 100

Không đồng ý 0 0

Ý kiến khác 0 0

4 Ý nghĩa của hoạt động kiểm định chất lượng giáo dục

Để hoàn thành nhiệm vụ cấp trên

giao 1 1,59

Để giúp các cơ quan quản lí giáo dục có cách nhìn tổng thể về CLGD ở các nhà trường, từ đó có các giải pháp phù hợp để nâng cao CLGD

62 98,41

Ý kiến khác 0 0

5

Ý nghĩa của công tác tự đánh giá trong kiểm định chất lượng giáo dục

Để chuẩn bị ĐGN 3 4,76

Là khâu đầu tiên để bắt đầu quy trình KĐCL và cải tiến chất lượng của nhà trường

60 95,24

Ý kiến khác 0 0

6

Nhiệm vụ của đoàn đánh giá ngoài trong kiểm định chất lượng giáo dục

Thẩm định lại kết quả TĐG theo báo cáo TĐG của các trường và đề nghị công nhận hoặc không công nhận trường đạt tiêu chuẩn CLGD

63 100 Giúp nhà trường hoàn thiện báo

cáo TĐG để đạt tiêu chuẩn CLGD ở cấp độ cao nhất

0 0

Ý kiến khác 0 0

Để đảm bảo tính khách quan trong việc đánh giá nhận thức của đoàn đánh giá ngoài, chúng tôi đã tiến hành khảo sát đội ngũ kiểm định viên. Kết quả ở bảng 2.5 cho thấy, lực lượng lãnh đạo, thành viên đoàn ĐGN các trường THCS là lực lượng nòng cốt trong công tác kiểm định CLGD bởi họ:

là những CBQL, phụ trách trực tiếp công tác KĐCLGD của các phòng ban Sở GD&ĐT, Phòng GD&ĐT, trường THCS; là những GV có đủ năng lực, trình độ, phẩm chất đạo đức nghề nghiệp và quan trọng hơn là họ đã tham gia Hội đồng TĐG, Hội đồng đảm bảo chất lượng của các trường THCS nên có nhiều kinh nghiệm trong công tác KĐCLGD.

Tuy nhiên, do đội ngũ lãnh đạo, GV tham gia tập huấn công tác ĐGN và được cấp giấy chứng nhận đánh giá viên còn ít, chưa được đào tạo đúng chuyên ngành KĐCLGD, còn kiêm nhiệm nhiều công việc nên thời gian dành cho nghiên cứu về KĐCLGD chưa nhiều.

2.3.2.2. Thực trạng hoạt động đánh giá ngoài

Để đánh giá thực trạng hoạt động của đoàn đánh giá ngoài, chúng tôi đã khảo sát đội ngũ lãnh đạo, chuyên viên của Sở GD&ĐT, các Phòng GD&ĐT,

Một phần của tài liệu Kiểm định chất lượng giáo dục trường trung học cơ sở tại thành phố hải phòng theo tiêu chuẩn đánh giá chất lượng giáo dụ (Trang 62 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(130 trang)