CHƯƠNG 4: PHÂN TÍCH HIỆU QUẢ HOẠT ĐỘNG KINH DOANH CỦA NGÂN HÀNG TMCP PETROLIMEX CHI NHÁNH CẦN THƠ
4.2. Phân tích hoạt động cho vay của Ngân hàng
4.2.3. Tình hình doanh số cho vay theo lĩnh vực
Trong hoạt động cho vay, Ngân hàng luôn chú trọng cho vay những ngành có khả năng thu hồi vốn nhanh, ít rủi ro. Bảng số liệu sau sẽ thấy rõ cơ cấu cho vay theo từng ngành của Ngân hàng.
SVTH: Trịnh Thị Thu Hiền 42 Lớp: Tài chính– NH. K33 Bảng 6: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC 6 THÁNG ĐẦU NĂM(2008-2010)
ĐVT:triệu đồng
(Nguồn: Phòng kinh doanh)
Năm So sánh
2009/2008 2010/2009 Chỉ tiêu
2008 2009 2010
Số tiền % Số tiền %
Nông nghiệp và Thủy sản - 75.441 182.127 75.441 - 106.686 141,42
Chế biến 49.557 94.073 98.342 44.516 89,83 4.269 4,54
Thương nghiệp 34.690 180.087 85.213 145.397 419,13 (94.874) (52,68)
Xây dựng 4.956 4.184 43.682 (772) (15,58) 39.498 944,02
Ngành khác 9.911 30.147 82.346 20.236 204,18 52.199 173,15
Tổng cộng 99.114 383.931 491.710 284.817 287,36 107.779 28,07
0 100000 200000 300000 400000 500000 600000
2008 2009 2010
Nă m
Triệu đồng NN + TS
Chế biến Thươ ng nghiệp Xây dựng Ngành khác Tổng cộng
Hình 5: DOANH SỐ CHO VAY THEO LĨNH VỰC
Ngành Nông nghiệp, Thủy sản: Việc thực hiện chủ trương chuyển đổi cơ cấu sản xuất Nông nghiệp, chuyển dịch cơ cấu nông thôn không có nghĩa là giảm giá trị sản xuất Nông nghiệp. Vì Cần Thơ là một tỉnh có thế mạnh về Thủy sản (sau cây lúa) mà ta phải đẩy mạnh hơn nữa, triển khai đồng bộ các quy trìnhđề án, khắc phục dần sản xuất tự phát, hình thành một số vùng nguyên liệu nông sản hàng hóa tập trung gắn với CNH, ứng dụng công nghệ tiên tiến trong canh tác, chế biến, bảo quản…hạ giá thành nhằm tăng giá trị nông sản, đủ sức cạnh tranh trong và ngoài nước.
Chính vì vậy, nhu cầu vốn đầu tư cho lĩnh vực này tăng đều qua ba năm và góp phần cho sự phát triển chung của tỉnh. Cụ thể năm 2009 đạt 75.441 triệu đồng đến năm 2010 đạt 182.127 triệu đồng tăng 106.686triệu đồng tương đương 141,42% so với năm 2009. Riêng năm 2008 là năm cuộc khủng hoảng kinh tế xảy ra làm cho thị trường khôngổn định, giá cả mặt hàng thủy sản lên xuống bất thường luôn gây cảm giác hoang mang trong tâm lý người dân, hoạt động sản xuất của một số xí nghiệp giảm năng suất dẫn đến thua lỗ và không có khả năng trả nợ nên Ngân hàng không cho ngành này vay để giảm bớt rủi ro và nâng cao chất lượng tín dụng.
Ngành thương nghiệp: là ngành chiếm tỷ trọng cao nhất trong tổng doanh số cho vay tạiNgân hàng (chiếm 30,78%).Ngành này chiếm tỷ trọng cao nhất vì
đây là ngành nghề kinh tế phát triển rộng khắp, đa dạng lại rất năng động nên nhu cầu vay vốn để đầu tư kinh doanh là thường xuyên và cần thiết.
Trong 3 năm qua, doanh số cho vay của ngành tăng giảm không đều. Năm 2008, doanh số cho vay là 34.690 triệu đồng, năm 2009 tăng 419,13% hay tăng 145.397 triệu đồng so với năm 2008 vànăm 2010 thì giảmxuống còn 52,68% so với năm 2009 chỉ còn 85.213 triệu đồng hay giảm 94.874triệu đồng. Khách hàng chủ yếu của ngành nghề này là các doanh nghiệp tư nhân, cá thể, hộ kinh doanh – là những thành phần kinh tế rất nhạy cảm với sự thay đổi của môi trường kinh doanh. Năm 2009, sau khi Việt Nam gia nhập WTO trước tiềm năng thành phố trẻ Cần Thơ, họ muốn tích cực tranh thủ mở rộng hoạt động kinh doanh nên đã góp phần làm cho doanh số cho vayở mức khá cao. Từ năm 2009 đến năm 2010, trước thềm hội nhập, nền kinh tế đất nước có nhiều chuyển biến bất thường khó nắm bắt, TP Cần Thơ trong thời điểm nhạy cảm này cũng còn nhiều lúng túng trong việc ban hành các chủ trương, chính sách hỗ trợ cho việc đầu tư, mở rộng việc kinh doanh làm cho doanh số cho vay ngành nghề này giảm xuống. Tuy trong năm 2010, doanh số cho vay ngành thương nghiệp có giảm xuống nhưng đãđược bù đắp bằng mức tăng doanh số cho vay của các ngành còn lại.
Ngành công nghiệp chế biến: bao gồm các doanh nghiệp hoạt động trong lĩnh vực công nghiệp chế biến thủy sản, chế biến lương thực thực phẩm. Số liệu chi tiết qua 3 năm như sau: năm 2008, doanh số cho vay là 49.557 triệu đồng;
năm 2009 tăng thêm 89,83% lên đến 94.073triệu đồng và năm 2010 tăng 4,54%
đạt 98.342 triệu đồng. Nguyên nhân của sự gia tăng mạnh và đều đặn này là do công nghiệp chế biến là một trong những ngành phát triển mạnh ở ĐBSCL nên Ngân hàng đã vàđang tập trung cho vay đối với ngành nghề này.
Ngành xây dựng: tuy ngành này chiếm tỷ trọng nhỏ trong tổng DSCV nhưng vẫn tăng đều qua các năm, nhất là vào năm 2010 đạt 43,682 triệu đồng tăng 24.098triệu đồng tương đương 944,02% so với năm 2009.Trong 2năm đầu DSCV chưa cao do đây làngành có thời gian thu hồi vốn lâu, cộng với thiên tai, hạn hán làm chậm tiến độ thi công công trình vì vậy nhằm hạn chế rủi ro nên Ngân hàng ít cho vay hơn.
Cho vay ngành khác: Chủ yếu là cho vay tiêu dùng để phục vụ cho nhu cầu mua xe, sửa chữa nhà cửa, và đáp ứng những nhu cầu về vật chất ngày càng cao
của người dân. Đây được xem là một lĩnh vực cho vay ít rủi ro nhất của đơn vị.
DSCVqua 3 năm đều tăng. Năm 2008 doanh số cho vay là 9.911 triệu đồng, năm 2009 là 30.147 triệu đồng, tăng 20.236 triệu đồng so với năm 2008 hay tăng 204,18% về số tương đối; năm 2010 doanh số cho vay tăng vọt đạt 82.346 triệu đồng, tăng 52.199triệu đồng so với năm 2009 hay tăng173,15% về số tương đối.
Năm 2008 lượng cho vay đối với đối tượng này chiếm tỷ trọng nhỏ nhất vì năm 2008 hoạt động tín dụng của chi nhánh còn tập trung vào các hộ kinh doanh cá thể, các đối tượng vay chủ yếu là cá nhân. Sang năm 2008 và năm 2010 do chuyển hướng trong việc mở rộng cơ cấu cho vay nên lượng cho vay đối với đối tượng này tăng lên đáng kể.
Tóm lại, trong những năm qua cơ cấu cho vay của chi nhánh có sự tăng, giảm khác nhau đối với từng ngành, song vẫn phù hợp với tình hình phát triển ở địa phương, các ngành chủyếu của chi nhánh vẫn tăng trưởng đều đặn. Có được kết quả này là do sự nỗ lực của toàn thể các cán bộ chi nhánh trong việc nắm bắt nhu cầu của khách hàng, nhạy bén với tình hình thị trường, từ đó có thể đề ra những quyết định phù hợp nhằm mang lại hiệu quả cao cho chi nhánh.