CHƯƠNG II: QUAN NIỆM NGHỆ THUẬT VỀ CON NGƯỜI VÀ CÁC KIỂU NHÂN VẬT TRONG TRUYỆN NGẮN CỦA TRẦN THÙY MAI
2.2.1.2. Nhân vật nữ chủ động kiếm tìm tình yêu, hạnh phúc gia đình
Có thể khẳng định: tình yêu, hạnh phúc cá nhân là một đề tài phổ biến trong truyện ngắn của văn học thời kì mới. Mọi cung bậc, mọi cảm xúc tình yêu đƣợc bộc bạch một cách chân thực nhất. Đó cũng là một cách để nhân vật tự soi chiếu mình, bộc lộ tính cách của mình. Khi tìm hiểu truyện ngắn của Trần Thùy Mai, chúng tôi thấy xuất hiện một kiểu nhân vật nữ rất mới, rất bản lĩnh mà hầu như không tìm thấy trong truyện ngắn các giai đoạn trước, đó là kiểu nhân vật nữ chủ động kiếm tìm, dâng hiến cho tình yêu, hạnh phúc gia đình. Họ đến với tình yêu mà không e ngại trước độ vênh về tuổi tác, nghề nghiệp, vùng miền, biên giới địa lí. Họ dám chạy theo tiếng nói của con tim, vƣợt qua những rào cản về giới để sống đƣợc là mình.
Khi đọc tác phẩm Mưa đời sau, chúng tôi nhận thấy qua niệm tình yêu của người phụ nữ hiện đại đã vượt qua ranh giới quan niệm cũ. Họ đến với tình yêu bằng sự thúc gọi của con tim: tình yêu không có tuổi; tình yêu không biên giới. Qua truyện ngắn này, Trần Thùy Mai đã kể với chúng ta câu chuyện về sự lựa chọn tình yêu của mẹ và con gái. Người mẹ vì gia đình và nghiệp âm nhạc bấp bênh của Tuấn mà không sống cuộc đời của mình để giờ đây không thể sống nồng thắm với ba của Thể Tú. Còn Thể Tú, con chị lại từ chối anh Việt Kiều xứng đôi vừa lứa để đến với người đàn ông 47 tuổi, hơn mẹ cô 2 tuổi. Đơn giản vì cô tìm đúng người mình mong đợi, rằng “nhân loại rất đông
nhưng chẳng có ai thay thế được ai” [44, 54]. Người mẹ là một kiểu phụ nữ của thời trước, thích sự yên ổn, không dám đi đến tận cùng của nỗi đam mê.
Còn cô con gái Thể Tú lại là kiểu phụ nữ hiện nay, dám mơ ƣớc, dám chịu trách nhiệm với tương lai của mình. Cô đã không muốn phải lựa chọn giữa ba mẹ và người yêu. Cô thuyết phục để có cả hai: “con yêu ba mẹ, và con cũng yêu ông Lãm, hai điều đó không loại trừ nhau”[44, 53]. Dù người mẹ dặn con hãy nói dối với chồng mình tuổi ông Lãm xuống chừng mười tuổi, thế nhưng, Thể Tú không thể nói dối, đơn giản cô nghĩ “chính con sẽ sống cuộc đời con”. Thật may mắn, giữa mẹ và con, hai con người của hai thế hệ đã tìm được tiếng nói chung. Người mẹ với lòng bao dung, với sự từng trải mất mát trong tình yêu đã tán thành quyết định của con gái. Như thế so với người mẹ, Thể Tú đã đi được một bước dài. Trước kia mẹ cô phải chọn lựa giữa gia đình và tình yêu. Bà đã không thuyết phục, không dám sống là mình mà chọn gia đình, bà đã hi sinh tình yêu để dần nhận ra con thuyền tình yêu của mình chƣa bao giờ cập bến. Nay cô con gái đã mạnh mẽ, tự tin, đầy bản lĩnh hơn trước cuộc đời của mình. Đó là lí do “Mưa đời sau cũng thơm mùi cỏ cây” nhƣng đẹp hơn, sâu hơn mà không mong manh, tròng trành như trước.
Ở hình tương nhân vật phụ nữ chủ động kiếm tìm tình yêu, Trần Thùy Mai tỏ ra rất táo bạo trong việc thể hiện những khoảng trống tâm hồn của người phụ nữ ngày nay. Ẩn chứa ở đó là những khao khát rất đời, rất người nhưng không hề thái quá. Trong truyện ngắn của chị, có những người phụ nữ không an phận, họ sẵn sàng làm mọi thứ, kể cả ngoại tình để đƣợc sống trong tình yêu theo đúng nghĩa, dù có phải trả giá. Nhân vật Quyên trong Cánh cửa thứ chín đã không thể vượt qua cánh cửa thứ chín của mỗi đời người để thật sự vươn đến chân trời riêng trong ảo vọng của cô. Quyên tình cờ nhận ra
“người đàn ông đích thực của đời mình”, khi nghe một cuộc điện thoại nhầm số vào máy điện thoại gia đình. Và rồi, cô ao ƣớc vƣợt ra những giới hạn của
cuộc sống gia đình vốn bình yên nhƣng tẻ nhạt, ao ƣớc đƣợc “lao sâu vào khám phá một thế giới”, mà “anh cũng là một thế giới” [44, 65 - 66]. Quyên phiêu bồng với thế giới của riêng mình trong tưởng tượng qua những cuộc điện thoại, rồi cuộc gặp đầu tiên trong đêm trăng khiến Quyên có cảm giác lâng lâng, êm ái của một thứ hạnh phúc tươi mới; lúc đó, cô “ước mơ được rực cháy suốt cả quãng đời còn lại”, ƣớc mơ ấy mãnh liệt “như một ám ảnh điên rồ thiêu đốt tâm trí” [44, 66]. Nhƣng hiện thực cuộc sống gia đình là thứ ánh sáng ban ngày làm tan biến ảo vọng trong cô, Quyên không thể rũ bỏ, không thể vƣợt thoát ra ngoài cánh cổng với “những ngày rất dài trong khu vườn lặng lẽ” để đến với một chân trời mới. Quyên đã kịp dừng lại ở “cánh cửa thứ chín” - cánh cửa định mệnh của đời mình. Tình yêu của Quyên và “anh” là câu chuyện “ngoại tình êm ái”, đầy những khát vọng vào một thứ hạnh phúc không thể có đƣợc trong cuộc sống hằng ngày của rất nhiều cuộc hôn nhân thời hiện đại. Cuộc tình đó chóng vánh kết thúc khi con người nhận ra hạnh phúc lắm khi chỉ là sự hư phù và có những giới hạn thiên định cho mỗi kiếp người, không thể nào bước qua.
Có những lúc cuộc sống gia đình buồn tẻ, cô đơn, họ vì bản năng của phụ nữ sinh ra là để đƣợc yêu, đƣợc che chở, đƣợc khát khao nên cũng có lúc họ muốn đánh đổi tất cả để đƣợc sống là mình. Họ không chấp nhận sống là chỉ để tồn tại, mà “luôn chờ bão tới”. Nguyệt trong Qủy trong trăng đã sẵn sàng đánh đổi gia đình với người chồng hiền lành và hai cô con gái ngoan để trốn chạy theo một người đàn ông khác mà theo cô đấy mới là cái lạ để cô sống. Cuộc sống hiện tại của Nguyệt quá đỗi quen thuộc, bình lặng, thông thường, cô khát khao, mong chờ có sự đổi thay, Nguyệt đã vùng lên trốn chạy cùng Thìn thoát khỏi cuộc sống tẻ nhạt. Cuộc trốn chạy ấy đã minh chứng cho tâm hồn yêu đương của nhân vật, Nguyệt đã bỏ lại phía sau sự an phận để kiếm tìm, thổn thức với tình yêu.
Cũng giống nhƣ nhân vật Quyên và Nguyệt, nhân vật Lan trong truyện ngắn Tàu ngầm xuyên đại dương, vì phải lòng người đàn ông mà cô đã bỏ bê tất cả mọi việc, kể cả công việc cúng lễ thiêng liêng buổi cuối năm. Mới đầu, cô cũng sợ hãi, có ăn năn: “tổ tiên sẽ trách phạt tôi, quỷ thần sẽ quở mắng tôi nhưng khi nào anh trở lại, tôi sẽ lại ngoan ngoãn để anh làm ấm tâm hồn tôi, làm ấm da thịt tôi…” [49, 15]. Bỏ lại sau lƣng tất cả, Lan dám đi theo tiếng gọi của tình nhân. Chỉ bên người đàn ông cô yêu, Lan mới thấy trái tim mình ấm nóng, rung động lạ thường. Dù biết như thế là không nên, song cô lại quá khao khát, quá mãnh liệt. Trong tình yêu đôi khi vì yêu mà dẫn đến mù quáng, nhƣng trả giá cho điều đó, Lan đƣợc sống thực là mình, không che dấu, không gượng ép, không cam chịu. Dù những hẹn hò của cô với người đàn ông có khép lại thì cô vẫn khát khao: “một tuần nữa, một tháng, một năm hay mười năm nữa, em vẫn đợi, được đi bên anh, được nghe anh nói là đủ”
[49, 16].
Thậm chí kể cả những nhân vật đồng tính nữ, họ cũng có ngọn lửa đam mê, họ tìm đến nhau để được đồng cảm, sẻ chia và được yêu thương. Qua truyện Bầy thú bông của Quỳnh, Trần Thùy Mai viết về đồng tính nữ, không giật gân, gây sốc mà dịu dàng nhƣ cơn gió. Tình yêu của hai nhân vật trong truyện cứ nhƣ một chiếc xe mải miết theo một hành trình nhất định mà tiến lên, tiến mãi và không bao giờ dừng lại để hối tiếc, không quay lại để ý thức tội lỗi nào đó. Quỳnh là một cô gái không hiện lên qua sự miêu tả kĩ lƣỡng của Trần Thùy Mai, nhân vật xuất hiện trong một ngôi nhà gỗ nhỏ nhắn và sạch sẽ, hẻo lánh ở thung lũng, khuất sau rặng hoa vàng. Trong nhà trơ trọi không có thứ gì đáng giá, ngoài một bộ bàn ghế mây, bình hoa gốm và chục con gấu bông đủ màu, đủ kiểu làm bạn mà nhƣ lời nhân vật tâm sự “mỗi lần sinh nhật em, Minh lại tặng một con thú bông”. Với khả năng thấu hiểu tâm hồn nhân vật của mình, Trần Thùy Mai lặng lẽ kể về câu chuyện tình yêu éo
le, bi kịch của Quỳnh và Minh từ thời còn đi học cho đến bây giờ. Vì lẽ bất thường đó mà anh trai Quỳnh đã phải tách hai đứa, Quỳnh buộc phải chuyển công tác, xa Minh hai năm. Tuy nhiên, tình yêu không ngăn cản đƣợc họ, hai người vẫn ngấm ngầm nhớ đến nhau và vẫn gặp nhau lén lút. Quỳnh cố ngụy biện, cố che giấu thân phận của mình bằng cách làm bạn gái của Tùng, nhân vật xưng tôi. Tưởng chừng mọi thứ đều ổn thỏa, miễn là Tùng có thể “chấm dứt những bữa cơm bụi và nhiều buổi tối câm lặng. Quỳnh sẽ là người phụ nữ, người vợ dễ thương, tốt bụng, nấu ăn ngon, thế là đủ” [49, 34]. Thế nhƣng mọi cử chỉ, hành động, và việc nhất quyết không đem bỏ những con thú bông khiến Tùng thấy bất an, thấy khó hiểu. Nhân vật Quỳnh cũng cảm thấy mình sống chƣa thật với trái tim của mình khi ở bên cạnh Tùng, mặc dù đã rất cố gắng. Cảm xúc đƣợc yêu, đƣợc nhìn thấy Minh làm cho Quỳnh mới sống thật là mình. Vì vậy, khi Minh đến Quỳnh đã bứt phá đúng thời điểm để không làm tổn thương trái tim Tùng “Quỳnh xin lỗi anh. Quỳnh cũng mong cuộc sống bình yên nhưng rồi không thể” [49, 36].
Nhân vật nữ của Trần Thùy Mai là vậy, đã yêu phải yêu hết lòng, thậm chí hi sinh cho tình yêu cũng không ngại, dù có trải qua những vất vả đắng cay trong cuộc sống nhƣng họ vẫn chọn cách sống cho tình yêu, để đƣợc khát khao, đƣợc cháy mình với ngọn lửa đam mê. Họ yêu nhau, cảm mến nhau và không ngại ngần trước mọi rào cản để có được nhau dù chỉ là trong một đoạn đường đời hoặc là mãi mãi.