Quan niệm về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 23 - 28)

CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÍ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ VIỆC RÈN KĨ NĂNG ĐỌC DIỄN CẢM CHO TRẺ 5 – 6 TUỔI

1.1. Cơ sở lí luận về việc rèn kĩ năng đọc diễn cảm cho trẻ 5 – 6 tuổi

1.1.4. Quan niệm về đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật

Đọc diễn cảm là một quá trình, bao gồm quá trình tiếp nhận văn bản và quá trình thông báo, truyền đạt những văn bản viết thành bản đọc. Đó là quá trình tái tạo chuyển đổi nội dung ý nghĩa nghệ thuật của văn bản thành âm thanh, nh p điệu, tốc độ sự ngừng nghỉ và sắc thái thẩm mĩ, cảm xúc thẩm mĩ và thái độ

thẩm mĩ của người đọc. Ngoài ra, đọc diễn cảm còn bao gồm cả quá trình hoạt động ngôn ngữ và văn học, quá trình tâm lí và sư phạm, quá trình thông tin và giao tiếp.

Theo tác giả Hà Nguyễn Kim Giang nêu ra trong cuốn Phương Pháp đọc diễn cảm, cho rằng: “Đọc diễn cảm là làm nổi bật đặc điểm, cảm xúc thẩm mĩ và đời sống tinh thần của tác phẩm, tạo ra mối quan hệ xúc động riêng của người đọc với tác phẩm”. [2. 18]

Còn theo tác giả Lê Phương Nga – Đặng Kim Nga đã nêu ra trong cuốn Phương pháp dạy Tiếng Việt ở tiểu học cho rằng: “Đọc diễn cảm ở đây được hiểu là đọc hay, là một yêu cầu đặt ra khi đọc những văn bản văn chương hoặc các yếu tố ngôn ngữ văn chương”.

Từ những đặc điểm trên, đọc diễn cảm đã đảm bảo tính chân thực và màu sắc của cá nhân trong cảm thụ, thể hiện được cái tinh thần và cái hồn của bài văn. Đọc diễn cảm đã tận dụng các hình thức biểu hiện của người đọc, thống nhất được nội dung và ngoại hình, từ đó chinh phục được người nghe.

Vì vậy có thể ngắn gọn về việc đọc diễn cảm như sau:

Đọc diễn cảm là cách sử dụng giọng đọc có kèm theo cử chỉ, điệu bộ, nét mặt về truyền đạt những ý nghĩ, tư tưởng, tình cảm của tác giả gửi gắm trong tác phẩm và cả những ý nghĩ, thái độ, tâm trạng, cảm xúc của người đọc đến với người nghe.

1.1.4.2. Đọc diễn cảm các văn bản nghệ thuật

Đọc là một hoạt động của con người. Đọc và đọc diễn cảm không chỉ là hành động nhận thức nội dung ý tưởng từ văn bản mà còn là hoạt động trực quan sinh động giàu cảm xúc, có tính trực giác và khái quát nếm trải của con người.

Vì thế xuất hiện kinh nghiệm đọc diễn cảm là hành động mang tính chất tâm lí, nhận thức và chất lượng đọc. Đọc diễn cảm là hành động mang tính chất tâm lí, một hoạt động tinh thần của tác giả, bộc lộ cảm nhận của từng người.

Đọc các văn bản nghệ thuật – hay các tác phẩm văn chương theo quan niệm của chúng tôi là giải quyết vấn đề tương quan của các cấu trúc tồn tại trong tác phẩm. Trước hết là cấu trúc ngôn ngữ, thứ đến là cấu trúc hình tượng thẩm mĩ, sau nữa là cấu trúc ý nghĩa.

Trong cấu trúc ngôn ngữ, người đọc để tìm hiểu nắm bắt các loại thông tin, thông tin thực hiện đời sống và thông tin thẩm mĩ. Thông tin đời sống đã gợi ra sự đa dạng trong kinh nghiệm sống của từng độc giả. Thông tin thẩm mĩ trong cấu trúc ngôn ngữ bao gồm những từ đắt, những lời hay, những đoạn hấp dẫn vừa trong sáng vừa mới mẻ.

Có thể nói từ cấu trúc ngôn ngữ đến cấu trúc hình tượng thẩm mĩ là quá trình chuyển biến từ nội dung hiện thực đến hình thức nghệ thuật, từ trong cuộc sống hiện thực đến sự sáng tạo ra một đời sống ảo để người đọc thể nghiệm được giá tr nhân sinh.

Có thể xem đọc diễn cảm là nghệ thuật của trình diễn. Đọc diễn cảm không phải “khoe giọng” mà là sự thể hiện xúc động của trái tim. Thơ là âm vang của cảm xúc. Đọc thơ là để cho tác phẩm thơ vang lên như một bản nhạc, làm cho nó ngân nga trong tâm hồn người đọc. Đọc ở đây là thể hiện sự cảm thụ và thể nghiệm sâu sắc về tác phẩm, là làm sao để người khác c ng có thể sản sinh những ấn tượng tương tự như mình. Diễn cảm ở đây hoàn toàn không phải sự uốn éo đầu lưỡi mà thể hiện những cảm xúc nội tại của tâm hồn.

Vì thế ngay từ cấu trúc cụ thể trong ngôn ngữ tư tưởng và đ nh hướng tư tưởng sáng tạo đã có mặt, góp phần quyết đ nh giá tr đích thực của tác phẩm nghệ thuật.

Sự lĩnh hội tác phẩm văn chương thông qua hoạt động đọc bao giờ c ng xen lẫn vào đó thiên hướng chủ quan, không thể loại trừ “cái tôi” của người đọc ra ngoài quá trình tiếp nhận. Cấu trúc ý nghĩa của tác phẩm văn chương là cấu trúc mở, “là” kết cấu vẫy gọi, sự tham gia sáng tạo của mọi người. Vì vậy, văn chương là một loại hình nghệ thuật ngôn từ, là một quá trình nghệ thuật ngôn từ,

là một quá trình phát hiện và khám phá nội dung ý nghĩa xã hội, con người, thời đại.

1.1.4.3. Bản chất của việc đọc diễn cảm

Việc đọc nói chung và đọc diễn cảm là hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức âm thanh của tiếng nói, là làm cho người nghe hiểu được ý của người viết, các nhà ngôn ngữ học đã đưa ra đ nh nghĩa sau đây về đọc diễn cảm

“ Đọc tức là biến hình thức chữ viết của văn bản thành hình thức của âm thanh của ngôn ngữ để làm cho người nghe hiểu được điều mà tác giả muốn nói qua chữ viết”.

Chữ viết là một phương tiện ghi âm, dù là hoàn mĩ đến đâu c ng chỉ ghi âm một cách khái quát. Khi đọc người đọc phải lệ thuộc vào văn bản, nhưng sự lệ thuộc này c ng không hạn chế được sự sáng tạo của người đọc. Một câu thơ, một văn dù giữ nguyên số chữ, dấu câu c ng có năm, bảy cách đọc. Về vấn đề này nhà văn A.P.Tsêkhôp trong truyện ngắn Những cảm xúc mãnh liệt đã từng nói “Tôi dám chắc rằng một từ nào c ng có đến một nghìn nghĩa và sắc thái xem xét từ góc độ nó được đọc lên như thế nào”. Đọc là sự phân tích nắm bắt, đoán nhận kí hiệu.

Đọc diễn cảm c ng là một nghệ thuật có đặc điểm riêng, nó không lặp lại như người khác, không chỉ truyền đạt trung thành, máy móc mà còn ghi đậm dấu ấn cá nhân. Đọc như thế s gây chấn động tâm hồn trên cơ sở những mĩ cảm ngôn ngữ văn học và khả năng biểu diễn. Lối đọc này s có sức hấp dẫn lôi cuốn người nghe và làm sáng tỏ nội dung, ý nghĩa của tác phẩm văn chương. Rõ ràng đọc diễn cảm mang đầy đủ tính nghệ thuật của nó.

Đọc diễn cảm là hình thức đặc biệt của văn chương. Đặc biệt nó vượt qua việc đọc những tín hiệu ngôn ngữ, từ kí hiệu chữ sang kí hiệu âm thanh tạo ra năng lực đọc.

Đọc diễn cảm là một hình thức riêng của đọc văn có sự tham gia bổ sung hỗ trợ của năng lực diễn đạt bằng cử chỉ, điệu bộ, tâm thế, dáng vẻ, giọng điệu,

ngữ điệu, âm sắc, màu sắc của cảm xúc ngôn ngữ. Cho nên đọc diễn cảm là một nghệ thuật. Nghệ thuật đọc diễn cảm đòi hỏi phải có một quá trình rèn luyện lâu dài và liên tục.

Vấn đề mối quan hệ qua lại giữa đọc diễn cảm đọc biểu diễn nghệ thuật rất phức tạp vì ngay trong nghệ thuật biểu diễn đọc c ng có nhiều trường phái khác nhau. Hiện nay trong nghệ thuật biểu diễn đọc có hai khuynh hướng: một số nghệ sĩ diễn xuất thiên về biểu diễn, một số khác lại sử dụng phong cách của người kể chuyện.

Thế nhưng nghệ thuật đọc không chỉ có hai khuynh hướng trên. Xuren Kotrarian viết: “Cuộc sống của con người thể hiện ở nhiều tính cách muôn vẻ khác nhau. C ng như tính cách đó thể hiện dưới nhiều hình thức đa dạng trong nghệ thuật của người diễn viên. “Tưởng tượng” và “rung động”, “đọc suông” và

“kể lại”, “nhập vai” và “biểu diễn”, trong cuộc sống tất cả những cái đó gắn chặt với nhau, ít khi gặp những cái riêng biệt dưới hình thức nguyên dạng “không biến hóa”, và nếu như có trường hợp đơn điệu nào đó thì nó s dẫn đến sự buồn tẻ và chán ngắt.

Nếu như trong nghệ thuật đọc không khẳng đ nh một “trường phái” nào, thì việc đọc diễn cảm lại càng không phải khẳng đ nh nó. Chỉ có sự khác nhau là đặc điểm riêng biệt của nhà trường phổ thông và mầm non đòi hỏi các phương pháp đọc cần xem xét từ góc độ thích hợp với từng trường hợp cụ thể, có nghĩa là tính đến thể loại, khuynh hướng văn học, thế giới quan và tư tưởng của tác giả, mà còn từ góc độ sư phạm của những tác phẩm đó và sự dễ hiểu của chúng đối với từng lứa tuổi học sinh.

Từ những điều trình bày trên ta có thể khái quát lại về bản chất của đọc diễn cảm như sau:

+ Đọc diễn cảm là lao động sáng tạo + Là biểu diễn nghệ thuật đọc

+ Truyền đạt mọi cái hay cho người nghe

+ Đó là một phương pháp sư phạm và là một khoa học.

Một phần của tài liệu Rèn kĩ năng đọc diễn cảm thơ cho trẻ mẫu giáo 5 - 6 tuổi (Trang 23 - 28)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(97 trang)