Mục tiêu cụ thể

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng (Trang 70 - 75)

CHƯƠNG 3. HOÀN THIỆN CÔNG TÁC QUẢN LÝ CHI NGÂN SÁCH NHÀ NƯỚC TẠI THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

3.1.2. Mục tiêu cụ thể

Tăng trưởng kinh tế: duy trì tốc độ tăng trưởng kinh tế 12-13%/năm, đưa Đà Nẵng trở thành địa bàn có sức thúc đẩy phát triển kinh tế các vùng phụ cận, là đầu mối tập trung các dịch vụ chất lƣợng cao của miền Trung.

Cơ cấu kinh tế: chuyển đổi theo hướng dịch vụ - công nghiệp, xây dựng - nông nghiệp. Dự kiến cơ cấu kinh tế của thành phố đến năm 2020 là: dịch vụ:

55,6%, công nghiệp và xây dựng: 42,8%; nông nghiệp: 1,6%.

Đến năm 2020, tỷ trọng GDP của thành phố chiếm khoảng 2,8% GDP cả nước. Kim ngạch xuất khẩu thời kỳ 2011-2020 tăng bình quân 19 - 20%/năm.

Duy trì tỷ trọng thu ngân sách so với GDP 35 - 36%.

Bảng 3.1. Dự kiến một số chỉ tiêu tăng trưởng của thành phố Đà Nẵng giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu Đvt

Năm

Tổng

GDP tăng trưởng

bình quân (%)

2016 2017 2018 2019 2020

Dân số TB 1000

người 1.045 1.100 1.130 1.170 1.210 GDP (giá so

sánh 2010)

tỷ

đồng 48.385 52.815 57.655 62.977 68.810 290.642 8,78 Nông nghiệp tỷ

đồng 955 975 995 1.017 1.040 4.982 2,16 Công nghiệp -

XD

tỷ

đồng 17.330 18.940 20.660 22.560 24.650 104.140 9,22

Dịch vụ tỷ

đồng 30.100 32.900 36.000 39.400 43.120 181.520 9,37 GDP/người Triệu

đồng 74,17 81,83 90,21 99,44 107,63

(Nguồn: Sở Kế hoạch và Đầu tư thành phố Đà Nẵng) b. Về xã hội

- Quản lý nhà nước thành phố theo Đề án Chính quyền Đô thị.

- Duy trì nhịp độ tăng dân số tự nhiên ở mức 1%, tạo việc làm cho lực lượng lao động mới tăng hàng năm khoảng trên 3,0 vạn người. Phấn đấu không còn tình trạng trẻ suy dinh dƣỡng, không còn hộ nghèo.

- Tiếp tục mở rộng quy mô giáo dục - đào tạo, đẩy mạnh công tác xã hội hoá giáo dục, nâng cấp hệ thống trường lớp nhằm đảm bảo tất cả các trường hệ phổ thông đạt tiêu chuẩn quốc gia. Tăng cường công tác đào tạo nghề

nhằm đáp ứng nhu cầu công nghiệp hoá, hiện đại hoá, đảm bảo lao động qua đào tạo.

- Tiếp tục đẩy mạnh các hoạt động xã hội hoá về y tế, tăng cường các nguồn lực đáp ứng nhu cầu phục vụ phòng bệnh và chữa bệnh cho nhân dân.

- Xây dựng nền văn hoá thành phố theo hướng đô thị văn minh, hiện đại, bảo tồn và gìn giữ bản sắc văn hóa dân tộc.

- Phát triển kinh tế trên cơ sở ổn định và bền vững, chú ý đảm bảo nâng cao chất lượng môi trường sống của người dân đô thị, đảm bảo sự công bằng trong việc tiếp cận các dịch vụ công đối với mọi người dân thành phố.

- Tập trung phát triển cơ sở hạ tầng kết hợp với việc nâng cao chất lƣợng các dịch vụ công ích đô thị như giao thông, cấp thoát nước, xử lý nước thải, vệ sinh môi trường, cây xanh, công viên, điện chiếu sáng, vận tải công cộng… tạo cảnh quan không gian đô thị, cải thiện điều kiện môi trường.

c. Về môi trường

Hướng tới phát triển bền vững, thành phố khuyến khích đầu tư mở rộng phát triển sản xuất công nghiệp trong điều kiện đảm bảo môi trường. Với những giải pháp thực sự khả thi, đƣa các nhà máy, xí nghiệp vào Khu công nghiệp, các khu công nghiệp tại Đà Nẵng được đầu tư theo hướng sinh thái và thân thiện với môi trường.

Đà Nẵng đang phấn đấu đến năm 2020 trở thành “Thành phố môi trường” với các mục tiêu cụ thể: 100% nước thải công nghiệp và sinh thái đƣợc xử lý; 70% chất thải rắn đƣợc tái chế; diện tích không gian xanh đô thị đạt 9-10m2/người…

d. Dự kiến tình hình thu, chi NSNN giai đoạn 2016-2020

Tổng thu NSNN giai đoạn 2016-2020 dự kiến là 81,71 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 9,5%. Tổng thu nội địa trong giai đoạn này

là 69,76 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 11,1%; thu xuất nhập khẩu là 11,95 nghìn tỷ đồng, tăng trưởng bình quân hàng năm 2,5%.

Bảng 3.2. Dự kiến tình hình thu, chi NSNN giai đoạn 2016-2020

Chỉ tiêu Đơn vị tính

KH

2016 KH 2017 KH 2018 KH 2019 KH 2020

Mục tiêu kế hoạch 5 năm 2016-

2020

Bình quân 5

năm 2016- 2020 TỔNG

THU CÂN ĐỐI

Nghìn

tỷ đồng 13,75 14,85 16,16 17,60 19,35 81,71 109,57 Thu nội địa Nghìn tỷ

đồng 11,40 12,45 13,76 15,20 16,95 69,76 111,02 Tỷ trọng

thu nội địa trên tổng thu NSNN

% 82,91 83,84 85,15 86,36 87,60 85,38

Trong đó: - Thu nội địa không kể đất

Nghìn tỷ

đồng 10,00 11,25 12,66 14,20 16,10 64,21 113,36 - Thu từ

thuế, phí

Nghìn tỷ

đồng 9,75 11,06 12,45 13,98 15,86 63,09 113,75 - Thu tiền

sử dụng đất

Nghìn tỷ

đồng 1,40 1,20 1,10 1,00 0,85 5,55 89,87

Thu từ xuất, nhập khẩu

Nghìn tỷ

đồng 2,35 2,40 2,40 2,40 2,40 11,95 101,76 Tỷ trọng

thu từ xuất, nhập khẩu trên tổng thu NSNN

% 17,09 16,16 14,85 13,64 12,40 14,62

TỔNG CHI NSNN

Nghìn

tỷ đồng 9,864 10,868 11,980 13,204 14,687 60,603 109,4 Chi thường

xuyên

Nghìn tỷ

đồng 5,590 6,823 7,778 8,767 9,929 38,886 113,5

Tỷ trọng chi thường xuyên so với tổng chi

% 56,67 62,78 64,93 66,40 67,60 64,17

Chi đầu tƣ phát triển

Nghìn tỷ

đồng 2,374 1,765 2,421 2,471 3,165 12,195 102,7 Tỷ trọng

chi đầu tư phát triển so với tổng chi

% 24,07 16,24 20,20 18,71 21,55 20,12

Chi trả nợ Nghìn tỷ

đồng 0,526 1,120 0,554 0,612 2,811

Chi bổ sung quỹ dự trữ tài chính

Nghìn tỷ

đồng 0,002 0,005 0,010 0,020 0,030 0,067 Dự phòng

ngân sách

Nghìn tỷ

đồng 0,502 0,554 0,612 0,673 0,747 3,088 Chi cải

cách tiền lương

Nghìn tỷ

đồng 0,870 0,602 0,606 0,662 0,816 3,556

(Nguồn: Sở Tài chính thành phố Đà Nẵng)

e. Mục tiêu quản lý chi NSNN của thành phố Đà Nẵng đến 2020

Đối với chi thường xuyên: Thực hiện quản lý, sử dụng kinh phí ngân sách thường xuyên được giao theo đúng quy định của Luật NSNN và các chính sách, chế độ, tiêu chuẩn, định mức chi tiêu đã ban hành, bảo đảm sử dụng đúng mục đích, tiết kiệm, hiệu quả, chống thất thoát, lãng phí.

Đối với chi đầu tƣ phát triển: Thực hiện đúng các quy định pháp luật về quản lý vốn đầu tƣ. Tổ chức thực hiện rà soát các dự án đầu tƣ phát triển (cả nguồn NSNN, nguồn trái phiếu Chính phủ và nguồn vốn vay), trên cơ sở đó chủ động điều chỉnh kế hoạch vốn từ các dự án không có khả năng thực hiện cho các dự án có khả năng thực hiện vƣợt kế hoạch nhƣng thiếu vốn. Đầu tƣ đúng trọng tâm, có trọng điểm, tránh dàn trải.

Tăng cường công tác thanh tra, giám sát nhằm chống lãng phí, thất thoát, bảo đảm chất lƣợng công trình, kịp thời phát hiện, ngăn ngừa, xử phạt các vi phạm nhằm nâng cao hiệu quả đầu tƣ. Chấp hành chế độ báo cáo định kỳ tình hình thực hiện kế hoạch đầu tƣ theo quy định.

Áp dụng hệ thống thông tin quản lý ngân sách và Kho bạc (Tabmis), các ngành, địa phương phối hợp chặt chẽ với cơ quan Tài chính và Kho bạc Nhà nước thành phố Đà Nẵng hướng dẫn và tổ chức thực hiện nhằm hiện đại hóa công tác quản lý NSNN, nâng cao tính minh bạch và hiệu quả trong quản lý tài chính công.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý chi NSNN tại thành phố Đà Nẵng (Trang 70 - 75)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(100 trang)