Xây dựng đội ngũ nhân sự mạnh và chuyên nghiệp nhằm phục vụ cho sự phát triển của Công ty tại thời điểm hiện tại và trong tương lai;
Xây dựng chiến lược khen thưởng, đảm bảo sự nhất quán giữa mức thưởng với thành tích làm việc và cơ hội phát triển lâu dài. Masan Consumer muốn mọi nhân viên đóng góp vào thành công của Công ty sẽ nhận được thành quả tài chính tương xứng. Đó là lý do tại sao Masan cam kết tạo mọi cơ hội cho mỗi cá nhân có điều kiện được đầu tư cho tương lai của mình;
Xây dựng Hệ thống Quản trị Nhân sự đơn giản, dễ sử dụng và mang lại hiệu quả cao. Thông qua đó giúp nhân viên có thể tối ưu hóa năng lực và tiềm năng cá nhân, tập trung cho các hoạt động phát triển Công ty;
Xây dựng văn hóa chiến thắng để các nhân tài có thể cùng nhau thành công khi phát triển năng lực lãnh đạo cũng như tinh thần chiến thắng.
Hình 1.4. Số lượng nhân sự theo trình độ học vấn tại Masan Consumer (nguồn: Masan Consumer).
Những thành tựu của Masan đều được tạo nên từ tài sản quý giá nhất của công ty – Nguồn nhân lực. Vì lẽ đó, Masan Consumer cam kết thu hút và phát triển nhân tài, đồng thời đào tạo và truyền cảm hứng để họ cảm thấy tự hào khi là một thành viên của cộng đồng Masan, tạo ra một môi
trường làm việc công bằng và bình đẳng để duy trì một văn hóa công ty thúc đẩy thành công.
Với mục tiêu đó, Masan tự hào trở thành một trong những nơi làm việc tốt nhất Việt Nam. Mục tiêu nâng cao đời sống vật chất tinh thần của người Việt Nam, bên cạnh sứ mệnh phụng sự người tiêu dùng, còn hướng đến những nhân viên nội bộ. Masan tạo ra môi trường lao động hấp dẫn, tạo cơ hội việc làm, đóng góp vào sự phát triển chung về an sinh xã hội tại các địa phương nói riêng và cả nước nói chung.
Tính đến hết ngày 31/12/2020, Masan Consumer có 5.575 cán bộ công nhân viên, gồm 3.585 nam (64%) và 1.990 nữ (36%) và đội ngũ này được đào tạo bài bản và có trình độ chuyên môn cao.
CHƯƠNG II: PHÂN TÍCH MÔI TRƯỜNG VĨ MÔ VÀ VĨ MÔ
2.1. Phân tích vĩ mô
2.1.1. Môi trường kinh tế
Việt Nam là nền kinh tế phát triển nhanh nhất Đông Nam Á, và là thị trường trọng điểm của tập đoàn Masan. Từ 2002 đến 2018, GDP đầu người tăng 2,7 lần. Do hội nhập kinh tế sâu rộng, nền kinh tế Việt Nam chịu ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch COVID-19, nhưng cũng thể hiện sức chống chịu đáng kể. Tăng trưởng GDP ước đạt 2,9% năm 2020 nhờ có mức tiêu dùng nội địa cao, và chương trình cải cách kinh tế tích cực của chính phủ.
Tốc độ tăng GDP giai đoạn 2010 - 2020
Các yếu tố căn bản của nền kinh tế Việt Nam vẫn vững chắc và nền kinh tế có thể quay lại với tốc độ tăng trưởng GDP trước đại dịch ở mức từ 6,5 đến 7% từ năm 2022 trở đi.
Sau khi gia nhập WTO, mở ra cho Việt Nam những sân chơi lớn hơn, nhiều thử thách hơn, nhưng cũng nhiều cơ hội hơn. Chính điều này,tác động rất lớn đến các hoạt động marketing của MASAN Food, để họ chứng tỏ được mình, chứng tỏ được bản lĩnh của mình trên thị trường.
Với sự hội nhập không ngừng. Hiện nay, sản phẩm Chin-Su của tập đoàn Masan chiếm khoảng 75% thị phần toàn quốc. Mạng lưới phân phối của sản phẩm Chin-Su rất mạnh ở các điểm bán hàng phủ đều 64/64 tỉnh thành.
2.1.2. Môi trường chính trị
Tình hình chính trị - an ninh ổn định. Hệ thống pháp luật ngày càng được sửa đổi phù hợp với nền kinh tế hiện nay.
Nền kinh tế mở sau khi nước ta gia nhập WTO, các chính sách kinh tế phù hợp hơn không những với các doanh nghiệp Việt Nam mà còn với cả doanh nghiệp nước ngoài muốn đầu tư vào nước ta.
Chương trình cải cách của Việt Nam, bao gồm cải cách về đất đai, về khu vực đầu tư nước ngoài, về khu vực kinh tế nhà nước, và khu vực kinh tế tư nhân đã đạt được quy mô và sự thành công. Mặc dù mức tăng trưởng cao nhưng chỉ số GDP của Việt Nam vẫn ổn định so với khu vực.
Nhằm bảo đảm cam kết trên đây với khách hàng, Công ty hiện đã cho xây dựng một phòng thí nghiệm theo tiêu chuẩn quốc tế ISO/IEC 17025:
1999. Có trách nhiệm kiểm soát toàn bộ chất lượng nguyên liệu đầu vào, bán thành phẩm trong quá trình sản xuất. Đồng thời họ phải kiểm tra chất lượng các thành phẩm trước khi xuất xưởng.
Người tiêu dùng khi chọn bất cứ một chai nước chấm nào của Chinsu (nước tương, nước mắm) được bày bán trên thị trường đều có thể biết được mẫu thử và bộ hồ sơ riêng của chai nước chấm đó, từ vật liệu đầu vào cho đến thành phẩm.
Đây có thể coi là những chiến lược marketing của Công ty, công bố cho toàn xã hội biết về quy trình cũng như nguồn gốc của sản phẩm giúp tạo được niềm tin nơi khách hàng.
O1 – Việt Nam hiện nay là một trong những nước có nền chính trị ổn định nhất trên thế giới, tốc độ phát triển kinh tế hằng năm thuộc TOP những quốc gia toàn cầu.
2.1.3. Môi trường văn hóa xã hội
Các mặt hàng thực phẩm là những mặt hàng thiết yếu hằng ngày đối với đời sống của con người. Việt Nam với hơn 97 triệu dân thì quả là một thị trường đầy tiềm năng, có nhiều cơ hội đối với Masan nói riêng và các doanh nghiệp khác nói chung. Các sản phẩm của Masan hầu như đều có mặt trong không gian bếp của các gia đình Việt Nam như: tương ớt Chin-Su, nước mắm Nam Ngư, nước tương Chin-Su hay nước tương Tam Thái Tử,... chúng xuất hiện hầu hết trong các bữa cơm của gia đình Việt.
Việt Nam là một nền văn hóa đa dạng với 54 anh em dân tộc khác nhau cùng sống trên một lãnh thổ trải dài từ Bắc đến Nam, mỗi dân tộc đều có một nét đặc trưng riêng. Nói đến khẩu vị lại đa dạng khác nhau được hình thành từ ba miền Bắc – Trung – Nam, mỗi vùng miền lại có đặc trưng riêng trong từng khẩu vị. Vì vậy việc tạo ra sản phẩm đáp ứng nhu cầu của mỗi người dân Việt Nam thì đúng là một bài toán khó đối với Masan. Tuy nhiên việc tung ra các sản phẩm khác nhau trên thị trường lại tạo ra sự đa dạng trong việc lựa chọn sản phẩm của người tiêu dùng Việt.
Xã hội đang không ngừng phát triển, giá trị văn hóa của Việt Nam ngày một được kế thừa và phát triển theo xu hướng hiện đại. Con người cũng
không thể nằm ngoài vòng xoáy đó, người dân ngày càng có xu hướng dùng thức ăn nhanh để tiết kiệm thời gian, nhận thấy được lối sống tất bật, Masan đẩy mạnh đầu tư vào thị trường những sản phẩm thức ăn nhanh: một số sản phẩm được ra mắt trong thời gian gần đâu như phở bò hộp có thịt nguyên miếng, hủ tiếu bò kho thịt bò nguyên miếng, hủ tiếu nam vang thịt bầm trứng cút, bánh canh rêu cua đồng... tạo ra sự đa dạng, giảm bớt phần tẻ nhạt trong bữa ăn dù là thức ăn nhanh. Tuy nhiên điều này lại không dễ dàng khi cạnh tranh với thức ăn nhanh trên vỉa hè, đây đúng là bài toán khó cho các sản phẩm thức ăn nhanh công nghiệp.
O2 – Nhu cầu sử dụng đa dạng các sản phẩm tiêu dùng.
2.1.4. Dân số
Dân số hiện tại của Việt Nam là 98.397.612 người vào ngày 15/10/2021 theo số liệu mới nhất từ Liên Hợp Quốc.
Dân số Việt Nam hiện chiếm 1,25% dân số thế giới.
Việt Nam đang đứng thứ 15 trên thế giới trong bảng xếp hạng dân số các nước và vùng lãnh thổ.
Tỷ lệ giới tính trong tổng dân số là 0,997 (997 nam trên 1.000 nữ) thấp hơn tỷ lệ giới tính toàn cầu. Tỷ lệ giới tính toàn cầu trên thế giới năm 2020 khoảng 1.017 nam trên 1.000 nữ(2020).
Mật độ dân số của Việt Nam là 317 người/km2. Với tổng diện tích đất là 310.060 km2.
37,34% dân số sống ở thành thị (36.346.227 người vào năm 2019).
Độ tuổi trung bình ở Việt Nam là 32,9 tuổi.
Tổng tuổi thọ (cả hai giới tính) ở Việt Nam là 75,5 tuổi.
Đồng bằng sông Hồng và Đông Nam Bộ là hai vùng có mật độ dân số cao nhất toàn quốc, tương ứng là 1.060 người/km2 và 757 người/km2. Đây là những vùng bao gồm hai địa phương đông dân nhất cả nước, trong đó Hà Nội thuộc vùng Đồng bằng sông Hồng với mật độ dân số là 2.398 người/km2 và thành phố Hồ Chí Minh thuộc vùng Đông Nam Bộ với mật độ dân số là 4.363 người/km2.
Theo trang báo Dân Số (website: danso.org) thì tính đến năm 2020, dân số Việt Nam chiếm 1,25% so với dân số thế giới với hơn 97 triệu dân, hiện đang đứng thứ 15 trong số các quốc gia đông dân nhất thế giới. Mật độ
dân số của Việt Nam là 317 người/km2. Tổng diện tích đất là 310.060 km2. Việt Nam chính là nguồn lao động dồi dào để mà công ty có thể tận dụng để phục vụ tối đa cho hoạt động sản xuất của công ty, vấn đề thiếu lao động được giải quyết triệt để.
2.1.5. Môi trường tự nhiên
Việt Nam nằm ở cực Đông Nam bán đảo Đông Dương. Biên giới Việt Nam giáp với vịnh Thái Lan ở phía Nam, vịnh Bắc Bộ và Biển Đông ở phía Đông, Trung Quốc ở phía Bắc, Lào và Campuchia phía Tây. Lãnh thổ đất liền Việt Nam hình chữ S và khoảng cách từ Bắc tới Nam là khoảng 1.650 km, vị trí hẹp nhất theo chiều Đông sang Tây là 50 km, với đường ờ biển dài 3.270 km không kể các đảo.
Nhờ vị trí địa lý thuận lợi của Việt Nam, Masan dễ dàng thông thương với các nước trên toàn quốc bằng cả đường bộ, đường thủy và đường hàng không.
2.1.6. Yếu tố kỹ thuật và công nghệ
Khoa học công nghệ hiện đại được áp dụng vào trong sản xuất sẽ giúp cho doanh nghiệp giảm bớt được chi phí nhân công, rút ngắn thời gian sản
xuất. Đồng thời với hệ thống kiểm tra chất lượng sản phẩm khép kín, doanh nghiệp cũng sẽ cung cấp những mặt hàng chất lượng phục vụ cho người tiêu dùng.
Ngoài ra, với việc đầu tư đúng đắn vào việc đưa các sáng kiến và kỹ thuật vào phát triển sản phẩm mới, Masan Consumer đã dành 3 triệu USD để xây dựng Trung tâm Nghiên cứu và Phát triển sản phẩm (R&D) đẳng cấp thế giới tại Bình Dương với công nghệ và máy móc tiên tiến nhất. Với khoản đầu tư này, Masan Consumer tự hào khi sở hữu một trong những trung tâm R&D về thực phẩm và đồ uống lớn nhất tại Việt Nam.
Hiện nay công nghệ truyền thông của Việt Nam đã và đang phát triển một cách mạnh mẽ, giúp cho doanh nghiệp quảng bá hình ảnh, sản phẩm của công ty dễ dàng đến người tiêu dùng. Masan Consumer tập trung đầu tư vào xây dựng thương hiệu mạnh, nhờ đó nhiều nhãn hàng nhanh chóng đạt thị phần dẫn đầu trong các ngành gia vị, thực phẩm tiện lợi và cà phê. Forbes Việt Nam vừa qua đã công bố danh sách 40 thương hiệu công ty giá trị nhất năm 2017 và Masan Consumer đứng thứ 5 với đạt giá trị thương hiệu là 217,9
triệu USDMasan đã thực hiện các chiến dịch truyền thông khá tốt, đầu tư khá nhiều vào truyền thông để mọi người biết đến sản phẩm của mình.
T1 – Hiện nay, người tiêu dùng có xu hướng chuyển đổi sản phẩm tiêu dùng rất nhanh nếu như sản phẩm đó có lợi cho sức khỏe và giá thành cạnh tranh.
2.1.7. Chi cho đời sống của hộ tiêu dùng Việt Nam
Chi cho đời sống chiếm 93% tổng chi tiêu hộ gia đình Việt Nam, Tổng cục Thống kê vừa công bố kết quả sơ bộ khảo sát mức sống dân cư năm 2020.
Cuộc khảo sát được tiến hành trên phạm vi 63 tỉnh, thành phố, bao gồm 46.995 hộ gia đình đại diện. Theo đó, thu nhập bình quân năm 2020 đạt khoảng 4,23 triệu đồng/người/tháng, giảm khoảng 2% so với năm 2019. Tuy nhiên, trong giai đoạn 2016-2020, thu nhập bình quân đầu người/tháng tăng bình quân 8,1%. Theo khu vực, thu nhập bình quân ở thành thị đạt 5,538 triệu đồng/người/tháng, gấp gần 1,6 lần nông thôn.
Nhóm hộ giàu nhất (gồm 20% dân số giàu nhất) có thu nhập bình quân đạt 9,108 triệu đồng/người/tháng, cao gấp hơn 8 lần so với nhóm hộ nghèo nhất (gồm 20% dân số nghèo nhất). Vùng có thu nhập bình quân đầu người
cao nhất là Đông Nam Bộ (6,023 triệu đồng/người/tháng), cao gấp 2,2 lần vùng có thu nhập bình quân thấp nhất.
Đáng lưu ý, thu nhập bình quân của tỉnh Bình Dương cao nhất, đạt 7,019 triệu đồng/người/tháng, hơn mức thu nhập bình quân của thành phố Hồ Chí Minh (6,537 triệu đồng/người/tháng) và Hà Nội (5,981 triệu đồng/người/tháng). Tiếp đến là các tỉnh, thành phố Đồng Nai, Bắc Ninh, Đà Nẵng, Hải Phòng…
Về chi tiêu, mức chi tiêu bình quân hộ gia đình cả nước năm 2020 là 2,89 triệu đồng/người/tháng, tăng 13% so với 2018. Mức chi tiêu tăng chậm so với thời kỳ trước do ảnh hưởng của dịch Covid-19. Chi cho đời sống chiếm 2,7 triệu đồng/người/tháng, bằng 93% trong tổng chi tiêu của hộ gia đình.
Khảo sát cũng cho thấy, tỷ lệ hộ sử dụng điện sinh hoạt đạt 99,5%, và gần như không có sự khác biệt đáng kể giữa thành thị - nông thôn, giữa các vùng miền, địa phương. Tại nhiều địa phương, tỷ lệ sử dụng điện đã đạt 100%
từ nhiều năm qua.
Trong khi đó, tỷ lệ hộ gia đình sống trong nhà kiên cố và bán kiên cố lên tới 95,6%, chỉ có một tỷ lệ rất nhỏ hộ gia đình sống trong nhà thiếu kiên cố và nhà đơn sơ, nhưng không hẳn là do điều kiện kinh tế kém, mà đôi khi do điều kiện tự nhiên, phong tục tập quán lâu đời, ví dụ, các hộ gia đình khu vực Đồng bằng sông Cửu Long và trung du, miền núi phía Bắc. Năm 2020, diện tích nhà ở bình quân đầu người trên cả nước đạt mức 25,2 m2, tăng 7,3 m2 so với năm 2010, tương ứng tăng 40,8%.
O3 – Mức độ chi tiêu của người dân Việt Nam ngày càng tăng cao, đặc biệt là những ngành tiêu dùng tiết thiếu.
2.1.8. Ngành hàng tiêu dùng
Hàng tiêu dùng (Consumer Goods) hay còn gọi là hàng hóa cuối cùng, là hàng hóa được bán cho người tiêu dùng để họ tự sử dụng tùy theo mục đích và không được tiếp tục sử dụng trong các hoạt động sản xuất khác.
Ví dụ bao gồm quần áo, thực phẩm và trang sức. Nguyên liệu thô sơ hoặc cơ bản không được coi là hàng tiêu dùng. Ví dụ bột mì để làm bánh…
Theo quan điểm Marketing, hàng tiêu dùng có thể được chia thành 4 loại dựa trên mô hình mua hàng của người tiêu dùng:
Hàng hóa sử dụng thường ngày là những mặt hàng được tiêu thụ thường xuyên và có sẵn để mua, chủ yếu được bán bởi các nhà bán buôn và bán lẻ. Ví dụ: sữa, thuốc lá, gạo...
Hàng hóa mua có lựa chọn là những mặt hàng mà việc mua sắm đòi hỏi nhiều suy nghĩ và lập kế hoạch hơn so với hàng hóa tiện dụng, chúng đắt hơn, có độ bền và tuổi thọ dài hơn. Ví dụ: quần áo, đồ nội thất, tivi...
Hàng tiêu dùng đặc biệt là hàng hiếm và thường được coi là xa xỉ. Việc mua hàng tiêu dùng đặc biệt dành riêng cho các khách hàng cao cấp có đủ năng lực tài chính. Những nỗ lực Marketing mặt hàng này hướng đến thị trường ngách, thường là tới tầng lớp thượng lưu. Ví dụ: tổ yến, nhân sâm, kim cương...
Hàng hóa theo nhu cầu thụ động thường có sẵn nhưng chỉ được mua bởi một vài thành viên trên thị trường. Những mặt hàng này thường không được mua nhiều lần, chúng phục vụ các nhu cầu cụ thể. Ví dụ:
bảo hiểm nhân thọ, ....
Hàng tiêu dùng nhanh FMCG – Fast-Moving Cosumer Goods (hay còn gọi là Consumer Packaged Goods – hàng tiêu dùng đóng gói – CPG) là những sản phẩm bán nhanh với chi phí thấp.
Một trong những nhóm hàng tiêu dùng lớn nhất là nhóm hàng tiêu dùng nhanh. Phân khúc này bao gồm các hàng hóa không bền như thực phẩm và đồ uống, được chuyển dịch nhanh chóng từ nhà sản xuất đến nhà phân phối và nhà bán lẻ rồi đến tay người tiêu dùng. Các công ty và nhà bán lẻ thích phân khúc mặt hàng này vì chúng bán chạy và có thời gian lưu trữ thấp.
Ví dụ: đồ uống, thực phẩm chế biến, thực phẩm tươi...
Các tiêu chí xếp loại các mặt hàng thuộc ngành hàng tiêu dùng nhanh – FMCG:
Từ góc độ người tiêu dùng:
Mua hàng thường xuyên
Cần ít nỗ lực để lựa chọn
Giá thấp
Tuổi thọ ngắn
Tiêu thụ nhanh