CHƯƠNG III: DỰ BÁO BÁN HÀNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BÌNH DƯƠNG TRONG NĂM 2022
3.1. Phân tích số liệu về mức bán lẻ hàng hóa và tiêu dùng tỉnh Bình Dương và doanh thu của công
Tỉnh Bình Dương
Hình 3.9. Tổng mức bản lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng 9 tháng đầu năm 2021 (nguồn: Cục thống kê tỉnh
Bình Dương).
Tổng mức bán lẻ hàng hóa và doanh thu dịch vụ tiêu dùng tăng 1,9% so với cùng kỳ (cùng kỳ năm 2020 tăng
10,9%). Trong đó: Tổng mức bán lẻ hàng hóa tăng 10,5%
(cùng kỳ năm 2020 tăng 14,7%).
Doanh thu bán lẻ hàng hóa 9 tháng năm 2021 ước đạt 120.466,4 tỷ đồng, chiếm 64,1% tổng số, tăng 10,5% so với cùng kỳ, trong đó: các nhóm hàng tăng so với cùng kỳ như:
lương thực, thực phẩm đạt 46.739,9 tỷ đồng, tăng 18,6% so với cùng kỳ; hàng đồ dùng gia đình đạt 21.3142,8 tỷ đồng, tăng 8,2% so với cùng kỳ; gỗ và vật liệu xây dựng đạt 7.878,9 tỷ đồng, tăng 11,6% so với cùng kỳ; xăng dầu đạt 8.471,21 tỷ đồng, tăng 7,95% so với cùng kỳ, do giá xăng dầu được điều chỉnh tăng.
Mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19 đến tình hình sản xuất kinh doanh, đặc biệt là đợt dịch lần thứ 4 đã khiến các tỉnh thành phía Nam phải giãn cách, khóa chặt các hoạt động giao thương, hạn chế cho người dân ra đường, doanh nghiệp phải thực hiện các biện pháp vừa chống dịch, vừa sản xuất như “3 tại chỗ” hay “1 cung đường, 2 điểm đến”, khiến
cho hoạt động của nền kinh tế bị trì trệ, ảnh hưởng đến các ngành của nền kinh tế. Tuy nhiên, Bình Dương vẫn tăng trưởng 1,9% về tổng mức bán lẻ hàng hóa tiêu dùng trong cả năm 2021, trong đó bán lẻ hàng hóa tăng 10,9% trong năm 2021. Đây là dấu hiệu tích cực, cho thấy sức tiêu thụ về hàng hóa bán lẻ, đặc biệt là các mặt hàng tiêu dùng vẫn duy trì đã tăng trưởng tốt.
Theo ngành hoạt động
9 tháng
đầu năm 2019
(tỷ đồng)
Tăng (giảm)
so với cùng kì
(%)
9 tháng đầu năm 2020
(tỷ đồng)
Tăng (giả
m) so với cùng
kì (%)
9 tháng
đầu năm 2021
(tỷ đồng)
Tăng (giả
m) so với cùng
kì (%)
Thương nghiệp
0 0 0 0 0 0
Lương thực, thực phẩm
0 0 0 0 0 0
Lưu trú và ăn uống
0 0 0 0 0 0
Du lịch lữ hành
0 0 0 0 0 0
Dịch vụ 0 0 0 0 0 0
Bảng 3.1. Thống kê tổng mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bình Dương giai đoạn 9 tháng đầu 2019-2021 (nguồn: Tổng hợp, Cục thống kê tỉnh Bình
Dương).
Qua số liệu trên cho thấy, tốc độ phát triển về mức bán lẻ hàng hóa và dịch vụ tiêu dùng bị ảnh hưởng nặng nề bởi đại dịch covid 19, đặc biệt là ngành du lịch, lưu trú và ăn
uống do tình hình giãn cách, mọi người ở nhà làm việc từ xa, tuy nhiên hoạt động thương nghiệp, trong đó lương thực, thực phẩm có mức tăng trưởng ấn tượng, nguyên nhân là do tình hình giãn cách, nhu cầu mua sắm, dự trữ lương thực, thực phẩm của người dân tăng cao, do vậy kéo theo nhu cầu mua sắm mặt hàng này tăng trưởng tốt bất chấp tình hình dịch bệnh và giãn cách do dịch covid 19.
Tuy nhiên, với việc kiểm soát dịch bệnh tốt trong 3 tháng giãn cách ở các tỉnh thành khu vực phía Nam, việc Chính Phủ đang dần nới lõng giãn cách, từng bước thúc đẩy hoạt động sản xuất, kinh doanh, giao thương giữa các tỉnh thành, từ đó tạo động lực cho sự phát triển của nền kinh tế, do đó cho thấy lương thực, thực phẩm sẽ tiếp tục tăng trưởng hai con số như trước lúc đại dịch, trong đó có tỉnh Bình Dương.
Công ty Masan Consumer
Đối với công ty Masan, do tình hình dịch bệnh ảnh hưởng nặng nề đối với tất cả các doanh nghiệp Việt Nam, tuy nhiên do là công ty hoạt động trong lĩnh vực sản xuất và kinh doanh ngành hàng tiêu dùng, thực phẩm thiết yếu, do vậy Masan Consumer vẫn duy trì được tốc độ phát triển để phục vụ nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu cho người dân trong hoàn cảnh đại dịch covid 19.
Kết quả kinh doanh
Năm 2018 (tỷ đồng)
Năm 2019 (tỷ đồng)
Năm 2020 (tỷ đồng)
6 tháng đầu năm
2021
(tỷ đồng)
Doanh thu 0 0 0 0
Lợi nhuận 0 0 0 0
Bảng 3.2. Kết quả hoạt động kinh doanh của công ty Masan Consumer giai đoạn 2018 – 6 tháng đầu năm 2021
(nguồn: Tổng hợp, Masan Consumer).
Qua bảng số liệu trên, doanh thu và lợi nhuận của Masan Consumer liên tục tăng trưởng qua các năm trong giai đoạn 2018 – 6 tháng đầu năm 2021, từ đó cho thấy mặc dù bị ảnh hưởng bởi đại dịch covid 19, tuy nhiên doanh thu và lợi nhuận của Masan Consumer vẫn tăng trưởng do nhu cầu mua sắm hàng hóa tiêu dùng thiết yếu của người dân vẫn tăng cao, trong đó có những sản phẩm như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư, tương ớt Chinsu, mì ăn liền Omachi… qua đó làm tăng doanh thu cũng như lợi nhuận cho Masan Consumer bất chấp thời kỳ dịch bệnh.
Cơ cấu doanh thu
Năm 2018 (%)
Năm 2019 (%)
Năm 2020 (%)
6 tháng năm 2021
(%)
Thực phẩm 0 0 0 0
Đồ uống 0 0 0 0
Sản phẩm chăm sóc gia
0 0 0 0
đình
Khác 0 0 0 0
Bảng 3.3. Cơ cấu doanh thu theo mặt hàng công ty Masan Consumer giai đoạn 2018 – 6 tháng đầu năm 2021 (nguồn:
Tổng hợp, Masan Consumer).
Qua số liệu trên cho thấy, doanh thu của công ty Masan Consumer chủ yếu đến từ mảng kinh doanh thực phẩm chiếm 69% trong tổng cơ cấu doanh thu và vẫn giữ vững trong 4 năm giai đoạn 2018 – 6 tháng đầu năm 2021, trong đó có các mặt hàng quen thuộc với hầu hết người tiêu dùng như nước tương Tam Thái Tử, nước mắm Nam Ngư, tương ớt Chinsu, mì ăn liền Omachi, Kokomi…