Những tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời mà thanh niên

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã hồng phong, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 63 - 69)

CHƯƠNG 2 THỰC TRẠNG VỀ TIÊU CHUẨN LỰA CHỌN BẠN ĐỜI CỦA THANH NIÊN NÔNG THÔN XÃ HỒNG PHONG, HUYỆN CHƯƠNG MỸ, THÀNH PHỐ HÀ NỘI

2.2 Những tiêu chuẩn chính trong quan điểm lựa chọn bạn đời của thanh niên xã Hồng Phong, huyện Chương Mỹ, thành phố Hà Nội

2.2.2 Những tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời mà thanh niên

Ngoài những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến bản thân các cá nhân mà thanh niên đặt ra để lựa chọn thì tiêu chuẩn về gia đình người bạn đời cũng được thanh niên ở 2 nhóm rất quan tâm và xem đó là nền tảng cho cuộc sống hôn nhân sau này. Các tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời như tiêu chuẩn về hoàn cảnh, truyền thống gia đình; tiêu chuẩn về số lượng anh chị em trong gia đình và tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời.

2.2.2.1 Tiêu chuẩn về hoàn cảnh, truyền thống gia đình bạn đời

Có rất nhiều tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời được thanh niên đặt ra, trong đó, trước tiên chúng ta phải kể đến tiêu chuẩn về hoàn cảnh, truyền thống gia đình:

Bảng 2.6 Mối quan hệ giữa nhóm thanh niên với mong muốn trong tiêu chuẩn về hoàn cảnh, truyền thống gia đình người bạn đời.

ĐVT:%

Các mong muốn Nhóm thanh niên chƣa kết hôn

Nhóm thanh niên đã kết hôn Số

lƣợng

Tỷ lệ (%)

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

Gia đình nền nếp 6 7,5 41 51,25

Gia đình có mức sống khá giả 3 3,75 13 16,25 Gia đình có lý lịch trong sạch 4 5,0 15 18,75

Tất cả các tiêu chuẩn trên 59 73,75 8 10,0

Không quan tâm 8 10,0 3 3,75

Tổng 80 100 80 100

Khi được hỏi về tiêu chuẩn đối với gia đình người bạn đời mà thanh niên mong đợi ở cả 2 nhóm khác nhau, thì kết quả cho thấy rằng, đối với nhóm thanh niên chưa kết hôn, phần lớn mong muốn gia đình người bạn đời của mình là một gia đình có nền nếp, có mức sống khá giả và có lý lịch trong sạch. Cụ thể, có đến 59 trong tổng số 80 người chiếm 73,75% người được hỏi lựa chọn cho mình mong muốn người bạn đời có những tiêu chuẩn như trên.

Nghĩa là, họ không chỉ mong muốn gia đình người bạn đời có nền nếp mà còn có kinh tế vì khi được hỏi, đa số thanh niên cho rằng “Nếu gia đình có điều kiện một chút thì sau này mình cũng đỡ vất vả, không chỉ chuyện xây nhà mà nuôi con bây giờ cũng rất tốn kém, nếu không có kinh tế thì khó mà đảm bảo cuộc sống cả về vật chất lẫn tinh thần”(PVS, nữ, 29 tuổi) . Ngược lại, đối với nhóm thanh niên đã kết hôn lại mong muốn chọn cho mình người bạn đời có truyền thống gia đình nền nếp là chủ yếu chiếm 51,25%, đa phần thanh niên trong nhóm đã kết hôn đều mong muốn lấy được người bạn đời trong gia đình nền nếp, điều này cho thấy rằng, nếp nghĩ truyền thống còn ảnh hưởng khá mạnh đến mỗi cá nhân thanh niên trong nhóm này, họ kết hôn theo lối suy nghĩ “Lấy vợ xem tông, lấy chồng xem giống”, trước đây, nền nếp gia đình cực kỳ được xem trọng, có nghĩa là họ quan tâm đến cách giáo dục, quan niệm sống trong gia đình “Ngày trước, lấy vợ lấy chồng phần lớn là do giới thiệu, cứ nhà nào hiền lành, tử tế là được. Ngày trước chỉ cần đủ ăn là tốt rồi lấy đâu ra của để mà chọn nhà giàu” (PVS, nữ, 42 tuổi). Điều đó cũng chứng tỏ rằng, dù ở nhóm thanh niên nào thì mong muốn gia đình bạn đời là một gia đình nền nếp cũng luôn được xem trọng, thanh niên luôn quan tâm đến giáo dục, lối sống mà gia đình đó đã và đang có. Mong muốn kết hôn với một người bạn đời được sinh ra trong gia đình nền nếp với hy vọng sẽ là môi trường xã hội hóa rất tốt cho thế hệ con cháu sau này và nó còn được xem là

nền tảng cho sự phát triển của mỗi cá nhân trong gia đình. Đây cũng được coi là nền tảng quan trọng để duy trì cuộc sống hôn nhân bền vững.

Như vậy, không chỉ có sự khác biệt đối với những mong muốn, kỳ vọng về những tiêu chuẩn liên quan trực tiếp đến bản thân từng cá nhân mà ngay cả những mong muốn về tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời cũng có sự khác biệt giữa các thanh niên ở 2 nhóm khác nhau. Nếu thanh niên trong nhóm đã kết hôn luôn mong muốn lấy được người bạn đời trong gia đình có nền nếp thì thanh niên hiện nay không còn bó hẹp trong tư tưởng đó nữa mà ngoài gia đình có nền nếp thì họ còn mong muốn gia đình người bạn đời của mình có mức sống khá giả và có lý lịch trong sạch.

2.2.2.2 Tiêu chuẩn về số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời

Liên quan đến tiêu chuẩn về gia đình người bạn đời, ngoài những mong muốn về gia đình nền nếp, kinh tế khá hay gia đình có lý lịch trong sạch thì tiêu chuẩn về số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời cũng được thanh niên đề cập đến.

Bảng 2.7 Mối quan hệ giữa nhóm thanh niên với mong muốn trong tiêu chuẩn về số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời.

ĐVT: % Các mong muốn Nhóm thanh niên

chƣa kết hôn

Nhóm thanh niên đã kết hôn Số lƣợng Tỷ lệ

(%)

Số lƣợng

Tỷ lệ (%)

Một người 22 27,5 12 15,0

Hai người 18 22,5 19 23,75

Càng đông càng tốt 6 7,5 45 56,25

Không quan tâm 34 42,5 4 5,0

Tổng 80 100 80 100

Số liệu ở bảng trên cho thấy, đã có những mong muốn khác nhau trong tiêu chuẩn về số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời đối với 2 nhóm thanh niên khác nhau. Trong khi, nhóm thanh niên chưa kết hôn không mấy quan tâm đến tiêu chuẩn này chiếm 42,5% “Bọn mình bây giờ chủ yếu là yêu xa thì biết thế nào mà chọn nhà đông hay ít anh chị em, với đằng nào thì sau khi lấy chồng cũng ra ở riêng hoặc lập nghiệp ở một nơi khác nên vấn đề số lượng anh chị em trong nhà chồng tương lai, mình thật sự không quan tâm” (PVS, nữ, 27 tuổi) , thì đối với nhóm thanh niên đã kết hôn lại có xu hướng mong muốn gia đình người bạn đời của mình càng đông anh em càng tốt chiếm 56,25%, ngược lại hoàn toàn với nhóm thanh niên chưa kết hôn

“Ngày trước, khi lấy chồng là tôi cũng phải xem xét xem gia đình họ có đông anh em không vì nếu đông anh em thì chứng tỏ gia đình đó là gia đình có phúc, sau này mình cũng không lo hiếm con. Đông anh em còn có cái lợi là khi nào nhà có công có việc gì mình cũng đỡ vất vả hơn nhiều” (PVS, nữ 42 tuổi). Lý giải cho lựa chọn này, là do trước đây vấn đề con cái luôn bị đặt nặng chứ không thoáng như hiện nay, thanh niên có thể sinh ít hoặc không sinh hoàn toàn là do quyết định của họ, còn trước đây, thanh niên trước khi lựa chọn bạn đời thường phải xem xét gia đình, đặc biệt là về số lượng anh chị em trong gia đình vì nó có liên quan trực tiếp đến khả năng sinh con sau này, đồng thời nhìn vào đó họ cũng có thể đánh giá được gia đình đó có phúc hay không, theo quan niệm “đông con nhiều của”, con cái được coi là phúc đức của cha mẹ.

Nếu như trước đây thanh niên chọn bạn đời có quan tâm khá nhiều về số lượng anh chị em trong gia đình thì hiện nay lại ngược lại, thanh niên khi chọn bạn đời họ không quan tâm nhiều đến số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời, vì họ cho rằng ngày nay, khi xã hội ngày càng tiên tiến, sinh ít con là chuyện bình thường thậm chí có thể xin con nuôi, do đó mà việc

quan tâm đến số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời là không cần thiết, chỉ cần yêu và hợp là tiến tới hôn nhân. Điều này cũng chỉ ra một điều, đó là thanh niên hiện nay,tư tưởng đã tiến bộ hơn rất nhiều so với trước đây, đó cũng được xem là một biểu hiện của tư duy tiến bộ và không còn bó hẹp trong suy nghĩ đông con nhiều của cũng như tư tưởng phải có con trai lối dõi tông đường như các thế hệ trước đó.

Như vậy, không chỉ có sự khác biệt trong tiêu chuẩn về hoàn cảnh, truyền thống gia đình mà đối với tiêu chuẩn về số lượng anh chị em trong gia đình người bạn đời, chúng ta cũng thấy được sự khác biệt khá lớn giữa 2 nhóm thanh niên chưa kết hôn và đã kết hôn.

2.2.2.3 Tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời

Cũng liên quan đến các tiêu chuẩn về gia đình người bạn đời mà thanh niên mong muốn, kỳ vọng, chúng ta không thể không nhắc đến tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời mà thanh niên mong muốn.

ĐVT:%

Biểu đồ 2.6 Mối quan hệ giữa nhóm thanh niên với mong muốn trong tiêu chuẩn về nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời.

Phân tích biểu đồ trên, chúng ta thấy rằng mong muốn của thanh niên về nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời ở cả 2 nhóm là khác nhau. Cụ thể, ở nhóm thanh niên chưa kết hôn, đa số là không quan tâm đến nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời có đến 36 trong tổng số 80 người được hỏi lựa chọn phương án là không quan tâm 45,0% “… thực ra lấy vợ hoặc chồng chủ yếu là xem bản thân họ có công ăn việc làm hay không, vì kinh tế là tự hai đứa xây dựng, bây giờ bố mẹ mà có công việc ổn định nhưng con cái không giỏi giang,không phấn đấu thì cũng khó lắm. Với lại thanh niên ngày nay họ thích tự lập hơn, nên việc lựa chọn bạn đời không quan trọng nghề nghiệp của bố mẹ chỉ cần là gia đình làm ăn lương thiện” (PVS, nữ, 27 tuổi), còn đối với nhóm thanh niên đã kết hôn lại chủ yếu mong muốn gia đình người bạn đời bố mẹ có công việc tự do chiếm 40,0%, lý giải cho điều này, chúng ta thấy rằng sở dĩ có sự khác biệt như vậy là do trong xã hội Việt Nam tỷuyền thống khi kinh tế còn gặp nhiều khó khăn và bị bó hẹp trong khuôn khổ của mô hình hợp tác xã, các gia đình sống ở nông thôn chủ yếu hoạt động sản xuất nông nghiệp là chính, do đó mà thanh niên sống trong thời kỳ này cũng khó có nhiều cơ hội lựa chọn cũng như đưa ra mong muốn về gia đình cũng như nghề nghiệp của cha mẹ người bạn đời tương lai. Mặc dù có sự khác nhau về mong muốn trong tiêu chuẩn về nghề nghiệp của cha mẹ người bạn đời nhưng nhìn chung trong cả 2 nhóm thanh niên chúng ta đều thấy, ngoài những thanh niên không quan tâm đến nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời thì cũng vẫn có khá đông số lượng thanh niên ở cả 2 nhóm mong muốn bố mẹ người bạn đời của mình có công việc ổn định “Mặc dù không mấy quan tâm đến nghề nghiệp của cha mẹ người bạn đời nhưng nếu lấy được người nào mà bố mẹ có nghề nghiệp ổn định thì vẫn hơn chứ, vì dù sao khi vào cuộc sống gia đình

các cặp vợ chồng trẻ còn gặp rất nhiều khó khăn trong vấn đề kinh tế, chính vì vậy, mà nếu bố mẹ có nghề nghiệp ổn định đồng nghĩa với việc kinh tế cũng khá thì sẽ tốt hơn nhiều”(PVS, nữ, 24 tuổi).

Như vậy, thanh niên hiện nay, không chỉ có sự thay đổi trong lối tư duy so với nhóm thanh niên còn lại trong các tiêu chuẩn đã nêu trên mà ngay cả đối với tiêu chuẩn về nghề nghiệp của cha mẹ người bạn đời cũng có sự khác biệt lớn. Điều này chứng tỏ rằng, thanh niên ngày nay đã có rất nhiều thay đổi về những mong muốn trong các tiêu chuẩn lựa chọn người bạn đời của mình. Có sự khác biệt lớn trong mong muốn, kỳ vọng về nghề nghiệp của bố mẹ người bạn đời ở nhóm thanh niên chưa kết hôn so với nhóm thanh niên đã kết hôn.

Tóm lại, thông qua sự phân tích những tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên ở 2 nhóm chưa kết hôn và đã kết hôn bên trên, chúng thấy được không chỉ có sự khác biệt trong các tiêu chuẩn liên quan đến bản thân cá nhân người bạn đời mà ngay cả những kỳ vọng, mong muốn trong các tiêu chuẩn liên quan đến gia đình người bạn đời cũng có sự khác biệt khá rõ ràng giữa 2 nhóm thanh niên này.

Một phần của tài liệu Tiêu chuẩn lựa chọn bạn đời của thanh niên nông thôn hiện nay (nghiên cứu trường hợp xã hồng phong, huyện chương mỹ, thành phố hà nội) (Trang 63 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(118 trang)