Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN
3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
3.1.1. Điều kiện tự nhiên
Bình Gia là huyện miền núi, nằm ở phía Tây của tỉnh Lạng Sơn, nằm từ 21044’52” đến 22018’52” vĩ độ Bắc và từ 106004’12” đến 106032’32” kinh độ Đông. Huyện Bình Gia cách Thành phố Lạng Sơn 75 km về phía Tây, cách cửa khẩu Hữu Nghị Quan 62 km theo quốc lộ 1B và cách Thành phố Thái Nguyên 85 km về phía Tây Nam. Vị trí tiếp giáp của huyện như sau:
- Phía Bắc giáp huyện Tràng Định.
- Phía Đông giáp huyện Văn Quan và huyện Văn Lãng.
- Phía Nam giáp huyện Bắc Sơn.
- Phía Tây giáp huyện Na Rì - tỉnh Bắc Kạn.
Hình 3.1. Vị trí địa lý của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn
Vị trí địa lý không thuận lợi và cơ sở hạ tầng chậm phát triển, đặc biệt là hệ thống giao thông là những yếu tố khó khăn cơ bản cho việc giao lưu phát triển kinh tế - văn hóa - xã hội giữa Bình Gia và các vùng phụ cận, nhất là các trung tâm kinh tế lớn của khu vực.
3.1.1.2. Địa hình, địa mạo
Địa hình huyện Bình Gia bị chia cắt mạnh bởi các dãy núi đất và núi đá các dãy đồi, núi ở Bình Gia đều có độ dốc từ 250 – 300 trở lên. Các dải thung lũng hẹp có diện tích nhỏ, không đáng kể, diện tích đất cây hàng năm vì thế không có nhiều nên sản lượng lúa và hoa màu hàng năm thu được không cao.
Địa thế hiểm trở được tạo ra bởi những dãy núi đá vôi dốc đứng, hang động và khe suối ngang dọc... Đó là một trở ngại, hạn chế đến quá trình sản xuất và đi lại của nhân dân trong huyện, nhưng đó cũng là một trong những điều kiện thuận lợi cho huyện trong việc phát triển du lịch sinh thái, nghỉ dưỡng nếu biết vận dụng và khác thác tiềm năng thiên nhiên...
Địa hình bị chia cắt mạnh là một hạn chế trong sản xuất nông nghiệp, việc mở rộng diện tích sản xuất nông nghiệp để tạo ra các vùng chuyên canh sản xuất hàng hoá theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa cũng rất khó thực hiện.
3.1.1.3. Khí hậu, thủy văn
Bình Gia nằm trong vùng có khí hậu nhiệt đới gió mùa, chịu ảnh hưởng chung của khí hậu miền bắc, là khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa nhưng mang những nét độc đáo, riêng biệt. Là huyện có mùa đông lạnh và khô, mùa hè nóng ẩm mưa nhiều, chịu ảnh hưởng mạnh mẽ của gió mùa Đông Bắc. Số liệu theo dõi liên tục về khí hậu trong nhiều năm ở huyện, thu được kết quả trung bình như sau:
- Nhiệt độ không khí bình quân năm: 20,80C - Nhiệt độ tối cao tuyệt đối: 37,30C
- Nhiệt độ tối thấp tuyệt đối: -1,00C
- Lượng mưa trung bình năm: 1540 mm - Số ngày mưa trong năm: 134 ngày
- Độ ẩm không khí trung bình năm: 82,0%
- Lượng bốc hơi bình quân năm: 811 mm
- Số giờ nắng trung bình khoảng: 1.466 giờ/năm
Bình Gia có đặc điểm khí hậu nhiệt đới gió mùa vùng núi. Mùa đông thịnh hành gió Đông Bắc, lạnh, ít mưa; nhiều năm có sương muối. Tuy nhiên gió Bắc, gió Đông Bắc và sương muối không gây ảnh hưởng nhiều đến sự sinh trưởng và phát triển của cây hồi và các loại cây ăn quả như đào, lê, mơ, mận...
Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50 km là nguồn nước, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, tại đây đang xây dựng nhà máy thuỷ điện. (Nguồn số liệu "Niên giám thống kê huyện Bình Gia năm 2016).[6]
3.1.1.4. Các nguồn tài nguyên
* Tài nguyên đất
Bình Gia có 8 loại đất chính:
- Đất đỏ vàng trên đá macma bazơ, ký hiệu là Fk, chiếm 4% diện tích đất tự nhiên.
- Đất đỏ vàng trên đá phiến sét, ký hiệu là Fs, chiếm đa số (49,2%).
- Đất đỏ vàng trên đá mácma axít, ký hiệu Fa, chiếm 28%.
- Đất phù sa ngòi suối, ký hiệu Py, chiếm 0,8%.
- Đất dốc tụ, ký hiệu D, chiếm 5%.
- Đất nâu đỏ trên đá vôi, ký hiệu Fv, chiếm 0,4%.
- Đất vàng nhạt trên đá cát, ký hiệu Fq, chiếm 5,8%.
- Đất đỏ vàng biến đổi do trồng lúa, ký hiệu Fl, chiếm 1,5%.
Còn lại là diện tích sông suối, núi đá, chiếm 5,3%.
Đất đai của huyện Bình Gia có độ phì tự nhiên khá cao, tầng đất còn khá dày. Nhìn chung đất Bình Gia còn khá tốt, phù hợp với nhiều loại cây ăn quả và cây công nghiệp dài ngày, đặc biệt rất thích hợp với cây hồi. [6]
* Tài nguyên nước
Huyện Bình Gia có sông Bắc Giang chảy qua với chiều dài trên 50 km là nguồn nước, là tuyến giao thông đường thủy quan trọng, tại đây đang xây dựng nhà máy thuỷ điện... ngoài ra trên địa bàn huyện còn có sông Pắc Khuông chảy qua và có hàng trăm con suối lớn nhỏ phân bổ ở khắp các xã là nguồn cung cấp chủ yếu nước sinh hoạt cho nhân dân và nước tưới cho sản xuất. Hệ thống sông suối, hồ đập dải đều khắp địa bàn huyện nên thuận lợi cho việc phát triển hệ thống thủy lợi.
* Tài nguyên rừng
Có thể nói rừng là nguồn tài nguyên, là thế mạnh của huyện. Đất lâm nghiệp chiếm diện tích chủ yếu trong cơ cấu sử dụng đất của toàn huyện. Hệ động vật rừng mang tính đặc thù của vùng sinh thái núi đá Đông Bắc, tuy nhiên chất lượng và số lượng các loài động vật đã bị suy giảm mạnh.
* Tài nguyên khoáng sản
Hiện tại trên địa bàn huyện Bình Gia có mỏ than bùn ở xã Hoàng Văn Thụ, trữ lượng khoảng 400.000 tấn có thể khai thác để sản xuất phân vi sinh mang lại nguồn thu đáng kể trong nền kinh tế trên địa bàn huyện.
Kim loại quý có vàng sa khoáng ở khu vực xã Tân Văn, Hồng Phong trữ lượng nhỏ không đáng kể. Quặng sắt, Ăngtymol ở xã Hoa Thám.
Bình Gia còn có một khối lượng đá vôi lớn tập trung ở các xã Tô Hiệu, Tân Văn, Hoàng Văn Thụ, thị trấn Bình Gia…làm nguyên liệu cho công nghiệp khai thác sản xuất vật liệu xây dựng, đá xẻ, đá ốp lát phục vụ các công trình xây dựng trên địa bàn huyện và tỉnh Lạng Sơn. [6]
* Tài nguyên nhân văn
Huyện Bình Gia có 1 thị trấn và 19 xã. Dân số chủ yếu là người Tày, Nùng (chiếm trên 90% dân số của huyện). Theo số liệu thống kê, tỷ lệ tăng dân số của Bình Gia không cao do hiện tượng di dân tự do, một số lực lượng lao động trẻ đi lao động ngoài huyện và bên cạnh đó do huyện đã thực hiện tốt chương trình kế hoạch hóa gia đình trong những năm qua.
Bình Gia sở hữu tài nguyên nhân văn rất quý giá với vị trí địa lý, điều kiện tự nhiên và cảnh quan đẹp, có nhiều hang động, trong đó có hang Thẩm Hai và hang Thẩm Khuyên là hai hang di chỉ văn hóa đã được xếp hạng.
Đồng thời Bình Gia lại nằm trên tuyến du lịch thành phố Lạng Sơn - Đồng Đăng - Bắc Sơn. [6]