Điều kiện kinh tế - xã hội

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn huyện bình gia, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2014 2016 (Trang 41 - 47)

Chương 3: KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU VÀ THẢO LUẬN

3.1. Điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội và hiện trạng sử dụng đất của huyện Bình Gia, tỉnh Lạng Sơn

3.1.2. Điều kiện kinh tế - xã hội

3.1.2.1. Tăng trưởng kinh tế và chuyển dịch cơ cấu kinh tế

Trong những năm qua, thực hiện đường lối đổi mới cơ chế quản lý Nhà nước, cùng với xu hướng phát triển chung của vùng Đông Bắc và cả nước, kinh tế tỉnh Lạng Sơn nói chung và huyện Bình Gia nói riêng đã dần đi vào thế ổn định và có bước phát triển rõ rệt. Là một huyện miền núi, nên kinh tế huyện đặt trọng tâm phát triển vào ngành nông - lâm nghiệp, đồng thời cũng từng bước hình thành những nền tảng cho phát triển công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp và đô thị cho những năm kế tiếp.

- Tốc độ phát triển kinh tế: 10,11%/năm.

- Tổng giá trị sản xuất: 470,62 tỷ đồng.

- GDP bình quân đầu người: 11,02 triệu đồng/người/năm.

- Cơ cấu kinh tế:

+ Ngành nông, lâm, ngư nghiệp: 45,85%.

+ Ngành công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp: 18,52%.

+ Ngành thương mại, dịch vụ: 35,63%.[6]

- Tỷ trọng ngành nông, lâm nghiệp trong GDP Bình Gia từ 60,48% năm 2012 tăng lên 68,86% vào năm 2016.

- Tỷ trọng ngành thủy sản - công nghiệp giảm từ 11,82% năm 2012 xuống còn 10,89% vào năm 2016.

- Tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ giảm từ 27,70% năm 2012 xuống còn 20,25% vào năm 2016. [6]

Tốc độ chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế có dấu hiệu chậm dần trong các năm gần đây, nhất là nhóm ngành thương mại dịch vụ trong 5 năm gần đây dịch chuyển không đáng kể và đáng chú ý chất lượng các ngành thương mại dịch vụ chưa có được sự chuyển biến; điều này đặt ra thách thức tương đối lớn trong các định định hướng ưu tiên phát triển các ngành kinh tế trong thời gian tới.

3.1.2.2. Tình hình dân số và lao động

Theo số liệu thống kê, năm 2016 dân số toàn huyện là 55.762 người, trong đó số lao động trong độ tuổi là 29.500 người, chiếm 53% dân số, lao động nông nghiệp là 24.957 người, chiếm 84,6% dân số trong độ tuổi lao động toàn huyện, lao động trong các ngành nghề khác là 4.543 người.

Là một huyện thuần nông nên việc làm của người dân chủ yếu là sản xuất nông lâm nghiệp, ít ngành nghề phụ nên thu nhập bình quân đầu người chưa cao khoảng 5,4 triệu/người/năm.

3.1.2.3. Thực trạng phát triển cơ sở hạ tầng a. Hệ thống giao thông

- Tuyến Quốc lộ 1B là tuyến nối liền giữa Lạng Sơn với tỉnh Thái Nguyên, phạm vi tuyến Quốc lộ 1B chạy qua địa bàn huyện Bình Gia là 19 km, năm 2003 đã được cải tạo nâng cấp với quy mô đường cấp IV miền núi kết cấu mặt đường rải thảm bê tông nhựa đoạn chạy qua thị trấn được xây dựng theo quy hoạch của huyện hiện trạng đường còn khá tốt.

- Tuyến quốc lộ 279 rẽ từ thị trấn Bình Gia tại Km60 Quốc lộ 1B đi sang huyện Na Rì tỉnh Bắc Kạn, phạm vi chạy qua địa bàn huyện Bình Gia là 46 km đã được cải tạo nâng cấp với quy mô đường cấp IV miền núi mặt đường

láng nhựa đoạn chạy qua thị trấn được xây dựng theo quy hoạch của huyện hiện trạng đường còn khá tốt.

+ Đường tỉnh: Trên địa bàn huyện Bình Gia có bốn tuyến đường tỉnh với tổng chiều dài chạy qua địa bàn là 103,14km, gồm ĐT226 (Bình Gia - Thất Khê); ĐT231 (Na Sầm - Hưng Đạo); ĐT232B (Hòa Bình - Bình La - Gia Miễn), ĐT227 (Pắc Khuông - Thiện Long) cụ thể như sau:

- Đường tỉnh ĐT226 giao với Quốc lộ 1B tại Km60 đi qua địa bàn huyện 40,5km. Đã được cải tạo nâng cấp với quy mô đường cấp V miền núi mặt đường láng nhựa hiện trạng đường xếp loại trung bình khá.

- Đường tỉnh ĐT231 có điểm đầu tại Km3 đường tỉnh ĐT232 và điểm cuối tại trung tâm xã Hưng Đạo. Đoạn tuyến đi qua địa bàn huyện dài 28km, đi qua các xã Hồng Phong, Hoa Thám, Hưng Đạo (điểm cuối tại thôn Bản Chu xã Hưng Đạo); Đoạn tiếp giáp với huyện Văn Lãng đến Bản Thẳm xã Hoa Thám đã được đầu tư xây dựng mặt đường láng nhựa, hệ thống thoát nước trên tuyến hoàn chỉnh hiện tại thông xe tốt. Đoạn còn lại từ Bản Thẳm đến thôn Bản Chu xã Hưng Đạo có chiều dài 6,4km chưa được đầu tư cải tạo nâng cấp hiện tại đường đất rất xấu.

- Đường tỉnh ĐT227 (Pắc Khuông - Thiện Long) có điểm đầu giao với Quốc lộ 279 tại Km205 tuyến đi qua các xã Thiện Thuật, Hòa Bình, Thiện Long. Điểm cuối tại Nà Lù xã Thiện Long, chiều dài toàn tuyến 26km, tuyến đường vừa được nâng cấp, quy mô đạt theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

- Đường tỉnh ĐT 232B (Hòa Bình - Bình La - Gia Miễn) có điểm đầu giao với Quốc lộ QL1B tại Km30 + 400, điểm cuối giao với đường tỉnh ĐT231 tại Km14 +500m có tổng chiều dài 25,5km. Đoạn đi qua địa bàn huyện Bình Gia dài 8,64 km, tuyến đường vừa được cải tạo, nâng cấp với quy mô đạt theo tiêu chuẩn đường cấp V miền núi.

Mạng lưới giao thông trên địa bàn ngoài những tuyến đường quốc lộ, tỉnh lộ, đường huyện đã và đang được xây dựng theo quy hoạch, còn lại

những tuyến đường xã, đường thôn chủ yếu là do nhân dân tự mở nên còn manh mún chưa có định hướng quy hoạch cho tương lai.

b. Hệ thống thuỷ lợi

Trong những năm qua, được sự quan tâm của UBND từ tỉnh đến huyện, sự phối kết hợp của các ngành và nhân dân trong huyện, hệ thống công trình thủy lợi đã không ngừng được mở rộng và phát triển.

Công trình hồ chứa có diện tích tưới từ 50ha trở lên có 2 công trình với diện tích tưới thiết kế 400ha. Các công trình hồ chứa có diện tích tưới nhỏ hơn 50ha có 20 công trình với diện tích tưới thiết kế 250ha. Các công trình đập dâng có quy mô tưới từ 30ha trở xuống có trên 20 công trình với diện tích tưới thiết kế 200ha.

Hầu hết các công trình thủy lợi đã cơ bản được kiên cố hóa, góp phần thuận lợi cho việc tưới tiêu. Bên cạnh đó, hệ thống kênh mương nội đồng đãdần được kiên cố hóa qua các phong trào ra quân đầu xuân làm thủy lợi với phương châm Nhà nước và nhân dân cùng làm.

c. Bưu chính - Viễn thông

Toàn huyện Bình Gia 1 bưu điện huyện và 19 xã có điểm bưu điện văn hóa xã, bán kính phục vụ bình quân 3,0 km (chỉ tiêu chung của cả nước là 2,37 km). Số dân phục vụ bình quân là 2.609 người/1 điểm phục vụ (mức bình quân chung của cả nước 4.332 người/1 điểm phục vụ).[6]

d. Giáo dục và Đào tạo

Số trường có đủ các phòng học bộ môn, phòng thư viên, phòng thực hành, Phòng chức năng khác: 02; Số trường được kiên cố hóa: 43/58 (bằng 74,14%); Số trường còn phòng học tạm: 40 (bằng 68,96%); Số trường được cấp đủ diện tích theo quy định: 43 (bằng 74,14%); Số trường đã được thành lập nhưng chưa có địa điểm, cơ sở vật chất riêng: 02; Số trường được đầu tư, trang bị đầy đủ các điều kiện dạy và học theo quy định: 58 (bằng 100%).[6]

e. Y tế

Đội ngũ cán bộ y tế luôn được quan tâm đào tạo và đào tạo lại. Cả thời kỳ 2012 - 2016 có 21 lượt y sỹ được cử đi đào tạo chuyên tu đại học; 05 lượt hộ sinh, điều dưỡng được cử đi đào tạo cử nhân đại học và cao đẳng. Ngoài đào tạo tập trung, thường xuyên cử cán bộ tham gia các lớp đào tạo ngắn hạn, tập huấn chuyên ngành về y tế dự phòng, cấp cứu, điều trị các bệnh chuyên khoa, dân số-kế hoạch hóa gia đình.

Đến nay đã đào tạo đủ 20/20 xã, thị trấn có bác sỹ (đạt tỷ lệ 100%). Tỷ lệ xã đạt chuẩn quốc gia về y tế xã là 95%.

Tuy nhiên, cơ sở vật chất các trạm y tế chưa đủ các phòng chức năng thực hiện các nhiệm vụ chuyên môn. Một số nhà trạm được xây dựng trước năm 1995 đã bị xuống cấp trầm trọng (thấm, dột, lún, nứt...) cần được đầu tư xây dựng mới. Các công trình phụ trợ như hàng rào, cổng trạm, bể nước, bếp bệnh nhân, nhà vệ sinh... hầu như chưa có, làm ảnh hưởng đến chất lượng khám chữa bệnh, thực hiện các chương trình y tế.

* Đánh giá chung - Những lợi thế

+ Xét tổng thể về điều kiện tự nhiên, kinh tế - xã hội của huyện là thuận lợi cho phát triển sản xuất nông lâm nghiệp, thích hợp với việc hình thành và phát triển các vùng nguyên liệu giấy hay việc phát triển các vùng chuyên canh như mía, cây ăn quả, cung cấp nguyên liệu cho công nghiệp chế biến làm thay đổi cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

+ Trình độ dân trí của huyện đã có nhiều tiến bộ nên công tác bảo vệ đất, bảo vệ môi trường và bảo vệ rừng ngày càng được quan tâm.

+ Huyện có nguồn nhân lực dồi dào, chủ yếu là lao động nông nghiệp, có thể huy động vào sản xuất lâm nghiệp và các ngành nghề khác.

+ Huyện có một số loại khoáng sản, trong những năm gần đây nhân dân đã tự khai thác phục vụ cho sản xuất và đời sống nhưng hiệu quả chưa cao. Vì vậy, trong tương lai nếu được nghiên cứu khảo sát và có kế hoạch khai thác cụ thể thì có thể đem lại nguồn thu rất lớn cho ngân sách của huyện.

- Những hạn chế

+ Bình Gia là một huyện miền núi có địa hình phức tạp và bị chia cắt mạnh, hàng năm thường bị lũ lụt làm ảnh hưởng đến sản xuất và đời sống của nhân dân, đất đai bị xói mòn, sạt lở gây biến động về hình thể, loại sử dụng đất làm cho công tác quản lý, sử dụng đất đai gặp nhiều khó khăn.

+ Do địa hình phức tạp nên giao thông đi lại khó khăn, hệ thống đường xuống cấp mạnh qua mỗi mùa mưa lũ mà nguồn kinh phí tu sửa thì có hạn vì vậy đã ảnh hưởng rất lớn đến việc giao lưu và tiêu thụ sản phẩm nhất là các xã có trục đường quốc lộ, làm hạn chế rất nhiều đến tình hình sản xuất hàng hóa.

+ Nền kinh tế của huyện mới ở thời kỳ phát triển, sản xuất nông nghiệp chiếm tỷ lệ lớn, nhận thức của nhân dân về công nghiệp hóa, hiện đại hóa nông nghiệp và Nông thôn còn hạn chế nên chưa hình thành các khu vực sản xuất tập trung chuyên môn hóa để phát triển.

+ Lực lượng lao động tuy dồi dào nhưng chất lượng lao động chưa cao, phân bố không đều, có nơi có nhiều việc làm lại thiếu nhân lực và ngược lại.

+ Tiềm năng đất đai, vốn, lao động chưa được sử dụng triệt để, vẫn còn tình trạng di dân tự do trên địa bàn. Đời sống nhân dân còn gặp nhiều khó khăn nên chưa yên tâm sản xuất, còn thiếu tư liệu sản xuất, trang bị kĩ thuật.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu một số yếu tố ảnh hưởng đến giá đất ở trên địa bàn huyện bình gia, tỉnh lạng sơn giai đoạn 2014 2016 (Trang 41 - 47)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(74 trang)