CHƯƠNG 2: ĐỐI TƯỢNG VÀ PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
2.2. Phương pháp nghiên cứu
2.2.6. Các biến số nghiên cứu
Tuổi
+ Tuổi được xếp theo nhóm gồm nhóm tuổi trẻ từ 18 – 40 tuổi, nhóm tuổi trung niên 40 – 60 tuổi và nhóm tuổi già trên 60 tuổi.
+ Xác định tuổi trung bình mắc bệnh.
Giới
+ Xác định tỷ lệ nam: nữ mắc bệnh
- Liên quan giữa tuổi, giới và mô bệnh học
2.2.6.2. Phân độ mô bệnh học
Dựa vào bảng phân loại u não của tổ chức Y tế thế giới (WHO) năm 2007 [1]:
+ 4 độ mô học: từ độ I đến độ IV + 2 nhóm
- Nhóm u bậc thấp: gồm các u có độ mô học I và II - Nhóm u bậc cao: gồm các u có độ mô học III và IV.
+ Các loại u trong nhóm UTKĐ - U sao bào
- U thần kinh đệm ít nhánh - U hỗn hợp
- Xác định tỷ lệ u theo độ mô học, theo nhóm và các loại u trong nhóm UTKĐ.
2.2.6.3. Cộng hưởng từ thường quy
Vị trí u
+ Xác định vị trí u ở bán cầu phải hay trái, thuộc các thuỳ: trán, thái dương, đỉnh, chẩm hoặc nhiều thuỳ.
Số lượng u
+ Số lượng một hay nhiều u.
Một số đặc điểm khác của u
+ Các nghiên cứu về giá trị của cộng hưởng từ thường quy đã chỉ ra nhiều đặc điểm khác nhau của khối có thể giúp gợi ý tính chất ác tính. Trong nghiên cứu, chúng tôi lựa chọn một vài đặc điểm chính như: giới hạn u, hoại tử, chảy máu trong u; vùng tăng tín hiệu trên FLAIR quanh u, hiệu ứng khối, hạn chế khuyếch tán trên Diffusion, xâm lấn vỏ não, màng não; tính chất ngấm thuốc sau tiêm.
- Hoại tử trong u: là các vùng tăng tín hiệu trên FLAIR, giảm tín hiệu trên T1 SE, có thế hạn chế khuyếch tán trên Diffusion, không ngấm thuốc sau tiêm.
- Vùng tăng tín hiệu trên FLAIR quanh u: được coi là vùng phù hoặc vùng thâm nhiễm quanh u, được chia thành 3 nhóm: độ I dưới 2 cm, độ II từ 2 cm đến 5 cm, độ III trên 5 cm.
- Hiệu ứng khối: bao gồm các dấu hiệu chèn ép não thất và đè đẩy đường giữa, trong đó dấu hiệu đè đẩy đường giữa được chia thành 3 độ: độ I dưới 5 mm, độ II từ 5 – 10mm và độ III trên 10 mm.
A. B. C.
D. E. F.
UTKĐ bậc thấp UTKĐ bậc III UTKĐ bậc IV Hình 2.4: Hình ảnh UTKĐ mức độ ác tính khác nhau trên FLAIR (A,B,C) và T1 GE sau tiêm (D,E,F). UTKĐ bậc thấp giới hạn rõ, không có vùng phù, thâm nhiễm
quanh u, không có hoại tử trong u, không ngấm thuốc sau tiêm, không có hiệu ứng khối (mũi tên A,D). UTKĐ bậc III giới hạn rõ, vùng tăng tín hiệu trên FLAIR ít, có phần hoại tử trong u, xâm lấn vỏ não, ngấm thuốc mạnh sau tiêm (mũi tên B,E). UTKĐ
bậc IV giới hạn không rõ, vùng tăng tín hiệu trên FLAIR rộng, có hoại tử trong khối, hiệu ứng khối rõ, ngấm thuốc mạnh, dạng viền sau tiêm (mũi tên C,F). [96]
- Tính chất ngấm thuốc sau tiêm: được chia thành các nhóm
không ngấm thuốc: không có ổ tăng tín hiệu trong khối sau tiêm
ngấm thuốc ít: các ổ tăng tín hiệu dạng đốm hoặc chấm, nốt
ngấm không đều: các ổ tăng tín hiệu mạnh nhưng không đồng nhất
ngấm dạng viền nhẫn: các ổ tăng tín hiệu thành dải ở ngoại vi
ngấm thuốc mạnh: các ổ tăng tín hiệu rộng và đồng nhất
+ Thống kê các đặc điểm của u trên cộng hưởng từ thường quy liên quan đến nhóm u bậc thấp, bậc cao và các loại u trong nhóm UTKĐ.
2.2.6.4. Cộng hưởng từ tưới máu
- So sánh sự tương ứng giữa mức độ ngấm thuốc của u trên T1 3D GE sau tiêm thuốc tương phản với vùng tăng sinh mạch trên bản đồ thể tích máu não tương đối.
- Tính giá trị trung bình rCBV theo 4 độ mô học.
- Tính giá trị trung bình rCBV theo 2 nhóm u bậc thấp và bậc cao.
- Tính giá trị trung bình rCBV theo các loại u thuộc nhóm UTKĐ.
2.2.6.5. Cộng hưởng từ phổ
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng u theo 4 độ mô học.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng u theo 2 nhóm u bậc thấp và bậc cao.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng u theo các loại u thuộc nhóm UTKĐ.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng quanh u theo 4 độ mô học.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng quanh u theo 2 nhóm u bậc thấp và bậc cao.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng quanh u theo các loại u thuộc nhóm UTKĐ.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng lành theo 4 độ mô học.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng lành theo 2 nhóm u bậc thấp và bậc cao.
- Tính nồng độ trung bình của các chất chuyển hoá (Cho, NAA, Cr) và của tỷ lệ các chất chuyển hoá (Cho/NAA, Cho/Cr, Cho/NAA) tại vùng lành theo các loại u thuộc nhóm UTKĐ.
- Tính tỷ lệ xuất hiện của Lac ở vùng u theo 4 độ mô học, 2 nhóm u và các loại u.