NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH

Một phần của tài liệu sách ôn thi thpt quốc gia môn hóa (Nguyễn Công Kiệt) (Trang 101 - 109)

PHẦN I: BÀI TẬP LÝ THUYẾT

DẠNG 1: NHẬN BIẾT MỘT SỐ ION TRONG DUNG DỊCH

A. thuốc thử để tạo với ion một sản phẩm kết tủa, bay hơi hoặc có sự thay đổi màu.

B. phương pháp đốt nóng thử màu ngọn lửA.

C. phương pháp nhiệt phân để tạo kết tủA.

D. phương pháp thích hợp để tạo ra sự biến đổi về trạng thái, màu sắc từ các ion trong dung dịch

102

DÙNG NaOH

Câu 2: Có thể dùng chất nào dưới đây để phân biệt các dung dịch riêng biệt chứa các cation: Na+, Mg2+, Al3+

A. HCl B. BaCl2 C. NaOH D. K2SO4.

Câu 3: Có 5 lọ mất nhãn đựng các dung dịch: NaNO3, CuCl2, FeCl2, AlCl3, NH4Cl. Có thể dùng dung dịch nào sau đây để nhận biết dung dịch trên?

A. Dung dịch NaOH. B. Dung dịch AgNO3. C. Dung dịch H2SO4. D. Dung dịch Na2CO3.

Câu 4: Có 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation sau đây: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Al3+ (nồng độ khoảng 0,1M). Dùng dung dịch NaOH cho lần lượt vào từng dung dịch trên, có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch:

A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 1 dung dịch D. 5 dung dịch

Câu 5: Có 5 lọ chứa hóa chất mất nhãn mỗi lọ đựng một trong các dung dịch chứa cation sau (nồng độ mỗi dung dịch khoảng 0,01M): Fe2+, Cu2+, Ag+, Al3+, Fe3+. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là KOH có thể nhận biết được tối đa mấy dung dịch.

A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 1 dung dịch D. 5 dung dịch

Câu 6: Có 3 lọ đựng 3 chất bột riêng biệt : Al, Al2O3, Fe. Có thể nhận biết 3 lọ trên bằng 1 thuốc thử duy nhất là:

A. dung dịch NaOH B. H2O C. dung dịch FeCl2 D. dd HCl Câu 7: Thuốc thử duy nhất dùng để nhận biết NH4NO3

A. NaAlO2 B. Na2CO3 C. NaCl D. NaOH

Câu 8: Có các dung dịch Al(NO3)3, NaNO3, Mg(NO3)2, H2SO4. Thuốc thử để phân biệt các dung dịch đó là

A. dung dịch BaCl2 B. dung dịch NaOH

C. dung dịch CH3COOAg D. quì tím

Câu 9: Cho 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation trong số: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Zn2+. Có thể nhận ra từng cation bằng 1 dung dịch (trong điều kiện không có không khí), hiện tượng là A. tạo khí và tạo kết tủA.

B. tạo các kết tủa có màu khcá nhau.

C. tạo kết tủa có màu khác nhau trong không khí và khả năng tan trong thuốc thử dư khác nhau.

D. tạo khí, tạo kết tủa có màu khác nhau và khả năng tan trong thuốc thử dư khác nhau.

Câu 10: Cho 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation trong số: NH4+, Mg2+, Fe2+, Fe3+, Zn2+. Có thể nhận ra từng cation bằng 1 dung dịch (trong điều kiện không có không khí)

A. H2SO4. B. NaOH. C. NH3. D. NaSCN.

Câu 11: Có các lọ hóa chất mất nhãn trong mỗi lọ đựng một trong các dung dịch sau: FeCl2, (NH4)2SO4, FeCl3, CuCl2, AlCl3, NH4Cl. Chỉ dùng các ống nghiệm và dung dịch NaOH lần lượt thêm vào từng dung dịch có thể nhận biết tối đa được mấy dung dịch trong số các dung dịch kể trên?

A. 2 dung dịch B. 3 dung dịch C. 4 dung dịch D. 5 dung dịch Câu 12: Để phân biệt các dung dịch riêng biệt: NaCl, MgCl2, AlCl3, FeCl3, có thể dùng dung dịch

A. HCl. B. Na2SO4. C. NaOH. D. HNO3.

(Đề minh họa của bộ GD&ĐT 2017)

Dung dịch Ba(OH)2

Câu 13: Để phân biệt 3 dung dịch riêng biệt KCl, (NH4)2SO4, NH4Cl có thể dùng

A. dung dịch AgNO3. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch Ba(OH)2. D. dung dịch CaCl2.

Câu 14: Có 4 dung dịch riêng biệt AlCl3, KNO3, Na2CO3, NH4Cl. Thuốc thử có thể dùng để phân biệt 4 dd trên là

A. dung dịch Ba(OH)2. B. dung dịch NaOH. C. dung dịch H2SO4. D. dung dịch CaCl2.

103 Câu 15: Chỉ dùng một thuốc thử để nhận biết các dung dịch muối sau: Al(NO3)3, (NH4)2SO4, NaNO3,

NH4NO3, MgCl2, FeCl2 thì chọn thuốc thử là :

A. NaOH B. Ba(OH)2 C. BaCl2 D. AgNO3

Dung dịch NH3

Câu 16: Cho 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation trong số: Al3+, Fe3+, Zn2+, Cu2. Có thể nhận ra từng cation bằng 1 dung dịch

A. Na2CO3. B. NaOH. C. NH3. D. NaSCN.

Câu 17: Có các dung dịch AlCl3, ZnSO4, FeSO4. Chỉ cần dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được các dung dịch trên?

A. Quì tím. B. Dung dịch NH3. C. Dung dịch NaOH. D. Dung dịch BaCl2.

Câu 18: Để nhận biết sự có mặt của các ion Al3+, Cu2+, Fe3+, Zn2+ trong dung dịch bằng phương pháp hóa học, cần dùng ít nhất mấy phản ứng?

A. 6 B. 5 C. 4 D. 3

Câu 19: Cho 5 dung dịch riêng rẽ, mỗi dung dịch chứa 1 cation trong số: Al3, Fe3+, Zn2+, Cu2+. Có thể nhận ra cation Zn2+ bằng 1 dung dịch với hiện tượng quan sát được là

A. Tạo kết tủa, sau đó kết tủa tan trong thuốc thử dư.

B. Tạo kết tủa màu trắng.

C. Tạo kết tủa, kết tủa tan trong thuốc thử dư thành dung dịch không màu.

D. Tạo kết tủa, kết tủa không tan trong thuốc thử dư.

H2SO4

Câu 20*: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. Để nhận ra kim loại Fe, số hiện tượng tối thiểu quan sát được là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 21: Có 5 mẫu kim loại: Ba, Mg, Al, Fe, Ag. Chỉ dùng thêm dung dịch H2SO4 loãng thì số kim loại có thể nhận ra là

A. 2. B. 3. C. 4. D. 5.

Câu 22: Để nhận biết 4 dung dịch: Na2SO4, K2CO3, BaCl2, LiNO3 ( đều có nồng độ khoảng 0,1M) bị mất nhãn, chỉ cần dùng một chất duy nhất là:

A. phenolphthalein B. axit sunfuric C. chì clorua D. bari hidroxit.

Câu 23: Có 5 dung dịch hóa chất không nhãn, mỗi dung dịch nồng độ khoảng 0,1M của một trong các muối sau: KCl, Ba(HCO3)2, K2CO3, K2S, K2SO3. Chỉ dùng một dung dịch thuốc thử là dung dịch H2SO4 loãng nhỏ trực tiếp vào mỗi dung dịch, thì có thể phân biệt tối đa mấy dung dịch?

A. 1 dung dịch B. 2 dung dịch C. 3 dung dịch D. 5 dung dịch.

Câu 24: Có 5 dung dịch chứa từng chất riêng rẽ sau: BaCl2, Ba(HCO3)2, K2SO3, K2S, KCl. Người ta cho từng dung dịch tác dụng với thuốc thử H2SO4 loãng thì có các hiện tượng sau

(1) không có hiện tượng gì.

(2) tạo kết tủA.

(3) tạo khí không màu.

(4) tạo khí làm mất màu dung dịch brom.

(5) tạo khí, khí tạo kết tủa với dung dịch CuCl2

Hiện tượng xác định Ba(HCO3)2 là

A. tạo kết tủA. B. tạo khí không màu.

C. tạo khí, tạo kết tủa với dung dịch CuCl2. D. tạo kết tủa và khí không màu.

Câu 25: Có thể dùng phương pháp vật lí thử màu ngọn lửa để nhận biết ion Na+. Màu ngọn lửa khi đốt đốt muối của natri là

A. Vàng tươi B. Tím hồng C. Đỏ da cam D. Lục (hơi vàng)

104

DÙNG NƯỚC

Câu 26: Có 4 mẫu kim loại là Na, Ca, Al, Fe. Chỉ dùng thêm nước làm thuốc thử có thể nhận biết được tối đa:

A. 1 chất B. 2 chất C. 3 chất D. 4 chất

Câu 27: Có 4 chất rắn trong 4 lọ riêng biệt gồm NaOH, Al, Mg và Al2O3. Nếu chỉ dùng thêm một thuốc thử để phân biệt 4 chất trên, thuốc thử được chọn là

A. dung dịch HCl B. H2O

C. dung dịch HNO3 đặc nguội D. dung dịch KOH

Câu 28: Chỉ dùng thêm chất nào sau đây có thể phân biệt được các oxit: Na2O, ZnO, CaO, MgO?

A. C2H5OH. B. H2O. C. dung dịch HCl. D. dung dịch CH3COOH.

Câu 29: Chỉ dùng nước có thể phân biệt được các chất trong dãy :

A. Na, Ba, (NH4)2SO4, NH4Cl B. Na, K, NH4NO3, NH4Cl C. Na, K, (NH4)2SO4, NH4Cl D. Na, Ba, NH4NO3, NH4Cl.

DÙNG QUỲ TÍM

Câu 30: Để nhận biết các dung dịch riêng biệt NH4HSO4, Ba(OH)2, BaCl2, HCl, NaCl, H2SO4 có thể dùng thêm

A. dung dịch HNO3. B. dung dịch Ca(OH)2. C. dung dịch AgNO3. D. giấy quì tím

Câu 31: Để nhận biết 3 dung dịch natri sunfat, kali sunfit và nhôm sunfat ( đều có nồng độ khoảng 0,1M), chỉ cần dùng một thuốc thử duy nhất là :

A. axit clohidric B. quỳ tím C. kali hidroxit D. bari cloruA.

Câu 32: Có 4 ống nghiệm bị mất nhãn, mỗi ống nghiệm chứa một trong các dung dịch HCl, HNO3, KCl, KNO3. Dùng 2 hóa chất nào trong các cặp hóa chất sau đây để có thể phân biệt được các dung dịch trên ?

A. Giấy tẩm quỳ màu tím và dung dịch Ba(OH)2 B. Dung dịch AgNO3 và dung dịch phenolphthalein.

C. Dung dịch Ba(OH)2 và dung dịch AgNO3. D. Giấy tẩm quỳ màu tím và dung dịch AgNO3.

CÁC LOẠI KHÁC

Câu 33: Để nhận biết ion Ba2+ không dùng ion

A. SO42-. B. S2-. C. CrO42-. D. Cr2O72-.

Câu 34: Cho các dung dịch mất nhãn: Al(NO3)3, Zn(NO3)2, NaCl, MgCl2. Có các thuốc thử sau: dung dịch NaOH (1); dung dịch NH3 (2); dung dịch Na2CO3 (3); dung dịch AgNO3 (4). Để nhận ra từng dung dịch, có thể sử dụng các thuốc thử các thuốc thử trên theo thứ tự

A. (1) (lấy dư). B. (2) (lấy dư), (1). C. (3), (1). D. (4), (3).

Câu 35: Có 5 ống nghiệm đựng riêng rẽ từng dung dịch NaHSO4, KHCO3, Na2SO3, Ba(HCO3)2, NaCl. Bằng dung dịch Ba(HCO3)2 có thể nhận ra được dung dịch

A. NaHSO4. B. Na2SO3. C. KHCO3. D. NaHSO4 và Na2SO3. Câu 36: Có 2 dung dịch AlCl3 và NaOH. Cách nào sau đây không nhận ra được từng dung dịch ? A. Đổ từ từ dung dịch AlCl3 vào dung dịch NaOH.

B. Cho từ từ dung dịch tác dụng với NH3.

C. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch Na2CO3. D. Cho từng dung dịch tác dụng với H2SO4.

Câu 37: Cho các chất bột Al, Mg, Fe, Cu. Để phân biệt các chất bột trên chỉ cần dùng ít nhất mấy thuốc thử?

A. 3 B. 2 C. 4 D. 5

Câu 38: Phân biệt các dung dịch axit HCl, HNO3, H2SO4 và H3PO4 có thể dùng

A. bột Cu. B. dung dịch AgNO3.

105 C. bột Cu và dung dịch AgNO3. D. Cu và CaCl2.

Câu 39: Dùng thuốc thử nào sau đây có thể phân biệt được dung dịch Fe2(SO4)3 và dung dịch Fe2(SO4)3 có lẫn FeSO4?

A. Dung dịch KMnO4/H2SO4. B. Dung dịch NaOH.

C. Dung dịch NH3. D. Dung dịch Ba(OH)2. Câu 40: Để phận biệt Al3+ và Zn2+ không dùng thuốc thử

A. NH3. B. NaOH. C. Na2CO3. D. Na2S.

Câu 41: Có 4 dung dịch chứa riêng rẽ từng chất: AlCl3, CrCl3, ZnCl2, MgCl2. Để nhận ra từng dung dịch người ta làm các thí nghiệm sau:

(1) Cho tác dụng với dung dịch nước brom.

(2) Cho tác dụng với dung dịch NaOH tới dư.

(3) Cho tác dụng với dung dịch NH3 từ từ đến dư.

Thứ tự thí nghiệm để xác định được dung dịch CrCl3 là

A. 1, 2. 3. B. 2, 1. C. 2, 3, 1. D. 3, 2, 1.

Câu 42: Có 6 gói bột: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O, và Fe + FeO.

Chỉ dùng thêm dung dịch HCl, có thể nhận ra được số gói đựng từng chất là

A. 6. B. 5. C. 4. D. 3.

Câu 43: Có 6 gói bột: CuO, FeO, Fe3O4, MnO2, Ag2O, và Fe + FeO Để nhận ra từng gói bột, cần quan sát các hiện tượng là

A. sự tạo khí. B. sự tạo kết tủA. C. màu của sản phẩm. D. cả A, B, C.

Câu 44: Có 2 dung dịch HCl và Na2CO3. Cách nào sau đây không xác định được từng dung dịch ? A. Đổ từ từ dung dịch này vào dung dịch kiA.

B. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch CaCl2. C. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch FeCl3. D. Cho từng dung dịch tác dụng với dung dịch AgNO3.

Câu 45: Cho dung dịch chứa các cation sau: Na+, Ca2+, Mg2+, Ba2+, H+. Muốn loại được nhiều cation ra khỏi dung dịch, có thể dùng chất nào sau đây?

A. Dung dịch K2CO3 B. Dung dịch Na2CO3 C. Dung dịch NaOH D. Dung dịch Na2SO4. Câu 46: Trong dung dịch X có chứa đồng thời các cation: K+, Ag+, Fe2+, Ba2+ và chỉ chứa 1 loại anion.

Anion đó là:

A. Cl- B. NO3- C. SO42- D. PO43-

Câu 47: Để nhận biết anion NO3- có thể dùng kim loại Cu và dung dịch H2SO4 loãng, đun nóng vì.

A. tạo ra khí có mầu nâu B. tạo ra khí không màu, hóa nâu trong không khí C. tạo ra dung dịch có màu vàng D. tạo ra kết tủa màu xanh.

Câu 48: Để phân biệt anion CO32- và anion SO32- có thê dùng:

A. quỳ tím B. dung dịch HCl C. dung dịch CaCl2 D. dung dịch brom, Câu 49: Dãy ion nào cùng tồn tại trong một dung dịch.

A. Mg2+, SO42-, Cl-, Ba2+ B. H+, Cl-, Na+, Al3+

C. S2-, Fe2+, Cu2+, Cl- D. Fe3+, OH-, Na+, Ba2+.

Câu 50: Cho dung dịch chứa các ion: Na+, NH4+, CO32-, PO43-, NO3-, SO42-. Dùng chất nào sau đây có thể loại bỏ được nhiều anion nhất.

A. KCl B. Ba(NO3)2 C. NaOH D. HCl

BẢNG ĐÁP ÁN

1D 2C 3A 4D 5D 6A 7D 8B 9D 10B

11C 12C 13C 14A 15B 16C 17B 18D 19C 20B 21B 22B 23D 24D 25A 26D 27B 28B 29A 30D 31B 32D 33B 34B 35D 36D 37B 38C 39A 40B

106 41B 42A 43D 44A 45B 46B 47B 48D 49B 50B

HƯỚNG DẪN GIẢI Câu 6:

+ Chất tan trong dung dịch NaOH, đồng thời có khí thoát ra là Al.

+ Chất tan trong dung dịch NaOH, nhưng không có khí thoát ra là Al2O3. + Chất không tan trong NaOH là Fe.

Câu 8:

+ Chất tạo kết tủa keo trắng sau đó tan trong NaOH dư là Al(NO3)3. + Chất tạo kết tủa trắng nhưng không tan trong NaOH dư là Mg(OH)2. Hai chất còn lại đều tan trong NaOH là NaNO3 và H2SO4.

Cho dung dịch Mg(OH)2 vào 2 dung dịch chưa nhận biết được ở trên. Chất nào hòa tan được kết tủa thì là H2SO4.

Câu 11:

Không phân biệt được (NH4)2SO4 và NH4Cl do 2 chất này cùng tạo khí NH3. FeCl2 tạo kết tủa màu trắng hơi xanh, hóa đỏ nâu trong kk.

FeCl3 tạo kết tủa đỏ nâu CuCl2 tạo kết tủa xanh.

AlCl3 tạo kết tủa trắng rồi tan trong dung dịch NaOH dư.

Câu 12:

NaCl MgCl2 AlCl3 FeCl3

không hiện tượng ↓trắng của Mg(OH)2, không tan trong

NaOH dư

↓trắng keo Al(OH)3, tan trong NaOH dư

↓nâu đỏ của Fe(OH)3, không tan trong

NaOH dư Câu 13:

KCl: không hiện tượng.

(NH4)2SO4: có khí NH3 bay ra, đồng thời có kết tủa.

NH4Cl: chỉ có khí NH3 bay ra.

Câu 14:

+ AlCl3: tạo kết tủa keo trắng, tan trong Ba(OH)2 dư.

+ KNO3: Không hiện tượng.

+ Na2CO3: Tạo kết tủa trắng (BaCO3).

+ NH4Cl: Có khí mùi khai NH3 bay ra.

Câu 15:

Cho Ba(OH)2 lần lượt vào các dung dịch:

+ Al(NO3)3: tạo kết tủa keo trắng, tan trong Ba(OH)2 dư.

+ (NH4)2SO4: có khí NH3 bay ra, đồng thời có kết tủa.

+ NaNO3, Không có hiện tượng gì.

+ NH4NO3, Có khí mùi khai bay ra (NH3) + MgCl2, có két tủa trắng.

+ FeCl2: có kết tủa trắng hơi xanh, hóa đỏ nâu trong không khí.

Câu 16:

Cho NH3/H2O vào Al3+ tạo kết tủa trắng.

Cu2+ tạo kết tủa xanh.

Fe3+ tạo kết tủa đỏ nâu.

Zn2+ tạo kết tủa trắng, rồi tan do tạo phức (2 phản ứng)

107 Câu 18:

Cho NH3/H2O vào

Al3+ tạo kết tủa trắng (1 phản ứng) Cu2+ tạo kết tủa xanh (1 phản ứng) Fe3+ tạo kết tủa đỏ nâu (1 phản ứng)

Zn2+ tạo kết tủa trắng, rồi tan do tạo phức (2 phản ứng) Do Zn2+ là chất còn lại nên chỉ cần dùng 3 phản ứng.

Câu 19: Dùng NH3/H2O, Zn2+ tạo kết tủa sau đó tạo phức tan không màu + Cho từ từ NH3/H2O: Zn2+ + 2NH3 + 2H2O → Zn(OH)2 + 2NH4+

+ Tiếp tục cho NH3 đến dư vào thì kết tủa:

[Zn(OH)2] tan: Zn(OH)2 + 4NH3 → [Zn(NH3)4](OH)2 (phức chất tan không màu) Câu 20*:

Dùng dung dịch H2SO4, ban đầu có khí H2 bay ra (hiện tượng 1).

Một mẩu kim loại có kết tủa đó là Ba (hiện tượng 2).

Dùng Ba(OH)2 thu được từ phản ứng của Ba với H2SO4 (sau khi đã lọc kết tủa) Cho vào FeSO4 sẽ hóa trắng xanh (hiện tượng 3)

Để lâu sẽ hóa đỏ nâu (hiện tượng 3).

Câu 21:

Dùng dung dịch H2SO4

Nhóm 1: Các kim loại Mg, Al, Fe: có khí thoát ra.

Nhóm 2: Kim loại Ba có khí H2 thoát ra đồng thời có kết tủa.

Nhóm 3: Kim loại Ag không có hiện tượng gì (vì đứng sau H nên không phản ứng với H2SO4 loãng).

Dùng Ba(OH)2 thu được từ phản ứng của Ba với H2SO4 cho vào các dung dịch thu được ở nhóm 1.

Mâũ thử tạo kết tủa trắng hơi xanh hóa đỏ nâu trong không khí là Fe2+ tương ứng kim loại Fe.

Mẫu thử tạo kết tủa trắng là Mg2+ tương ứng kim loại ban đầu là Mg..

Mẫu tử tạo kết tủa keo trắng, tan trong Ba(OH)2 dư là Al3+ tương ứng kim loại là Al.

Câu 22:

Cho axit H2SO4 vào các chất:

Na2SO4, không hiện tượng.

K2CO3, có khí CO2 thoát ra.

BaCl2, có kết tủa trắng.

LiNO3 không có hiện tương.

Lấy dung dịch BaCl2 cho vào các dung dịch không có hiện tương, nhận biết được Na2SO4 có kết tủa trắng, còn lại là LiNO3.

Câu 23:

Cho H2SO4 vào các dung dịch:

KCl, không có hiện tượng

Ba(HCO3)2, có kết tủa BaSO4 màu trắng và có khí CO2 thoát ra.

K2CO3, có khí CO2 không màu, không mùi thoát ra.

K2S, có khí mùi trứng thối thoát ra.

K2SO3 có khí SO2 mùi hắc, gây ho thoát ra.

Câu 26:

Chỉ dùng nước, có thể nhận biết được cả 4 kim loại.

Cho 4 kim loại vào nước:

-Kim loại phản ứng mạnh, giải phóng chất khí, dung dịch thu được trong suốt là Na.

2Na + 2H2O→ 2NaOH + H2↑

-Kim loại phản ứng mạnh, giải phóng chất khí, dung dịch thu được vẩn đục là Ca vì tạo ra Ca(OH)2 ít tan.

Ca + H2O → Ca(OH)2 + H2

108 - Dùng dung dịch NaOH thu được cho tác dụng với 2 kim loại còn lại. Kim loại nào tan được và giải phóng ra khí là Al, kim loại không phản ứng là Fe.

Al + NaOH + H2O → NaAlO2 + 3/2H2↑ Câu 27:

Dùng nước: Chất rắn tan là NaOH. Lấy dung dịch NaOH thu được cho tác dụng với 3 chất không tan trong nước.

+ Chất tan trong dung dịch NaOH, đồng thời có khí thoát ra là Al.

+ Chất tan trong dung dịch NaOH, nhưng không có khí thoát ra là Al2O3. + Chất không tan trong NaOH là Mg.

Câu 30:

- Cho quỳ tím vào các dung dịch chia được thành 3 nhóm Nhóm 1: NH4HSO4, HCl, H2SO4 làm đỏ quỳ tím.

Nhóm 2: BaCl2, NaCl không làm quỳ tím đổi màu.

Nhóm 3: Ba(OH)2 làm xanh quỳ tím.

- Cho Ba(OH)2 vào dung dịch nhóm 1:

+ Có kết tủa đồng thời có khí mùi khai thoát ra: NH4HSO4. + Không hiện tượng HCl.

+ Chỉ có kết tủa H2SO4.

- Cho dung dịch H2SO4 nhận biết được ở trên vào nhóm 2:

+ Có kết tủa nhận biết được BaCl2. + Còn lại không hiện tượng là NaCl.

Câu 31:

+ Na2SO4 (tạo bởi axit mạnh và bazơ mạnh) khi tan trong nước không bị thủy phân nên dung dịch có pH=7.

+ K2SO3 (tạo bởi axit yếu và bazơ mạnh) khi tan trong nước bị thủy phân tạo thành dung dịch có tính kiềm (pH>7).

+ Al2(SO4)3 (tạo bởi bazơ yếu và axit mạnh) khi tan trong nước thủy phân tạo thành dung dịch có tính axit (pH<7).

Vì vậy, có thể dùng quỳ tím để nhận ra các dung dịch nói trên.

Câu 36: Lưu ý câu A.

TH1 : Cho từ từ dd NaOH vào dd AlCl3 :- Ban đầu xuất hiện kết tủa : 3NaOH + AlCl3 → NaCl + Al(OH)3

Sau đó kết tủa tan dần khi NaOH dư :NaOH + Al(OH)3 → NaAlO2 + 2H2O TH2 : Cho từ từ AlCl3 đến dư vào dd NaOH :

- Ban đầu xuất hiện kết tủa sau đó kết tủa tan liền do NaOH dư - Sau đó đến khi AlCl3 dư thì kết tủa bắt đầu xuất hiện trở lại.

Câu 38:

+ Dùng Cu:

Nhóm 1: HCl, H2SO4 và H3PO4 không tác dụng

Nhóm 2: HNO3 tạo khí không màu hóa nâu trong không khí.

+ Dùng AgNO3 tác dụng với các chất trong nhóm 1.

. HCl tạo kết tủa trắng.

. H2SO4 không hiện tượng.

. H3PO4 tạo kết tủa vàng.

Câu 42:

_Lấy 5 mẫu thử của 5 chất bột rồi nhỏ từng giọt dd HCl đặc vào:

+Mẫu thử nào xuất hiện dd có màu xanh thẫm là CuO CuO+2HCl → CuCl2+H2O

Một phần của tài liệu sách ôn thi thpt quốc gia môn hóa (Nguyễn Công Kiệt) (Trang 101 - 109)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(164 trang)