Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà khách tỉnh ủy quảng trị (Trang 22 - 29)

CHƯƠNG I: CƠ SỞ LÝ LUẬN VÀ THỰC TIỄN VỀ CÔNG TÁC QUẢN LÝ TÀI CHÍNH CỦA ĐƠN VỊ SỰ NGHIỆP CÔNG LẬP

1.3. Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Sơ đồ 1.1. Nội dung quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập Quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập gồm có những nội dung cụ thể sau:

-Lập dự toán về thu, chi tài chính bao gồm: các nguồn thu, chi tiêu thường xuyên, quản lý hành chính, mua sắm, sửa chữa, xây dựng cơ bản, các hoạt động quản lý hành chính nội bộ… Phân bổ dự toán là số lượng NSNN phân bổ cho nhà khách hàng năm, quản lý tiến độ phân bổ để đảm bảo hoạt động của nhà khách.

Quản lý thu Lập dự toán thu-chi

Quản lý chi Nội dung

quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập

Quyết toán thu chi

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

-Quản lý thu, quản lý chi: là quá tình điều hành thực hiên hay còn gọi là thực hiện dự toán: Cấp phát kinh phí và thực hiện các khoản chi tiêu kịp thời theo kế hoạch đảm bảo hoạt động thường xuyên cũng như hoạt động đặc thù của đơn vị.

Giám sát việc chi tiêu cho các bộ phận đúng chế độ, đúng mục đích và có hiệu quả.

-Quyết toán thu chi: Khâu cuối cùng của quá trình sử dụng kinh phí, phản ánh đầy đủ các khoản chi vào báo cáo quyết toán ngân sách đúng chế độ báo cáo về biểu mẫu, thời gian, nội dung và các khoản chi tiêu.

1.3.1. Lập dự toán thu, chi

Là công việc khởi đầu có ý nghĩa quyết định đến toàn bộ các khâu của chu trình quản lý tài chính của đơn vị sự nghiệp công lập nói chung và các nhà khách nói riêng. Lập dự toán thu, chi một cách đúng đắn, có cơ sở khoa học, thực tiễn sẽ có tác dụng quan trọng đối với kế hoạch hoạt động sản xuất, kinh doanh của Nhà khách. Lập dự dự toán thu- chi quyết định chất lượng phân bổ và sử dụng nguồn lực tài chính; nó cũng là căn cứ quan trọng cho việc quản lý và kiểm soát chi phí phát sinh hàng năm của NSNN. Vì vậy, để phát huy vai trò tích cực của công tác lập kế hoạch thu, chi của nhà khách tỉnh ủy, lập kế hoạch phải đáp ứng các yêu cầu nhất định và dựa vào những căn cứ nhất định với những phương pháp và trình tự có tính khoa học và thực tiễn .

Các đơn vị sự nghiệp kinh tế, sự nghiệp khác việc lập dự toán thu, chi ngân sách thuộc phạm vi nhiệm vụ được giao thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và quy định tại Nghị định số 16/2015/NĐ-CP quy định cơ chế tự chủ của đơn vị sự nghiệp công lập này:

Kế hoạch thực hiện nhiệm vụ của đơn vị sự nghiệp công bao gồm phần kế hoạch do đơn vị tự xác định phù hợp với chức năng, nhiệm vụ, năng lực của đơn vị theo quy định của pháp luật và phần kế hoạch theo chức năng, nhiệm vụ được giao.

- Đối với dịch vụ sự nghiệp công không sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước:

Đơn vị sự nghiệp công tự xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ, báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để theo dõi, kiểm tra và giám sát việc thực hiện;

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

-Đối với dịch vụ sự nghiệp công sử dụng kinh phí ngân sách nhà nước: Đơn vị sự nghiệp công xây dựng kế hoạch thực hiện nhiệm vụ báo cáo cơ quan quản lý cấp trên để phê duyệt và quyết định phương thức giao kế hoạch cho đơn vị thực hiện.[2]

Ý nghĩa, yêu cầu của lập dự toán

Lập dự toán là quá trình phân tích, đánh giá, tổng hợp, lập dự toán nhằm xác lập các chỉ tiêu thu chi của cơ quan, đơn vị dự kiến có thể đạt được trong năm kế hoạch, đồng thời xác lập các biện pháp chủ yếu về kinh tế – tài chính để đảm bảo thực hiện tốt các chỉ tiêu đề ra.

Ý nghĩa của việc lập dự toán: Trong quy trình quản lý tài chính của các nhà khách tỉnh ủy là đơn vị sự nghiệp công lập, lập dự toán là khâu mở đầu, bắt buộc phải thực hiện trong quá trình quản lý tài chính. Nó có ý nghĩa vô cùng quan trọng, cụ thể là:

Thứ nhất, thông qua việc lập dự toán để đánh giá khả năng và nhu cầu về tài chính của các nhà khách tỉnh ủy, từ đó phát huy tính hiệu quả đồng thời hạn chế những trở ngại trong quá trình sử dụng tài chính của các nhà khách.

Thứ hai, theo nguyên tắc quản lý tài chính, chi phải dựa trên thu mà thu và chi không phải đồng nhất với nhau về mặt thời gian, có những lúc có nhu cầu chi nhưng chưa có thu và ngược lại. Do đó cần có kế hoạch thu và chi để các nhà quản lý có thể chủ động, điều hành đơn vị.

Thứ ba, dự toán là cơ sở để đơn vị thực hiện. Lập dự toán là hoạt động thiết lập kim chỉ nam cho quá trình thực hiện dự toán. Do đó lập dự toán có vai trò quan trọng trong hoạt động tổ chức của một đơn vị, nó là cơ sở dẫn dắt quá trình thực hiện dự toán của đơn vị sau này. Việc lập dự toán cũng là tiêu chí để đánh giá hiệu quả việc thực hiện dự toán trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

Yêu cầu của việc lập dự toán

Mục tiêu cơ bản của việc lập dự toán trong một cơ quan, đơn vị là nhằm phân tích, đánh giá các khoản thu, chi tài chính trên cơ sở khoa học và thực tiễn, đưa ra các chỉ tiêu thu, chi tài chính sát với thực tế sao cho có hiệu quả nhất. Điều đó đòi hỏi việc lập dự toán phải đáp ứng các yêu cầu sau:

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

- Dự toán chi tiết và cần bao nhiêu nguồn vốn, các quỹ để sử dụng đạt mục tiêu kế hoạch đề ra.

- Thiết lập mục tiêu về chi phí, doanh thu cụ thể, lợi nhuận có thể đạt được - Thiết lập mục tiêu hiệu quả tài sản, nguồn vốn, dự báo kết quả kinh doanh, hoạt động kinh doanh, chính sách phân phối lợi nhuận

- Dự kiến nhu cầu tài chính thông qua bảng lưu chuyển tiền tệ, cân đối kế toán, báo cáo hoạt động sản xuất kinh doanh của đơn vị.

- Lựa chọn biện pháp tổ chức, đảm bảo vốn, nguồn nhân lực, thời gian để thực hiện.

Quy trình lập dự toán

Bước 1: Nhà khách lập dự toán

Hàng năm căn cứ vào kết quả thực hiện về số lượng, khối lượng dịch vụ; tình hình thu, chi hoạt động cung cấp dịch vụ sự nghiệp công và các dịch vụ khác của năm hiện hành; yêu cầu nhiệm vụ của năm kế hoạch, đơn vị lập kế hoạch về số lượng, khối lượng dịch vụ và dự toán thu, chi báo cáo cơ quan quản lý cấp trên;

Lập dự toán thu, chi phí theo pháp luật về phí, lệ phí, các nhiệm vụ không thường xuyên theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Các nội dung lập dự toán đầy đủ các hạng mục thu chi, và trình cơ quan quản lý cấp trên xét duyệt

Bước 2: Cơ quan quản lý xét duyệt dự toán

Hàng năm, căn cứ vào dự toán thu, chi do đơn vị sự nghiệp công xây dựng, cơ quan quản lý cấp trên có trách nhiệm xem xét, tổng hợp dự toán thu, chi của đơn vị gửi cơ quan tài chính và cơ quan có liên quan theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.

Bước 3: Giao dự toán

Trên cơ sở dự toán của đơn vị Nhà khách lập, cơ quan quản lý cấp trên xem xét, điều chỉnh dự toán phù hợp và giao dự toán cho đơn vị. Căn cứ vào dự toán, các nhà khách triển khai kế hoạch, thực hiện dự toán đảm bảo yêu cầu nhiệm vụ được giao.

1.3.2. Quản lý thu

Thực hiện kế hoạch tài chính là quá trình vận dụng tổng hợp các biện pháp kinh tế tài chính và hành chính nhằm biến các chỉ tiêu thu, chi tài chính trong dự

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

toán của đơn vị thành hiện thực. Các đơn vị căn cứ vào dự toán được giao, triển khai thực hiện, đưa ra các biện pháp cần thiết để đảm bảo hoàn thành tốt nhiệm vụ thu, chi được giao; đồng thời có kế hoạch sử dụng kinh phí theo đúng mục đích, chế độ, tiết kiệm và có hiệu quả.

Sau khi được cơ quan quản lý giao dự toán thu, chi hoạt động thường xuyên và dự toán các khoản chi không thường xuyên, các nhà khách thực hiện kế hoạch tài chính của đơn vị mình.

Quản lý thu thu là một hai nội dung của việc chấp hành dự toán.

Trong quá trình tổ chức thực hiện dự toán các khoản thu từ hoạt động sự nghiệp phải đảm bảo thực hiện thu đúng, thu đủ theo mức thu và đối tượng thu do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các hoạt động dịch vụ theo hợp đồng với các tổ chức, cá nhân trong và ngoài nước, các hoạt động liên doanh, liên kết, đơn vị được quyết định các khoản thu, mức thu cụ thể theo nguyên tắc đảm bảo bù đắp chi phí và có tích luỹ.

Hoạt động của các nhà khách chủ yếu là các hoạt động kinh doanh dịch vụ.

Hoạt động thu của nhà khách thể hiện qua doanh thu của từng dịch vụ mà nhà khách cung ứng như dịch vụ lưu trú, nhà hàng, hội nghị...Việc quản lý hoạt động thu cần đảm bảo theo dự toán được cấp trên giao.

Để thực hiện tốt công tác quản lý thu, cần quản lý tốt các hoạt động kinh doanh của nhà khách sao cho mỗi loại hình dịch vụ đều có hóa đơn thanh toán, khoán chi phí...sao cho không bị thất thoát khi thực hiện các hoạt động kinh doanh.

1.3.3. Quản lý chi

Quản lý chi phí sao cho đảm bảo phù hợp với dự toán, tiết kiệm và sử dụng các nguồn tài chính có hiệu quả.

Trong quá trình quản lý chi, các đơn vị nhà khách cần căn cứ vào định mức chi của từng chỉ tiêu đã được duyệt trong dự toán; khả năng nguồn kinh phí có thể dành cho nhu cầu chi thường xuyên trong mỗi kỳ báo cáo; đồng thời, dựa vào các chính sách, chế độ chi NSNN hiện hành và quy chế chi tiêu nội bộ của đơn vị.

Cuối năm ngân sách, dự toán chi thường xuyên và các khoản thu sự nghiệp chưa sử dụng hết đơn vị được chuyển sang năm sau tiếp tục sử dụng.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

Đối với các khoản chi không thường xuyên: việc điều chỉnh nội dung chi, nhóm mục chi; kinh phí cuối năm chưa sử dụng, hoặc sử dụng không hết thực hiện theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước và các văn bản hướng dẫn hiện hành.

Trong quá trình tổ chức thực hiện kế hoạch tài chính tại đơn vị, để chủ động sử dụng kinh phí hoạt động thường xuyên được giao đúng mục đích, tiết kiệm và có hiệu quả, các nhà khách thực hiện tự chủ, tự chịu trách nhiệm về tài chính có trách nhiệm xây dựng quy chế chi tiêu nội bộ làm căn cứ để cán bộ, viên chức, người lao động thực hiện nhà khách thực hiện kiểm soát chi. Thủ trưởng đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo chi phí hoạt động và đơn vị sự nghiệp tự đảm bảo một phần chi phí hoạt động được quyết định mức chi quản lý và chi nghiệp vụ cao hơn hoặc thấp hơn mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định. Đối với các đơn vị sự nghiệp do NSNN đảm bảo toàn bộ kinh phí hoạt động, Thủ trưởng đơn vị được quyết định mức chi nhưng không vượt quá mức chi do cơ quan nhà nước có thẩm quyền quy định.

Bên cạnh đó, có một số tiêu chuẩn, định mức và mức chi đơn vị sự nghiệp phải thực hiện đúng các quy định của nhà nước như: tiêu chuẩn, định mức sử dụng xe ô tô; tiêu chuẩn, định mức về nhà làm việc; tiêu chuẩn, định mức trang bị điện thoại công vụ tại nhà riêng và điện thoại di động; chế độ công tác phí nước ngoài;

chế độ tiếp khách nước ngoài và hội thảo quốc tế ở Việt Nam; chế độ quản lý, sử dụng kinh phí các chương trình mục tiêu quốc gia; chế độ sử dụng kinh phí thực hiện nhiệm vụ đột xuất được cấp có thẩm quyền giao; chế độ chính sách thực hiện tinh giản biên chế (nếu có); chế độ quản lý, sử dụng vốn đối ứng dự án, vốn viện trợ thuộc nguồn vốn NSNN; chế độ quản lý, sử dụng vốn đầu tư xây dựng cơ bản, kinh phí mua sắm, sửa chữa lớn tài sản cố định phục vụ hoạt động sự nghiệp theo dự án được cấp có thẩm quyền phê duyệt.

Đồng thời, căn cứ vào tính chất công việc, khối lượng sử dụng, tình tình thực hiện năm trước, thủ trưởng đơn vị quyết định phương thức khoán chi phí cho từng cá nhân, bộ phận, đơn vị trực thuộc hạch toán phụ thuộc sử dụng. Phần kinh phí tiết kiệm được đơn vị được xác định chênh lệch thu, chi và được phân phối, sử dụng theo chế độ quy định.

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

1.3.4. Quyết toán thu, chi

Sau mỗi quý, năm ngân sách, đơn vị lập báo cáo kế toán quý, quyết toán năm gửi cơ quan quản lý cấp trên theo quy định. Quyết toán thu, chi tài chính là quá trình kiểm tra, tổng hợp số liệu về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ báo cáo và là cơ sở để phân tích, đánh giá kết quả chấp hành dự toán để từ đó rút ra bài học kinh nghiệm cho các kỳ tiếp theo.

Nếu lập dự toán thu, chi là khâu đầu của hoạt động tài chính thì lập báo cáo quyết toán và phê duyệt quyết toán tài chính là khâu cuối cùng của hoạt động tài chính của đơn vị. Đây là cũng là quá trình kiểm tra, đánh giá về tình hình chấp hành dự toán trong kỳ để từ đó rút ra những bài học kinh nghiệm cho kỳ tài chính tiếp theo. Các đơn vị tiến hành lập báo cáo tài chính, thể hiện rõ ràng, đầy đủ tình hình tiếp nhận các nguồn kinh phí và sử dụng nguồn kinh phí đó phục vụ cho hoạt động của nhà trường. Báo cáo tài chính hàng năm của các nhà khách là cơ sở để cấp chủ quản thẩm định và phê duyệt quyết toán tài chính, cơ quan chủ quản và các cơ quan thấy rõ toàn bộ các hoạt động của nhà khách, từ đó rút ra những kinh nghiệm cần thiết trong công tác quản lý.

Yêu cầu khi thực hiện quyết toán

Công tác quyết toán, kiểm toán các khoản chi thường xuyên phải đảm bảo các yêu cầu:

- Phải đảm bảo tính chính xác của số liệu quyết toán: Các đơn vị phải lập đầy đủ các biểu mẫu quyết toán theo quy định của Nhà nước gửi cơ quan chủ quản cấp trên và cơ quan tài chính đồng cấp đúng thời gian quy định.

- Phải lập đầy đủ các loại báo cáo tài chính và gửi kịp thời các loại báo cáo đó cho các cơ quan có thẩm quyền xét duyệt theo đúng chế độ quy định

-Số liệu trong các báo cáo phải đảm bảo tính chính xác, trung thực. Nội dung các báo cáo tài chính phải theo đúng các nội dung ghi trong dự toán được duyệt và theo đúng mục lục NSNN đã quy định

-Báo cáo quyết toán năm của đơn vị dự toán phải có xác nhận của Kho bạc nhà nước đồng cấp

ĐẠI HỌC KINH TẾ HUẾ

-Thủ trưởng các đơn vị dự toán cấp trên có trách nhiệm kiểm tra và duyệt quyết toán thu, chi ngân sách của các đơn vị trực thuộc, chịu trách nhiệm theo dõi các khoản chi thường xuyên của NSNN.

Một phần của tài liệu Hoàn thiện công tác quản lý tài chính tại nhà khách tỉnh ủy quảng trị (Trang 22 - 29)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(102 trang)