V ấn đề mất an toàn hồ đập nhỏ khi có mưa lũ lớn

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo đảm an toàn khi thiết kế và thi công hồ chứa nhỏ. (Trang 41 - 44)

CHƯƠNG 2: CÁC GIẢI PHÁP VỀ THIẾT KẾ VÀ THI CÔNG NÂNG CAO AN TOÀN HỒ CHỨA NHỎ KHI CÓ MƯA LỚN

2.1. THỰC TRẠNG CÁC HỒ CHỨA NHỎ TẠI VIỆT NAM

2.1.2. V ấn đề mất an toàn hồ đập nhỏ khi có mưa lũ lớn

Hiện nay dưới tình hình biến đổi khí hậu, các tài liệu thủy văn về lũ và dòng chảy lũ cũ đã không còn phù hợp, với những công trình lớn ngân hàng thế

giới khuyến cáo tính toán điều tiết lũ với tần suất lũ cực hạn để đảm bảo an toàn cho các hồ chứa. Theo số liệu của bộ Nông nghiệp và phát triển nông thôn cho biết, trong 6.648 hồ chứa hiện có, chỉ có 560 hồ chứa lớn, còn lại hơn 6.000 hồ chứa quy mô nhỏ - dung tích từ 3 triệu m3 trở xuống hoặc đỉnh đập cao dưới 15m. Theo thống kê từ các địa phương, hiện cả nước còn 1.150 hồ chứa bị hư hỏng, xuống cấp, thiếu khảnăng xảlũ.

Trong đó 334 hồ chứa mất an toàn cao, nhiều đơn vị quản lý không dám tích nước phục vụ sản xuất, cần xử lý ngay trước mùa mưa bão năm nay. Đặc biệt, hầu hết các hồ chứa dưới 1 triệu m3 đều xuống cấp trầm trọng như thân đập bị sạt trượt, xói mòn, thấm nước mạnh, vỡ bểtiêu năng, không xảlũ được.

Một số sự cố nghiêm trong tại hồ chứa nhỏ khi có mưa lũ lớn năm 2013 được thống kê dưới đây đã nói nên phần nào những ẩn họa từ các hồ chứa nhỏ:

Hồ chứa Ea Đrăng ở huyện Ea H'leo xảlũ làm ngập cả thị trấn, xóa sổ 14 nhà dân, góp phần tạo lũ quét làm chết 8 người ở huyện Ea Súp phía hạ du. Tại thị xã Buôn Hồ, đập thủy lợi Ea K'miên 3 mới đưa vào sử dụng đã sập hoàn toàn, rất may gần chân đập không có dân cư trú. Cùng thời điểm, huyện Krông Năng phải khẩn cấp di dân, phá đập Ea Đinh đểtháo lũ cứu hạ du.

Hình 2.1 Nhiều hộ dân ở Ea H'Leo mất nhà do hồ thủy lợi Ed Đrăng xả lũ

Hầu hết các hồ chứa dưới 1 triệu m3 đều xuống cấp trầm trọng như: thân đập bị sạt trượt, xói mòn, thấm nước mạnh, vỡ bể tiêu năng, không xả lũ được hoặc đập tràn thiếu năng lực xảlũ theo tiêu chuẩn thiết kế mới...

Được xây dựng từlâu đời, các hồ chứa nước cũng là nơi tiềm ẩn nhiều nguy cơ gây ra các sự cố, hiểm họa mỗi khi mùa mưa lũ đến, nhất là các hồ chứa nước được xây dựng cách đây 30 - 50 năm trong điều kiện về nguồn vốn, kỹ thuật thi công, năng lực thiết kế, điều kiện tài liệu phục vụ tính toán còn nhiều hạn chế.

Thực tế, đập dù lớn hay nhỏ khi bị vỡđều gây ra tổn thất nặng nề cho bản thân công trình và cho vùng hạdu. Các đập có hạdu là khu dân cư, khu kinh tế, văn hóa thì thiệt hại do vỡ đập gây ra sẽ lớn hơn gấp nhiều lần so với thiệt hại của bản thân công trình, phải mất nhiều năm sau mới có thể khắc phục được.

Tháng 10/2013, hai hồđập lớn nhất huyện Tĩnh Gia (Thanh Hóa) là Đồng Đáng (xã Trường Lâm) và Khe Luồng (xã Tân Trường) có sức chứa hơn 600.000m3 nước đã bị vỡ. Nước từ các hồ này kết hợp với nước ở hồ Kim Giao xả ra khiến hàng trăm hộ dân vùng hạ du ở các xã: Hải Thượng, Tân Trường, Trúc Lâm, Xuân Lâm (Tĩnh Gia, Thanh Hóa)... không kịp sơ tán và bị chia cắt.

Nhiều hộ dân bịnước ngập tới nóc nhà. Quốc lộ1A, đoạn qua huyện Tĩnh Gia bị nước nhấn chìm hơn 4 km, giao thông qua khu vực này bị ùn ứ trong nhiều giờ.

Tương tự, tháng 6/2013, đập thủy điện Ia Krêl 2 (làng Bi, xã Ia Dom, huyện Đức Cơ, Gia Lai) được xây dựng năm 2010 vừa hoàn thành và mới ở giai đoạn tích nước thì đã bị vỡ. Đặc biệt, khi đập bị vỡ, lượng nước trong lòng hồ mới đạt khoảng 60% theo dung tích thiết kế.

Theo Ban quản lý Trung ương các dự án thủy lợi (CPO), cảnước hiện có 6.648 hồ chứa thủy lợi với tổng dung tích khoảng 11 tỷ m3. Trong đó, có đến 1.150 hồ đập đang xuống cấp nghiêm trọng, tiềm ẩn nguy cơ rủi ro cao, 334 hồ chứa bị hư hỏng nặng cần đặc biệt quan tâm bảo đảm an toàn trong mùa mưa lũ năm 2014.

Theo Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn (NN&PTNT), chương trình bảo đảm an toàn hồ chứa được thực hiện từ năm 2003, với mục tiêu nâng cấp

1.800 hồ nhưng đến nay mới sửa chữa trên 500 hồ. Nguyên nhân chính là kinh phí sửa chữa còn hạn chế. Bên cạnh đó, năng lực quản lý vẫn còn nhiều bất cập khiến nhiều hồđập nhanh xuống cấp, bên cạnh đó hầu hết các hồ chứa nhỏ đều không được quan trắc thường xuyên để phát hiện các ẩn họa trong đập, tràn và cống thường khi xảy ra sự cố rồi mới xử lý khiến cho chi phí khắc phục sự cố tốn kém hơn rất nhiều chi phí bảo dưỡng duy tu.

Qua các số liệu thống kê trên có thể thấy nguy cơ mất an toàn tại các hồ chứa nhỏkhi có mưa lũ là rất lớn tuy nhiên các giải pháp đểtăng an toàn cho các hồ chứa nhỏchưa được nghiên cứu vì kinh phí để sửa chữa nâng cấp cho các hồ chứa nhỏ thường rất ít. Cần phải nghiên cứu về các hư hỏng thường gặp tại các hồ chứa nhỏđể có các giải pháp phù hợp.

Một phần của tài liệu Nghiên cứu giải pháp bảo đảm an toàn khi thiết kế và thi công hồ chứa nhỏ. (Trang 41 - 44)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(108 trang)