CHƯƠNG 3 ÁP DỤNG CÁC GIẢI PHÁP KỸ THUẬT NHẰM NÂNG CAO AN TOÀN CHO HỒ BỈ
3.2. NGHIÊN CỨU CÁC GIẢI PHÁP NHẰM NÂNG CAO AN TOÀN HỒ BỈ KHI CÓ MƯA LỚ N
3.2.4. Giải pháp về thi công nâng cao an toàn cho đập Bỉ
Các giải pháp về thiết kếnâng cao an toàn cho đập Bỉkhi có mưa lũ lớn gồm có mở rộng tràn, đắp áp trúc đập và khoan phụt chống thấm.
Hình 3.11 Trình tự khoan phụt chống thấm thân đập
Trong các giải pháp trên thì khi thi công chống thấm cho đập thường không được nhà thầu lưu ý dễ dẫn đến các sự cố, trong phạm vị luận văn tác giảđưa ra một sốlưu khi thi công chống thấm thân đập:
a. Yêu cầu kỹ thuật khi khoan phụt vữa
- Khoan phụt vữa 02 hàng (hàng khoan A và hàng khoan B)
+ Đối với hạng mục khoan phụt vữa có xây tường chắn hàng khoan B cách hàng khoan A 2,0 m, khoảng cách giữa 2 hố khoan trong cùng hàng là 2,0m, các hố khoan của hàng này so le với các hố khoan của hàng kia.
+ Đối với hạng mục khoan phụt vữa có chạch bằng đất và không có chạch thì hàng khoan B cách hàng khoan A 1,0 m, khoảng cách giữa 2 hố khoan trong cùng hàng là 2.0m, các hố khoan của hàng này so le với các hố khoan của hàng kia.
Trình tự khoan phụt vữa: hàng A khoan phụt trước, hàng B khoan phụt sau.
Trong mỗi hàng khoan phụt, các lỗ khoan đợt lẻ khoan phụt trước, các lỗ khoan đợt chẵn khoan phụt sau.
Hố khoan đợt 2 Hàng khoan A
Hình 3. 12 Sơ đồ bố trí khoan phụt đập Bỉ b. Yêu cầu về vật liệu
Bột sét dùng cho khoan phụt vữa gia cố thân đê do các cơ sở sản xuất phải đảm bảo chất lượng.
- Sử dụng bột sét: tơi, xốp, không dính trước khi đua vào sử dụng và được bảo quản trong bao đúng tiêu chuẩn quy định;
- Hàm lượng cát phải nhỏ hơn 15%, tạp chất hữu cơ nhỏ hơn 3%.
Dung dịch bột sét:
- Chế tạo dung dịch phụt theo quy định, trộn dung dịch đến nhuyễn tối thiểu 5 phút mới được dùng, trộn dung dịch liên tục đến khi dùng hết;
- Trước khi vào bộ phận nén ép để phụt, vữa không có các hạt d > 1 mm;
- Nước dùng để trộn dung dịch phải sạch, không lẫn hữu cơ. c. Yêu cầu về máy móc và thiết bị cho công tác khoan phụt vữa Thiết bị khoan phụt vữa phải thỏa mãn các yêu cầu sau:
- Sử dụng các loại máy và thiết bị thi công đảm bảo đủ về số lượng, công suất đặc tính kỹ thuật phù hợp với giải pháp, an toàn vận hành và tải trọng cho phép đi trên đê.
- Tất cả các máy móc dùng trong công tác khoan phụt vữa điều phải có lý lịch máy, nêu rõ công suất máy, đặc tính kỹ thuật và phải có chứng chỉ kiểm định máy đang hoạt động tốt hoặc phiếu kiểm tra chất lượng trước khi xuất xưởng.
- Mỗi máy khoan phụt điều phải có 01 đồng hồ áp lực riêng và đảm bảo các điều kiện sau:
+ Thùng trộn vữa có thước đo dung tích, bộ phận lọc vữa và các van điều tiết;
+ Thùng nén vữa có hệ thống điều khiển áp lực (đồng hồ đo áp lực, van điều khiển áp lực), thiết bị theo dõi lưu lượng vữa phụt đảm bảo yêu cầu phụt vữa;
+ Các ống dẫn vữa đặt trong lỗ khoan phải có đường kính ngoài bằng nhau và nhỏ hơn đường kính lỗ khoan 10 mm. Đường kính trong bằng nhau và phải dài hơn chiều sâu lỗ khoan 1 m;
d. Chuẩn bị trước khi khoan phụt
Trước khi khoan phụt vữa, đơn vị thi công phải căn cứ vào đồ án thiết kế, các mốc đã được giao nhận ngoài thực tếđể kiểm tra lượng mất nước đơn vị áp lực cao nhất trong đoạn đê thi công (có thể thực hiện ngay tại các lỗkhoan đã thiết kế).
Ngoài ra phải đảm bảo các yêu cầu sau:
- Khối lượng vật liệu tối thiểu phải đảm bảo đủ thi công trong một ca.
- Số lượng thiết bị (dựphòng) đủđảm bảo cho dây truyền thi công liên tục.
- Các biện pháp an toàn trong sản xuất.
- Mức đảm bảo an toàn của toàn bộ thiết bị
- Sổ sách ghi chép đầy đủ, theo đúng biểu mẫu được quy định, nhật ký thi công.
e. Khoan lỗ và phụt vữa xi măng
Khi khoan đảm bảo đúng yêu cầu thiết kế vềđộ sai lệch cho phép:
- Góc đứng: sai lệch không quá 100 - Vị trí: Sai lệch không quá 10cm.
- Chiều sâu: sai lệch không quá 20 cm so với độ sâu thiết kế. - Trong khi khoan phải ghi chép đầy đủ vào biểu theo dõi thi công.
Về công tác phụt vữa cần lưu ý:
Khi hạ cần khoan xuống các lỗ khoan cần dùng nước có áp lực cột nước 0,5 kg/cm2, vừa thả vừa xoay cần khoan, khi đến đáy lỗ khoan thì giảm dần áp lực cột nước rồi rút cần khoan lên 30cm, cốđịnh cần khoan để tránh tắc ống, đảm bảo cho vữa lưu động trong ống khi phụt.
Không được chèn nút kín miệng lỗ khoan trước khi phụt vữa. Tuy nhiên trong quá trình phụt vữa, nếu thấy dung dịch vữa trào nên miệng lỗ khoan thì phải chèn nút kín miệng lỗ theo trình tự sau:
- Làm sạch bùn và nước xung quanh miệng lỗ khoan.
- Đào đất xung quanh miệng lỗ khoan theo hình phễu với bán kính 20cm, sâu tối thiểu 20cm, cho đất nhỏ xuống khe giữa thành lỗ và ống dẫn vữa, đầm chặt đất phạm vi xung quanh ống dẫn vữa.