Xác định quy mô đô thị hợp lý
Quy mô đô thị hợp lý là quy mô đô thị mang lại hiệu quả kinh tế- xã hội cao nhất và phù hợp với trình độ quản lý của bộ máy quản lý đô thị hiện hành. Trong quá trình phát triển, quy mô đô thị luôn có xu hướng tăng lên và biểu hiện cụ thể của nó là tăng dân số đô thị, tăng quy mô sản xuất.
Song, các nguồn lực trong một đô thị thường bị giới hạn, như vấn đề đất đai, nhà ở, môi trường, và các dịch vụ xã hội khác. Trên góc độ kinh tế, một đô thị hoạt động có hiệu quả khi kết quả kinh tế-xã hội mà nó đạt được phải tương xứng với những chi phí mà nó phải chi ra. Do đó ta có thể đi tìm quy mô tối ưu cho một đô thị trên cơ sở sở sánh chi phí và lợi ích tương ứng với từng quy mô đô thị.
Những chi phí phụ thuộc quy mô của đô thị :
Có rất nhiều loại chi phí liên quan đến quy mô của đô thị. Nhiệm vụ của các nhà kinh tế là xác định, phân tích và lượng hoá những chi phí đó làm cơ sở cho việc ra các chính sách cho các đô thị. Dưới đây chỉ là một số những chi phí cơ bản.
- Chi phí cho xây dựng và mở rộng cơ sở hạ tầng : đường sá, hệ thống chiếu sáng, trường học… Khi quy mô đô thị tăng, đường sá cần mở rộng hơn, xây dựng thêm trường học, bệnh viện…
- Chi phí cho cung cấp các dịch vụ : Điện, nước, thông tin, bảo đảm an ninh, phòng cháy chữa cháy … của một đô thị phụ thuộc rất lớn vào quy mô đô thị.
- Chi phí về mặt môi trường : rác thải sinh hoạt trong đô thị, lượng phương tiện đi lại gây ô nhiễm không khí sẽ tăng tỷ lệ thuận với việc tăng quy mô dân số đô thị. Đồng thời quy mô sản xuất của các doanh nghiệp tăng thì chi phí cho xử lý ô nhiễm tăng theo.
- Chi phí thời gian cho giao thông và đi lại của người dân đô thị : Trong các đô thị, vấn đề giao thông đi lại đã và đang trở thành vấn đề gây lãng phí thời gian lớn cho người dân thành thị. Hiện tượng ùn tắc giao thông gây mất thời gian được coi như một dạng phí tổn tài nguyên (dưới dạng các phương tiện giao thông).
Những lợi ích phụ thuộc quy mô của đô thị :
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
- Sức sản xuất : quy mô sản xuất lớn tạo lợi thế về quy mô, nâng cao khả năng cạnh tranh trong nước và quốc tế, tạo sự hấp dẫn với đầu tư nước ngoài.
- Năng suất lao động : ở các thành phố có quy mô lớn thường có năng suất lao động cao hơn thành phố nhỏ vì lực lượng sản xuất thường tập trung ở các thành phố lớn và lợi thế về quy mô của thành phố lớn tăng.
- Đóng góp ngân sách : Mức thuế bình quân đầu người ở các đô thị cao hơn ở nông thôn, hơn nữa ở các thành phố lớn người dân phải đóng góp nhiều hơn ở các thành phố nhỏ.
- Vai trò trung tâm tổng hợp hoặc chuyên ngành : đô thị lớn có vai trò đặc biệt trong việc thúc đẩy nền kinh tế. Kinh tế Việt nam không thể phát triển mạnh nếu không có Hà nội, thành phố Hồ Chí Minh. Kinh tế Thái lan thành công phần lớn là do thành công của Băng Kốc, Triều tiên là do Seoun…
Quan hệ chi phí và lợi ích của quy mô đô thị
Tăng trưởng đô thị là kết quả của quá trình đô thị hoá làm tăng quy mô đô thị và mang lại nhiều lợi ích cho nền kinh tế. Song trong một đô thị cụ thể, vào một giai đoạn cụ thể thì không thể tăng quy mô của nó một cách vô hạn. Bởi vì các nguồn lực của một đô thị có hạn dẫn đến lợi ích cận biên do một đơn vị chi phí cận biên cho các vấn đề đô thị sẽ giảm dần (xem hình 4.1. dưới đây).
G* G Quy mô đô thị Hình 4.1 . Lợi ích, chi phí và quy mô đô thị
Chi phí Lợi ích
Lợi ích
Chiphí E
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Trên hình vẽ ta có thể xác định được một quy mô đô thị hợp lý (hay tốc độ tăng trưởng đô thị hợp lý) là quy mô mà ở đó hiệu quả của các chi phí là lớn nhất (G*) và một tốc độ hay quy mô (G) mà các khoản chi phí không có hiệu quả.
Việc lựa chọn quy mô, địa điểm hợp lý của các doanh nghiệp, các ngành tạo ra quy mô hợp lý về kinh tế của đô thị nhằm khai thác hết các lợi thế của đô thị. Vấn đề khó khăn trong thực tế là làm sao lượng hoá được các khoản chi phí và lợi ích để đưa vào tính toán.
Nắm vững quy luật cung cầu trên các thị trường đô thị :
Các thị trường đô thị bao gồm : thị trường đất, nhà, thị trường giao thông, thị trường hạ tầng đô thị , thị trường dịch vụ, thị trường tài chính. Để một đô thị hoạt động có hiệu quả chính quyền đô thị cần tạo mọi điều kiện để các thị trường của đô thị hoạt động, chính quyền đô thị chỉ can thiệp đúng mức : “định hướng xã hội chủ nghĩa”. Để nâng cao hiệu quả trong việc cung cấp các dịch vụ, cần thiết phải có nhiều thành phần cùng tham gia cung cấp. Nguyên lý người dùng phải trả tiền cần áp dụng rộng rãi nhất là trong thị trường cung cấp các dịch vụ.
Dự đoán xu thế đô thị hoá, phát triển các nhân tố ảnh hưởng nhằm định hướng đúng đắn cho quá trình đô thị hoá.
Đất đô thị
Theo dự tính của Viện Quy hoạch đô thị và nông thôn - Bộ Xây dựng, cả nước ta hiện nay có khoảng 114.000 ha đất đô thị (bao gồm nội thành, nội thị, thị trấn), chiếm 0,35% diện tích đất tự nhiên2.
Chỉ tiêu sử dụng đất đô thị bình quân đầu người ở nước ta rất thấp : 60 m2/người. Hơn nữa hiệu quả sử dụng đất đô thị cũng rất thấp, mật độ xây dựng không cao, quản lý quy hoạch không chặt chẽ…
Dự kiến năm 2010, đất đô thị sẽ là 243.200 ha chiếm 0,74% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 80 m2/người. Diện tích đất đô thị tăng thêm so với hiện nay là 170.900 ha, trong đó chủ yếu là chuyển mục đích sử dụng từ đất nông nghiệp sang.
Dự kiến năm 2020, đất đô thị sẽ là 460.000 ha chiếm 1,4% diện tích đất tự nhiên cả nước, bình quân 100 m2/người
Nhu cầu sử dụng đất của từng đô thị sẽ được xác định trên cơ sở tiêu chuẩn quy hoạch đô thị và điều kiện thực tế từng địa phương.
Dân số đô thị
2 Quy hoạch các đô thị Việt nam , trang 41, NXB Xây dựng Hà nội 1999
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Biểu đồ 4.2 Dân số và dân số đô thị Việt nam 1960-2000
Xét trên phương diện dân số, Đô thị hoá ở Việt nam trong 40 năm qua diễn ra chậm chạp. Dân số đô thị năm 1960 là 4,727 triệu người chiếm khoảng 15,67%, năm 1990 là 12,88 triệu khoảng 19,51%. Như vậy, trong vòng 30 năm chỉ tăng được hơn 4% (Xem biểu đồ 4.2 dân số và dân số đô thị Việt nam 1960-2000). Tuy nhiên cuộc kháng chiến chống Mỹ có ảnh hưởng rất lớn đến tốc độ đô thị hoá. Năm 2000 dân số đô thị là 18,62 triệu chiếm tỷ lệ khoảng 24%.
Mặc dù đã có nhiều tiến bộ trong 10 năm đổi mới nhưng tỷ lệ đó vẫn thuộc loại thấp nhất thế giới. Hiện nay tỷ lệ này ở Trung quốc là 34,3%, Philipine khoảng 58,6%, H.àn quốc khoảng 86,2% … Nếu chúng ta không có chính sách gì mạnh mẽ để phát triển đô thị thì đến năm 2020 tỷ lệ đô thị hoá của chúng ta mới có thể bằng Trung quốc hiện nay. Như vậy để phát triển đô thị với tốc độ cao hơn thời gian qua cần có những biện pháp, chính sách mạnh mẽ hơn.
Tăng cường quản lý các mối quan hệ giữa khối tư nhân và nhà nước Chính sách phát triển kinh tế nhiều thành phần trong nền kinh tế thị trường cần có những biện pháp quản lý các mối quan hệ giữa khối tư nhân
1 2 3 4 5 6 7 8 9 10 11 12 13
0 10000 20000 30000 40000 50000 60000 70000 80000 90000
DS (1000 ng êi)
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
và nhà nước đặc biệt ở các đô thị . Đô thị là những trung tâm kinh tế, khoa học kỹ thuật do đó mọi vấn đề về mối quan hệ giữa các thành phần kinh tế đều phát sinh ở đô thị. Cần xác định rõ những loại dịch vụ nào được cung cấp chủ yếu bởi khối tư nhân hay cung cấp bao nhiêu phần trăm còn những loại dịch vụ nào khối tư nhân không được cung cấp. Nhà nước can thiệp khi cần thiết, và nới tư cách như là nhà cung cấp dịc vụ. Mối quan hệ trên sẽ có liên quan đến tính hiệu quả kinh tế của đô thị.
Phát triển đồng đều hệ thống đô thị trong cả nước
Thông qua chính sách đầu tư phát triển đô thị, cần có chính sách đầu tư thoả đáng cho các vùng ít có điều kiện tự nhiên thuận lợi nhằm phát triển hệ thống đô thị đồng đều trong cả nước. Việc xây dựng các khu đô thị mới, đòi hỏi nguồn tài chính lớn, nhà nước cần có những khuyến khích động viên bằng pháp luật cho những thành phần kinh tế khác, đặc biệt là động viên khu vực tư nhân tham gia vào phát triển đô thị. Việc xây dựng các khu đô thị mới cần tính đến sự lựa chọn vị trí của các doanh nghiệp .
Đổi mới cơ cấu và chức năng chính quyền đô thị
Thông qua phân định quyền hạn cho các cấp, thông qua sắp xếp tổ chức nội bộ quá trình quản lý đô thị, nâng cao trình độ chuyên môn cho cán bộ quản lý đô thị;
Thông qua hệ thống pháp luật ở đô thị : Chính phủ cần sớm xây dựng và ban hành hệ thống pháp luật, chính sách, luật lệ và những quy định cho đô thị, nhằm đảm bảo sự công bằng, an toàn xã hội và các vấn đề về môi trường đô thị, về việc cung cấp các dịch vụ. Đặc biệt là luật đất đai còn một số điểm chưa chặt chẽ. Những kẻ lấn chiếm đất công ngang nhiên nhưng lại được coi là hợp pháp làm thất vọng các nhà quản lý!
Tăng cường hiệu lực pháp luật đã được ban hành, giáo dục nhân dân tôn trọng pháp luật.
Đổi mới hệ thống tài chính đô thị
Lập ngân sách và kế hoạch chiến lược, đổi mới hệ thống thu - chi ngân sách:đổi mới hệ thống tài chính đô thị nhằm mục đích tăng các nguồn thu, đổi mới với tài chính tập thể.
Phát triển kinh tế nhiều thành phần : Khối tư nhân và nhà nước cùng tham gia cung cấp vốn đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng. Luật Đầu tư, Luật đất đai, Liên doanh cần chặt chẽ lâu dài để người đầu tư có thể thực hiện được dự án của mình.
Xây dựng cơ chế phối hợp giữa các đô thị trong đầu tư phát triển, quản lý đô thị, dân cư, môi trường, phối hợp phòng chống tệ nạn xã hội
Luận văn thạc sĩ Quản lý Kinh tế
Giữa các đô thị có mối quan hệ nhất định với nhau, đặc biệt trong vấn đề xây dựng đường sá và phòng chống tệ nạn xã hội. Hệ thống giao thông phát triển sự liên kết giữa các đô thị chặt chẽ hơn tạo đà cho các thành phố cùng phát triển. Như vậy có những công trình hạ tầng được đầu tư sẽ đồng thời mang lại lợi ích cho nhiều đô thị. Vấn đề môi trường ở cấp quốc gia cũng được đặt ra. Vấn đề phòng chống tệ nạn xã hội không chỉ ở một đô thị hay một quốc gia mà có thể ở cấp quốc tế. Một ví dụ đơn giản là bọn tội phạm gây án ở Hà nội song trốn vào Thành phố Hồ Chí Minh, Công an Hà nội tăng cường chống tội phạm thì bọn tội phạm chuyển về các thành phố lân cận để họat động … Như vậy rõ ràng là cần có một cơ chế phối hợp giữa các đô thị nhằm nâng cao hiệu quả công tác quản lý hệ thống đô thị.