CHƯƠNG 4: GIẢI PHÁP HOÀN THIỆN PHÂN TÍCH BÁO CÁO TÀI CHÍNH VÀ HOẠT ĐỘNG CÔNG TY
4.4. Đóng góp của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn đã tham khảo một số công trình nghiên cứu có trước để học hỏi kinh nghiệm về việc phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp, từ đó đúc rút ra những điểm mà các nghiên cứu trước đây chưa thực hiện đƣợc hoặc thực hiện nhƣng chƣa đầy đủ. Vì vậy, Luận văn đã tập trung vào những điểm đó nhằm tạo nên sự khác biệt so với các nghiên cứu trước đây. Một số đóng góp quan trọng mà Luận văn đã thực hiện đƣợc đó là:
Thứ nhất: Luận văn đã nghiên cứu và chỉ ra đƣợc những điểm chƣa đạt đƣợc của các công trình nghiên cứu trước đây, từ đó xây dựng nên hướng mới cho việc phân tích báo cáo tài chính của một doanh nghiệp; Có thể trong Luận văn này, tác giả chưa thực sự thành công với hướng nghiên cứu mới, tuy nhiên có thể các nghiên cứu tiếp sau sẽ tiếp tục phát triển hơn nữa.
Thứ hai: Cũng giống nhƣ các nghiên cứu khác, Luận văn đã tổng hợp và trình bày đƣợc hệ thống các lý luận khoa học về phân tích báo cáo tài chính doanh nghiệp. Đây là tài liệu cho những người quan tâm tới việc phân tích báo cáo tài chính của doanh nghiệp.
Thứ ba: Nhận thức đƣợc tầm quan trọng của việc phải xây dựng một bộ điểm chuẩn làm cơ sở so sánh, đánh giá năng lực tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô, Luận văn đã thu thập thông tin về nhóm ngành thực phẩm Việt Nam nhằm tìm hiểu tình hình phát triển của nhóm ngành, thu thập các báo cáo tài chính của các doanh nghiệp trong ngành để tính toán giá trị trung bình nhóm ngành. Bảng giá trị trung bình nhóm ngành này mặc dù còn sơ sài và xây dựng trên mẫu doanh nghiệp chƣa đủ lớn nhƣng cũng là một thành tựu quan trọng của Luận văn, đây là điểm khá mới trong nghiên cứu phân tích tài chính doanh nghiệp. Nó có thể trở thành tài liệu cho nhiều nghiên cứu khác, hay là nền móng cho các nghiên cứu sâu hơn, phát triển hơn.
79
Thứ tư: Từ những cơ sở phân tích đã trình bày, Luận văn đã áp dụng vào phân tích báo cáo tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô giai đoạn 2011 - 2014. Từ những phân tích này, Luận văn đã tổng kết thành những điểm mạnh và những điểm yếu về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô, đây là cơ sở cho việc xây dựng và đề xuất các giải pháp của Luận văn.
Thứ năm: Từ kết quả phân tích, Luận văn đã xây dựng đƣợc một số giải pháp quan trọng nhằm khắc phục các điểm yếu, phát huy điểm mạnh trong tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô. Luận văn không những là tài liệu cho Công ty cổ phần Kinh Đô tham khảo trong quá trình phát triển hoạt động mà còn là tài liệu cho các doanh nghiệp khác cùng ngành tham khảo thêm.
4.5. Những hạn chế của đề tài nghiên cứu
Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn vẫn tồn tại một số điểm hạn chế làm ảnh hưởng đến những nhận định đưa ra tại phần kết luận, những hạn chế này phần vì do yếu tố khách quan mà Luận văn chƣa thực hiện đƣợc nhƣng cũng một phần do yếu tố chủ quan từ năng lực và nguồn lực hiện có. Tập trung lại, có 4 điểm hạn chế đáng lưu ý nhất của Luận văn, đó là:
Thứ nhất: Để có thể phân tích và đƣa ra đƣợc những nhận định chính xác và sâu sắc nhất, cần thiết phải thu thập đƣợc nguồn thông tin tài chính đầy đủ để tạo ra được chuỗi thông tin dài thì mới phản ánh được xu hướng biến động qua từng năm của công ty. Tuy nhiên, do cả yếu tố khách quan & chủ quan mà Luận văn chƣa khắc phục đƣợc điều này, cụ thể là: Luận văn chƣa thu thập đƣợc đầy đủ thông tin tài chính của Công ty, chuỗi dữ liệu chƣa đủ dài, chƣa đủ phản ánh hoạt động sản xuất kinh doanh của Công ty trong cả một chu kỳ kinh tế (khoảng 10 năm).
Thứ hai: Việc không thu thập đƣợc đầy đủ thông tin tình hình hoạt động của Công ty cổ phần Kinh Đô cũng gây nhiều khó khăn cho quá trình phân tích, những số liệu mà báo cáo tài chính cung cấp chỉ là những con số thời điểm, có thể thời điểm này cao nhƣng cũng có những thời điểm thấp, không phải là con số ổn định trong năm; Vì vậy, những nhận định mà Luận văn đƣa ra cũng chỉ chính xác nhất vào thời điểm của báo cáo tài chính, còn các thời điểm khác trong năm có thể chƣa phản ánh đƣợc đầy đủ và chính xác nhất.
80
Thứ ba: Ở Việt Nam, hiện nay số lượng doanh nghiệp có quy mô tương đồng nhau và hoạt động trong cùng ngành ít, để thu thập đƣợc thông tin của các doanh nghiệp này là rất khó khăn. Thêm nữa, không phải doanh nghiệp nào cũng minh bạch thông tin và cung cấp thông tin tài chính một cách đầy đủ cho mọi đối tƣợng quan tâm. Trong khi đó, nhƣ đã phân tích việc xây dựng cơ sở so sánh khi phân tích tài chính doanh nghiệp là rất quan trọng, bởi đánh giá một doanh nghiệp thì cần phải biết so sánh doanh nghiệp đó với đối tƣợng nào, tốt hay xấu so với doanh nghiệp nào,… Trong quá trình nghiên cứu, Luận văn chỉ có thể tiếp cận và thu thập thông tin tài chính của một số doanh nghiệp hoạt động cùng ngành với Công ty cổ phần Kinh Đô, doanh nghiệp đã niêm yết trên sàn giao dịch chứng khoán nên thông tin khá minh bạch và các báo cáo tài chính đã đƣợc kiểm toán độc lập. Tuy nhiên, số lượng các doanh nghiệp tương đồng là không nhiều, vì vậy dữ liệu xây dựng trung bình ngành từ mẫu chƣa đủ lớn có thể chƣa phản ánh đƣợc tính chung nhất của ngành, từ đó có thể những nhận định về tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô mà Luận văn đƣa ra chƣa đƣợc chính xác hoàn toàn và còn mang tính chủ quan của người phân tích. Đây là hạn chế khá lớn mà Luận văn chưa khắc phục đƣợc, lý do là chƣa đủ nguồn lực để thực hiện.
Thứ tư: Luận văn chƣa chƣa gắn kết đƣợc tình hình tài chính của Công ty cổ phần Kinh Đô với sự biến động tình hình kinh tế - xã hội Việt Nam trong những năm qua. Doanh nghiệp hoạt động trong môi trường kinh tế rộng lớn, nhất định chịu tác động sâu sắc từ sự ổn định của nền kinh tế - xã hội, do đó xu hướng biến động của nền kinh tế phần nào tác động tới tình hình tài chính của mỗi doanh nghiệp.