CHƯƠNG 1. CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC
1.3. MỘT SỐ YẾU TỐ ẢNH HƯỞNG ĐẾN HOẠT ĐỘNG TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
1.3.3. Môi trường xã hội
Trong quá trình TVHN cho học sinh, nhà trường đóng vai trò chủ đạo. Trong nhà trường, ban giám hiệu, thày cô giáo, nhà tư vấn hướng nghiệp đều tham gia
trong quá trình tư vấn hướng nghiệp. TVHN có thể qua nhiều hình thức khác nhau như lồng ghép trong nội dung môn học, qua phương pháp giảng dạy hay chính nhân cách của người giáo viên… thông qua những hoạt động này góp phần hình thành năng lực, hứng thú với ngành nghề trong xã hội. Bên cạnh đó, những yếu tố nhƣ nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tư vấn, trình độ chuyên môn của cán bộ tư vấn là những yếu tố ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng nhận thức của học sinh về nghề, bản thân và nhu cầu xã hội về nghề.
- Yếu tố gia đình
Gia đình là yếu tố rất quan trọng đối sự phát triển nhân cách của học sinh trong đó có vấn đề hướng nghiệp. Trong gia đình, bố mẹ thường là người tư vấn hướng nghiệp cho các em. Bởi vì, bố mẹ là người hiểu khả năng, tính cách, hứng thú của các em nhất, từ đó giúp cho các em đánh giá bản thân để lựa chọn đƣợc nghề phù hợp. Bố mẹ là người có nghề nghiệp, kinh nghiệm sống và các mối quan hệ xã hội rộng rãi… sẽ tƣ vấn cho học sinh những thông tin cần thiết về nghề, cơ hội việc làm sau khi tốt nghiệp và triển vọng tương lai của nghề, từ đó học sinh cảm thấy yên tâm khi chọn nghề theo định hướng của bố mẹ. Bố mẹ là người yêu thương, lo lắng và thường là người các em tin tưởng nhất, do đó những thông tin do bố mẹ cung cấp được các em coi trọng và có xu hướng làm theo.
Tuy nhiên, bố mẹ không phải là những người có chuyên môn về tư vấn hướng nghiệp, do vậy các thông tin về nghề, về thị trường lao động có thể chưa đúng và đầy đủ. Bên cạnh đó nhiều bố mẹ vẫn chƣa thật sự hiểu con mình một cách khoa học, giúp con mình phân tích đặc điểm tâm lý bản thân để chọn nghề phù hợp.
Bố mẹ thường có xu hướng muốn con mình chọn những nghề nào dễ xin việc, có thu nhập cao và bố mẹ luôn đặt kỳ vọng vào con, hy vọng các con có một cuộc sống tốt đẹp. Mong muốn của bố mẹ là điều đáng trân trọng, song việc TVHN không tính đến khả năng, sở thích và tính cách của học sinh sẽ dẫn tới không tìm đƣợc sự phù hợp nghề khi học sinh học tập hay lao động. Ngoài ra, điều kiện sống, truyền thống gia đình… cũng là những yếu tố tác động đến động cơ chọn nghề và nhận thức nghề của học sinh. Ví dụ, học sinh sống ở địa bàn nông thôn, chứng kiến bố mẹ lam lũ nhƣng cuộc sống vẫn khó khăn, do vậy hoàn cảnh sống đó sẽ làm cho học sinh có mong muốn học nghề gì phải đem lại thu nhập cao, bản thân có công ăn việc làm và có thể giúp đỡ bố mẹ thoát nghèo.
Tóm lại, yếu tố gia đình, trong đó đặc biệt là bố mẹ ảnh hưởng rất lớn đến việc nhận thức về nghề, quyết định chọn nghề của học sinh. Sự ủng hộ hay phản đối của bố mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến quyết định chọn nghề của học sinh.
- Yếu tố xã hội
Tư vấn hướng nghiệp diễn ra trong một địa bàn cụ thể và chịu sự chi phối của những yếu tố như văn bản pháp luật của nhà nước, phương tiện truyền thông, sự phát triển kinh tế xã hội.
+ Cơ sở pháp lý của hoạt động tư vấn hướng nghiệp
Giáo dục hướng nghiệp ở nước ta đã tiến hành nghiên cứu và triển khai khá sớm, tƣ đầu những năm 80 của thế kỷ XX. Quyết định 126/CP ngày 19/3/1981 của Thủ tướng Chính Phủ và các văn bản hướng dẫn đã tạo hành lang pháp lý cho sự phát triển của công tác hướng nghiệp, nhất là hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Năm 1986, NQ ĐH VI của Đảng Cộng sản VN khẳng định “Trường phổ thông phải chuyển mạnh theo hướng dạy kiến thức phổ thông cơ bản, lao động kỹ thuật, hướng nghiệp và dạy nghề”. Quyết định số 23/QĐ-HĐBT về một số vấn đề câp bách trong giáo dục, ngày 29/3/1989 của Chủ tịch Hội đồng bộ trưởng đã nêu rõ trách nhiệm của ngành giáo dục trong việc chỉ đạo các trường THPT triển khai các hoạt động hướng nghiệp cho học sinh nhằm đáp ứng nhu cầu phát triển kinh tế- xã hội của đất nước.
Quyết định số 2397/QĐ-BGD-ĐT do Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo ký ngày 17/9/1991 đã nhấn mạnh trường phổ thông cần phối hợp giữa hoạt động dạy nghề với việc tuyên truyền, hướng nghiệp cho các em về các lĩnh vực lao động nghề nghiệp mà xã hội đang cần.
Quyết định số 201/2001/QĐ-TTg phê duyệt Chiến lược phát triển giáo dục giai đoạn 2001- 2010, trong quyết định này nêu rõ: các trường phổ thông chú trọng công tác hướng nghiệp để tạo điều kiện cho việc phân luông học sinh THPT, để học sinh vào đời hoặc chọn ngành nghề tiếp tục học sau khi tốt nghiệp THPT. Nhằm triển khai quyết định này, Bộ trưởng Bộ giáo dục và đào tạo đã ban hành Quyết định số 47/2002/QĐ-BGD-ĐT ngày 19/11/202 về việc biên soạn bộ sách dùng trong công tác hướng nghiệp cho học sinh phổ thông từ lớp 9 – 12. Đến năm 2003, Bộ giáo dục và đào tạo đã ra chỉ thị 33/2003/CT-BGD-ĐT ngày 23/07/2003 về tăng cường giáo dục hướng nghiệp trong đó chỉ rõ những nội dung cần phải thực hiện để nâng cao chất lượng công tác hướng nghiệp trong trường phổ thông.
Năm 2005, Bộ Giáo dục và đào tạo đã có chỉ thị số 9971/BGD&ĐT – HSSV cho các cơ sở giáo dục trong toàn quốc “triển khai công tác tƣ vấn cho học sinh, sinh viên”. Nội dung của chỉ thị nêu rõ cơ sở giáo dục phổ thông và chuyên nghiệp
trong cả nước phải triển khai và tổ chức công tác tư vấn, hỗ trợ HSSV. Cùng thời điểm này, Luật giáo dục sửa đổi năm 2005 thể hiện rất rõ những quy định liên quan đến hướng nghiệp thể hiện trong Mục tiêu giáo dục (điều 2); nguyên lý giáo dục (điều 3) và mục tiêu của giáo dục phổ thông (điều 27). Nhà nước Việt Nam và các cơ quan hữu quan đã có những văn bản, chủ trương định hướng cho việc triển khai công tác giáo dục hướng nghiệp và tư vấn hướng nghiệp cho học sinh phổ thông.
Hoạt động hướng nghiệp trong nhà trường cũng được thực hiện từ nhiều năm trước đây, nó được chính thức đưa vào chương trình học đào tạo của bậc THPT. Điều đó chứng tỏ rằng chúng ta đã nhận thức được vai trò và tầm quan trọng của hướng nghiệp cho học sinh đối với việc lựa chọn nghề nghiệp tương lai. Tuy vậy, vẫn chưa có văn bản pháp luật nào quy định tư vấn hướng nghiệp là hoạt động bắt buộc trong trường phổ thông, do vậy hoạt động tư vấn hướng nghiệp trong các trường phổ thông hiện nay hoàn toàn là tự phát.
+ Phương tiện truyền thông
Ngày nay, các phương tiện truyền thông trở nên gần gũi với người dân và tác động rất mạnh đến học sinh. Với sự hỗ trợ của sách, báo, đài, truyền hình, đặc biệt là mạng internet, các em dễ dàng nhận thức đƣợc các nghề và đặc điểm yêu cầu các nghề trong xã hội, nhu cầu của xã hội với các nghề, nơi đào tạo, điểm chuẩn, tỉ lệ chọi của các trường... Với sự hỗ trợ của nguồn thông tin phong phú đó, học sinh có thể lựa chọn đƣợc nghề phù hợp. Tuy nhiên, mọi thông tin trên mạng không phải bao giờ cũng đúng và học sinh nào cũng biết cách tìm đƣợc thông tin phù hợp. Do vậy, nếu các em được hướng dẫn kỹ năng khai thác nguồn thông tin một cách hiệu quả, thông tin đó sẽ rất có ích với học sinh trong việc nhận thức về nghề, đặc điểm tâm lý bản thân và lựa chọn đƣợc nghề phù hợp với nhu cầu xã hội.
+ Sự phát triển của kinh tế xã hội
Do sự phát triển của nền kinh tế xã hội, vừa tạo điều kiện thuận lợi cũng nhƣ vừa gây cản trở sự phát triển của hoạt động tư vấn hướng nghiệp.
Do nhu cầu cuộc sống, ai đó cũng cần có việc để làm, việc làm ngày càng có tính chuyên môn hóa cao. Người làm nghề đó phải có năng lực, phải yêu nghề có điều kiện sức khỏe cho phép làm nghề đó đạt năng suất cao. Xã hội càng phát triển, các nguy cơ về việc làm càng cao, người lao động phải đối mặt với nhiều vấn đề nhƣ mất việc làm, thay đổi nơi làm việc, phải học tập để đáp ứng yêu cầu công việc,
làm việc trong môi trường phức tạp… chính sự đòi hỏi của xã hội cho thấy tầm quan trọng của tư vấn hướng nghiệp đối với người lao động đặc biệt đối với học sinh trước ngưỡng cửa cuộc đời. Hoạt động tư vấn hướng nghiệp giúp điều hòa được năng lực, nguyện vọng của từng người cho phù hợp với nhu cầu lao động của xã hội. Thực hiện tốt công việc này sẽ tránh được tình trạng nghề cần người nhưng thiếu người, có người thì không xin được việc phải làm trái ngành nghề. Do vậy, đáp ứng nhu cầu lao động cho nền công nghiệp hóa, hiện đại hóa thì tất yếu hoạt động hướng nghiệp phải phát triển.
Mặt khác, sự phát triển của kinh tế xã hội cũng tạo ra những quy luật riêng mà người lao động phải theo quỹ đạo của nó. Thị trường lao động với những quy luật đặc trưng có ảnh hưởng mạnh mẽ đến sự lựa chọn nghề nghiệp của người lao động khi tham gia thị trường này. Người lao động có xu hướng lựa chọn những nghề xã hội có nhu cầu cao để đƣợc đào tạo với mong muốn dễ tìm đƣợc việc làm với thu nhập cao và ổn định. Sự lựa chọn đó bất chấp việc cá nhân lựa chọn ngành học có phù hợp với đặc điểm tâm lý bản thân hay không, hay nhu cầu thực của ngành nghề đó phát triển trong xã hội đó như thế nào trong tương lai.
Bên cạnh đó, việc phát triển các trường đại học “rậm rộ” đạt mục tiêu “đại chúng hóa” giáo dục đại học làm thúc đẩy nhu cầu học đại học ở học sinh. Các trường đại học có chỉ tiêu đào tạo được Bộ giáo dục cho phép, sẽ “mời chào” sinh viên, cùng với tâm lý “chuộng bằng cấp” thúc đẩy sinh viên thi dự thi đại học, và chỉ cần đủ điểm sàn là có thể đăng ký ngành học của một trường đại học nào đó, khi đó người học không cần biết đến sự phù hợp nghề đến đâu.
Như vây, trên cơ sở phân tích những yếu tố ảnh hưởng đến thực trạng TVHN cho học sinh THPT cho thấy, hoạt động TVHN diễn chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố: thuộc về người tư vấn, về học sinh và môi trường xã hội. Những yếu tố đó góp phần ảnh hưởng tích cực, hoặc góp phần làm cho thực trạng TVHN còn bộc lộ nhiều hạn chế.