CHƯƠNG 3. KẾT QUẢ NGHIÊN CỨU THỰC TIỄN VỀ TƯ VẤN HƯỚNG NGHIỆP CHO HỌC SINH TRUNG HỌC PHỔ THÔNG
3.3. NGHIÊN CỨU MỘT SỐ TRƯỜNG HỢP ĐIỂN HÌNH
3.3.1. Trường hợp bố mẹ là người tư vấn hướng nghiệp cho con
Nghiên cứu trường hợp làm sáng tỏ năng lực tư vấn của bố mẹ trong đó bao gồm hiểu biết của bố mẹ về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và đặc điểm tâm lý học sinh phù hợp với nghề cũng nhƣ quy trình TVHN trong hoạt động TVHN cho học sinh THPT.
3.3.1.2. Mô tả trường hợp a. Người tư vấn
Người bố là T.V.Q, 53 tuổi, sỹ quan quân đội.
Mẹ là N.T.B.H, 49 tuổi, giáo viên tiểu học.
Có con gái là T.T.K.T. Cả bố mẹ chƣa đƣợc tham gia lớp tập huấn về TVHN hay đƣợc tƣ vấn để trợ giúp con chọn nghề phù hợp. Tuy nhiên, bà H có tham gia các buổi họp phụ huynh trên lớp, tại đó bà đƣợc nghe giáo viên chủ nhiệm nói về học lực các môn học đặc biệt là môn thi đại học và tính cách của con mình.
Kết quả điều tra trên bảng hỏi của bà H:
- Đánh giá về nhận thức của bà H về sự cần thiết tƣ vấn cung cấp thông tin về nghề cho học sinh để chọn nghề phù hợp: ĐTB = 2,32
- Đánh giá về nhận thức của bà H về sự cần thiết tƣ vấn cung cấp thông tin về nhu cầu xã hội với nghề định chọn: ĐTB = 2,4
- Đánh giá về nhận thức của bà H về sự cần thiết tƣ vấn cho học sinh THPT nhận thức về tâm lý bản thân học sinh phù hợp với nghề: ĐTB = 2,34
Kết quả phỏng vấn sâu với bà H và ông Q nhằm tìm hiểu về thực trạng ông bà đã tư vấn cho T nâng cao nhận thức về nghề, nâng cao nhận thức về nhu cầu nhân lực của thị trường lao động và tìm hiểu đặc điểm tâm lý của bản thân phù hợp với nghề.
Bà H tƣ vấn cho con gái về công việc cụ thể của nghề kế toán mà bà muốn T chọn. Bà H chia sẻ: “Tôi nói cho nó biết là nghề kế toán phải cẩn thận, kiên trì, có trí nhớ tốt, phải làm việc với nhiều văn bản giấy tờ... tôi nghĩ thế nên tôi nói với nó như vậy, bởi vì tôi thấy cô kế toán trường tôi thường làm như thế. Mà bây giờ, chúng nó vào internet tìm hiểu cũng được mà, vợ chồng tôi bảo nó vào đó tìm xem nghề đó như thế nào, mà cũng quan trọng gì, sau này đi học rồi sẽ biết hết”.
Khi đƣợc hỏi, trong TVHN cho con gái, bà H có quan tâm đến cơ hội việc làm của T sau khi ra trường, bà H cho rằng, đó là cái quan trọng nhất. Theo bà, T phải chọn nghề nào phải dễ xin việc. Để có thông tin về việc làm của các nghề trước khi TVHN cho con gái, bà H tham khảo ý kiến của những người bạn có con đang học đại học hoặc đã đi làm: “Tôi hỏi chị N rồi, chị có con học trường Học viện tài chính, nó bảo là học ở trường đó ra dễ xin việc, ngay còn khi đi học cũng đã xin được việc làm rồi. Tôi cũng hỏi chị H nữa, thằng bé nhà chị H tốt nghiệp được 5 năm, bây giờ nó đi làm ở ngân hàng Techcombank, lương 12 triệu đấy. Nên tôi nghĩ, cố thi vào Học viện tài chính là đẹp, sau này vừa dễ xin việc, đi làm có lương cũng đủ sống”.
Xem xét đặc điểm tâm lý của T phù hợp với nghề, theo bà H:“Tôi đã nghe cô giáo chủ nhiệm nói về kết quả học tập của T trên trường rồi, cô giáo nói T có thể thi vào trường nào có mức điểm từ 20 đến 22 điểm. Cô giáo chủ nhiệm nó cũng nói rằng, T có tính cẩn thận nên chọn ngành kế toán hay ngân hàng là phù hợp. Tôi cũng thấy cô giáo chủ nhiệm nói có lý mà tôi cũng thấy con bé T nhà tôi ngăn nắp, gọn gàng, chưa bao giờ tôi phải gọi nó dậy để đi học cả. Tôi thấy nó trầm tính, sâu sắc nên chọn ngành nào liên quan đến tính toán là phù hợp”.
Theo quan điểm của ông Q: “T là con gái, nên T chọn nghề nào nhẹ nhàng cho đỡ vất vả và quan trong nhất là chọn nghề nào vừa có thể xin việc được ở cơ quan Nhà nước vừa làm ở khu vực tư nhân là được. Còn cụ thể chọn nghề nào là tùy vào T”. Ông Q có hướng dẫn T nên tham khảo thêm thông tin trên mạng
internet và bạn bè, mặc dù khuyến khích T tự chọn ngành học, nhƣng ông vẫn muốn T thi vào Học viện tài chính vì học xong trường đó sau này ra trường dễ xin việc.
Kết quả thi đại học của T không trúng tuyển vào trường Học viện tài chính, tuy nhiên do xác định chọn ngành kinh tế cho dễ xin việc, do vậy với mức điểm 19,5, T được bố mẹ khuyên khích lựa chọn ngành kinh tế, Viện đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân.
b. Học sinh
T.T.K.T, nữ, là học sinh trường THPTCHV. Hiện T là sinh viên năm thứ 2, ngành kinh tế, chuyên ngành tiền tệ ngân hàng tài chính, Viện đào tạo quốc tế, Đại học Kinh tế Quốc dân. T cho biết đã đƣợc bố mẹ TVHN và em quyết định chọn ngành và chọn trường theo lời khuyên của bố mẹ.
Kết quả điều tra về T qua bảng hỏi:
- Mức độ nhận thức về nghề có ĐTB = 0,57 và T kể tên đƣợc một số nơi làm việc sau khi ra trường; Nhận thức về nhu cầu xã hội với nghề: T nhận thấy ngành đã chọn khó xin việc ở hiện tại, tuy nhiên tương lai là cần thiết; Mức độ nhận thức đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề: ĐTB mức độ nhận thức về năng lực phù hợp với nghề 0,4; ĐTB mức độ nhận thức về hứng thú với nghề là 0,2; ĐTB mức độ nhận thức về tính cách phù hợp với nghề 0,45.
Sau một năm học, kết quả nghiên cứu trên bảng hỏi về mức độ hài lòng với ngành đang học ở T cho thấy: Về năng lực, càng học em càng cảm thấy khó trả lời, khi hỏi rõ hơn lý do nào khiến em khó trả lời, T cho biết, kết quả năm học vừa rồi T phải thi lại môn tiếng Anh, trong khi đó, đây là môn học có thời lƣợng rất nhiều trong chương trình học tập, điều đó làm cho em lo lắng; Về hứng thú, T cũng nhận thấy khó trả lời, vì chƣa biết công việc cụ thể của ngành mình chọn làm nhƣ thế nào, hiện tại các em học các môn cơ bản là chính; Về tính cách, T cảm thấy càng học càng thấy phù hợp với ngành học. T chia sẻ rằng, bắt đầu học một số môn chuyên ngành và em cảm thấy mình có vẻ phù hợp; Về nhận thức, sau một thời gian học, T cảm thấy đúng như suy nghĩ của ban đầu về ngành ngân hàng. T nói rằng, trong các bài giảng, giảng viên có nói về việc của một người làm ngân hàng phải làm, những điều này gần giống với bố em nói và em thấy trên internet.
3.3.1.3. Quy trình bố mẹ tư vấn hướng nghiệp cho con
Bà H và ông Q đều cho rằng học sinh lớp 12 phải đƣợc TVHN bởi vì:
“Chúng nó chỉ có học thôi, chứ có biết phù hợp với nghề nào, mà mình phải định hướng cho nó, chỉ cho nó biết nghề nào dễ xin việc”. Theo ông bà: “Cái quan trọng
nhất trong định hướng chọn nghề cho học sinh là phải khuyên nó chọn nghề nào vừa phù hợp với bản thân vừa có khả năng xin việc”.
Bàn luận
Xét trên bình diện nhận thức, bố mẹ của T nhận thức đƣợc khi TVHN cho học sinh cần phải nâng cao nhận thức của T về nhu cầu xã hội với nghề, tuy nhiên còn thể hiện sự phân vân khi tƣ vấn cho T tìm hiểu về nghề và tìm hiểu về các đặc điểm tâm lý của T phù hợp với nghề. Song kết quả phỏng vấn sâu cho thấy những kiến thức của bà H về nghề và nhu cầu xã hội với nghề cũng nhƣ tìm hiểu về tâm lý bản thân T phù hợp với nghề thể hiện còn chƣa đầy đủ. Những thông tin bố mẹ của T có được chủ yếu do kinh nghiệm sống, từ một số người quen và kết quả học tập của T từ cô giáo chủ nhiệm. Bố mẹ T cũng không thực hiện quy trình TVHN nào cả, theo ông bà, TVHN là khuyên con mình chọn đƣợc nghề sao cho phù hợp với với giới tính và ra trường dễ xin việc cũng như có thể thi vào trường nào để có thể trúng tuyển đại học. Những đặc điểm về hứng thú nghề, năng lực phù hợp nghề cũng nhƣ cơ hội việc làm thực tế của từng ngành không đƣợc bố mẹ T tính đến. Kết quả trên còn đƣợc phản ánh ở kết quả nghiên cứu trên T trong nhận thức về nghề, nhu cầu xã hội với nghề và mức độ hài lòng với nghề đã chọn. Nhƣ vậy, từ phân tích trường hợp bố mẹ TVHN cho con cái cho thấy một phần về bức tranh TVHN cho học sinh THPT hiện nay. Học sinh rất cần TVHN, bố mẹ muốn TVHN cho các con, song bố mẹ không có đủ thông tin và cách thức TVHN sao cho hiệu quả và học sinh vẫn phải quyết định chọn nghề trên cơ sở nhận thức chƣa đầy đủ về nghề, về cơ hội việc làm của nghề và mức độ phù hợp giữa đặc điểm tâm lý bản thân phù hợp với nghề. Có lẽ vì vậy, mà sau một năm học, T cảm thấy ngành mình đang học có vẻ không phù hợp với bản thân và nhƣ T chia sẻ, nếu đƣợc chọn lại, T muốn chọn ngành Quan hệ công chúng – quảng cáo và làm công việc ở hậu trường.