Đặc điểm của người di cư

Một phần của tài liệu Tăng trưởng chuyển đổi cơ cấu và thay đổi ở nông thôn việt nam (Trang 171 - 174)

Bảng 7.8 trình bày các đặc điểm của người di cư bằng cách so sánh những người đi di cư để lao động và không phải để lao động. Có 51-52% người di cư là nam, và tỉ lệ

145

này còn cao hơn nữa nếu chỉ xét trong tổng số người di cư đi lao động. Khoảng 30%

người di cư đã kết hôn, và tỉ lệ này cao hơn một chút nếu xét trong số lao động di cư.

Người lao động di cư có xu hướng rời khỏi quê muộn hơn so với những người di cư khác, điều này có thể do thực tế là họ có thể học xong trước khi di cư so với các hộ di cư để phục vụ mục đích học tập. Trên thực tế, tỉ lệ lao động di cư không có bằng cấp trong tổng lao động di cư thấp hơn. Không có sự khác biệt nào về thời gian di cư ở cả hai nhóm.

Trung bình, những người di cư đã rời đi được hai năm. Dường như không có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào giữa nhóm di cư vì lí do việc làm và không phải vì việc làm xét về thời gian dự định ở lại nơi đến trong điều tra năm 2012, mặc dù sự khác biệt này lại có ý nghĩa thống kê năm 2014: dường như những người lao động di cư có xu hướng trở lại quê hương của mình nhiều hơn. Kết quả này không quá bất ngờ, do người di cư vì các lí do gia đình thường ít có xu hướng quay trở lại quê hương hơn.

Bảng 7. 8: Đặc điểm người di cư để lao động và người di cư khác

Đặc điểm của người di cư (biến)

Tất cả người di cư Người di cư để lao động

Kiểm tra t-Test về sự khác biệt Trung bình Độ

lệch chuẩn

Trung bình

Độ lệch chuẩn

2012

Nam giới 51,05% 0,50 58,96% 0,49 ***

Kết hôn 30,50% 0,46 36,70% 0,48 ***

Tuổi di cư 22,45 8,06 25,39 9,14 ***

Không có bằng cấp 62,43% 48,46 40,46% 0,49 ***

Số năm kể từ khi di cư 2,14 1,95 2,05 2,01

Dài hạn/vĩnh viễn 25,37% 0,43 22,79% 0,42

2014

Nam giới 52,78% 0,50 57,29% 0,49 ***

Kết hôn 27,99% 0,45 32,22% 0,47 ***

Tuổi di cư 22,62 8,16 24,50 8,86 ***

Không có bằng cấp 63,65% 0,48 47,83% 0,50 ***

Số năm kể từ khi di cư 2,07 1,90 2,13 2,13

Dài hạn/vĩnh viễn 19,19% 0,39 13,78 0,34 ***

Lưu ý: *, **, *** thể hiện các mức ý ngh a lần lượt là 10%, 5% và 1%

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên cơ sở dữ liệu VARHS

Những người di cư họ làm gì? Xét về những dịch chuyển của thị trường lao động, việc nắm được thông tin về nghề nghiệp của người di cư trong thời gian di cư là hết sức quan trọng. Bảng 7.9 trình bày tỉ lệ lao động di cư phân theo ngành nghề. Phần lớn người di cư làm các công việc chân tay, và họ làm việc như là một lao động có kĩ năng hoặc không có kĩ năng. Có một tỉ lệ đáng kể người lao động di cư nắm giữ các vị trí cấp cao

146

hoặc cấp trung. So với năm 2012, số liệu năm 2014 cho thấy có sự sụt giảm về tỉ lệ phần trăm người di cư làm các công việc không có kĩ năng. Cùng thời gian đó, người di cư dường như nắm giữ các vị trí cấp trung nhiều hơn, ở tất cả các lĩnh vực. Số liệu thống kê mô tả trình bày ở Bảng 7.9 càng củng cố hơn nhận định được đưa ra ở Chương 4 về sự dịch chuyển ra khỏi hoạt động nông nghiệp ở Việt Nam.

Bảng 7. 9: Nghề nghiệp của người di cư

2012 (%)

2014 (%)

Quân đội 3,96 1,74

Quản lý/ lãnh đạo 7,25 2,48

Các vị trí cấp cao trong tất cả các lĩnh vực 7,25 9,93

Các vị trí cấp trung trong tất cả các lĩnh vực 5,71 20,60

Nhân viên (các nghề cơ bản, nhân viên k thuật) 9,45 4,96

Công nhân lành nghề trong các dịch vụ cá nhân, bảo vệ an ninh, và bán hàng 2,86 5,96 Lao động có tay nghề trong nông nghiệp, lâm nghiệp và nuôi trồng thuỷ sản 1,54 0,25

Thủ công m nghệ, lao động có tay nghề 19,78 17,87

Lắp ráp và vận hành máy 7,69 8,93

Lao động phổ thông 33,41 26,55

Cán bộ xã không phải công chức 0,88 0,74

Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VARHS

Xét về lao động di cư từ tỉnh này sang tỉnh khác, việc khám phá cách thức mà những người di cư tìm được việc làm ở nơi đến cũng là một điều hết sức thú vị. Các nghiên cứu về mạng lưới di cư đã nhận thấy vai trò của gia đình và bạn bè trong việc cung cấp thông tin về cơ hội việc làm cho những người đã hoặc sẽ di cư. Tuy nhiên, trong trường hợp của Việt Nam, vai trò của mạng lưới di cư trong việc cung cấp các hỗ trợ cho người di cư lại hạn chế hơn. Bảng 7.10 trình bày các minh chứng. Khoảng một phần ba người di cư trong mẫu tìm thấy việc làm thông qua mạng lưới của mình (như gia đình và bạn bè). Tuy nhiên, phần lớn người di cư tìm thấy công việc ở nơi họ đến thông qua dịch vụ môi giới việc làm, hoặc là thông qua việc tự tìm kiếm. Đây là một mô thức khá thú vị, cho thấy người di cư có thể đã đến một nơi nhất định mà không có sự hỗ trợ của mạng lưới sẵn có.

Bảng 7. 10: Vai trò của mạng lư i di cư

Làm cách nào người di cư tìm kiếm được việc làm? 2012 (%) 2014 (%)

Tự tìm kiếm 57,45 51,77

Mối quan hệ gia đình/bạn bè 30,50 34,09

Dịch vụ môi giới việc làm 4,96 5,81

Khác 7,09 8,34

147 Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên bộ số liệu VARHS

Một phần của tài liệu Tăng trưởng chuyển đổi cơ cấu và thay đổi ở nông thôn việt nam (Trang 171 - 174)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(334 trang)