Ở phần này nhóm nghiên cứu sẽ chuyển từ việc tập trung nghiên cứu các hộ gia đình có nữ giới làm chủ hộ sang xem xét vị thế của phụ nữ nói chung. VARHS đã thu thập được các dữ liệu chi tiết ở cấp độ cá nhân của tất cả các thành viên trong hộ. Điều này giúp nhóm nghiên cứu tìm hiểu và so sánh các khía cạnh của phúc lợi giữa nam giới
234
và nữ giới, xem xét sự biến động phúc lợi của họ, cả về giá trị tuyệt đối và tương đối theo thời gian, Chúng tôi nghiên cứu các kết quả phúc lợi theo bốn nhóm tuổi: (i) 18–30 tuổi;
(ii) 31–45 tuổi; (iii) 46–60 tuổi; và (iv) những người trên 60 tuổi.
Chúng tôi nghiên cứu ba yếu tố cơ bản của phúc lợi cá nhân. Đầu tiên, chúng tôi xem xét khía cạnh về sức khỏe bằng việc sử dụng các chỉ số sức khỏe tổng quát, ghi nhận những vấn đề về sức khỏe mà họ gặp phải trong 2 tuần trước đó. Đối với những người có vấn đề về sức khỏe sẽ được phân loại theo bệnh mãn tính, như bệnh tim, bệnh phổi và bệnh ung thư, hoặc các bệnh cấp tính như cảm cúm, hay là bị chấn thương. Thứ hai, chúng tôi xem xét hai tiêu chí giáo dục: (i) tình trạng mù chữ, và (ii) số năm đi học của từng cá nhân. Có thể thu thập được dữ liệu về thu nhập của từng thành viên hộ gia đình nhưng không có thông tin về thời gian tham gia vào từng hoạt động kinh tế khác nhau của các thành viên trong hộ. Do đó, chúng tôi tính toán tổng số ngày làm việc và chia nhỏ ra cho từng hoạt động, gồm có, số ngày làm nông nghiệp, số ngày khai thác các loại tài nguyên chung (ví dụ, kiếm củi và thức ăn ở các khu đất chung), tham gia hoạt động kinh doanh cá thể, và làm công ăn lương. Hoạt động kinh doanh cá thể và làm công việc trả lương là các nguồn tạo thu nhập độc lập cho các thành viên hộ vì vậy chúng tôi tìm hiểu k hơn tác động của các yêu tố này đến phúc lợi của các thành viên hộ.
11.3.1. Các k t quả v sức khỏe
Bảng 11.5 trình bày sự khác biệt về tình trạng sức khỏe giữa nam và nữ trong bảng dữ liệu cân bằng VARHS giai đoạn từ năm 2008 – 2014. Tỷ lệ mắc bệnh của cả nam và nữ giới ở mọi nhóm tuổi đều giảm trong giai đoạn này. Có sự thay đổi về loại bệnh mắc phải, cả bệnh mãn tính và cấp tính đều thường gặp ở năm 2014 hơn là năm 2008. Tần suất xuất hiện của các loại bệnh này cao hơn có thể là do việc phát hiện bệnh tốt hơn và giảm sự kỳ thị đối với chúng. Có một vài khác biệt có ý nghĩa thống kê về tỷ lệ mắc bệnh và các loại bệnh mắc phải giữa nam và nữ, đặc biệt ở năm 2014. Ví dụ như năm 2008, nhóm nam ở độ tuổi từ 31-45, 46-60 và 60 tuổi trở lên là các nhóm có xác suấtgặp phải một số vấn đề về sức khỏe hai tuần trước khi trả lời điều tra cao hơn. Năm 2014 không có sự khác biệt nào về giới. Về các loại bệnh tật, năm 2014 nhóm nam trong độ tuổi từ 31- 45 ít bị mắc phải các bệnh về thần kinh hơn nữ giới trong cùng độ tuổi này rất nhiều (tỷ lệ mắc bệnh này đối với nam là 26% và với nữ là 44%).
235
Bảng 11. 5: Sự h c biệt về tình trạng s c h e phân theo gi i, 2008 – 2014
18–30 tuổi 31–45 tuổi
Nữ giới Nam giới Nữ giới Nam giới
Individual 2008 2014 2008 2014 2008 2014 2008 2014
Bênh tật 0,06 0,03 0,06 0,03 0,09 0,05 0,13** 0,06
Trong đó:
Bệnh mãn
tính 0,08 0,06 0,11 0,07 0,10 0,06 0,18 0,14
Bệnh cấp
tính 0,16 0,28 0,08 0,27 0,20 0,44 0,17 0,26*
Bênh khác 0,77 0,67 0,81 0,70 0,73 0,53 0,68 0,63
n 1.121 1.102 987 947 923 731 1.009 740
46–60 tuổi Từ 61 tuổi trở lên
Bênh tật 0,15 0,12 0,19* 0,11 0,26 0,25 0,32* 0,27
Trong đó:
Bệnh mãn
tính 0,11 0,25 0,18 0,24 0,28 0,40 0,21 0,33
Bệnh cấp
tính 0,18 0,21 0,17 0,23 0,29 0,25 0,22 0,22
Bênh khác 0,72 0,59 0,68 0,65 0,46 0,46 0,64*** 0,54
n 709 884 746 953 367 460 558 650
Lưu ý: *** Cho thấy sự khác biệt tình trạng sức khỏe giữa nam và nữ ở mức ý ngh a 1%, ** mức ý ngh a 5% và * mức ý ngh a 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14
Nhìn chung, sức khỏe của cả nam và nữ đã được nâng lên đáng lể trong giai đoạn từ 2008 đến 2014 và không có bằng chứng về sự khác biệt giới theo tiêu chí này.
11.3.2. Các k t quả giáo d c
Sự khác biệt về kết quả giáo dục cho nhóm nam và nữ giai đoạn 2008 đến 2014 được trình bày trong Bảng 11.6. Năm 2016, tỷ lệ biết chữ của cả nam và nữ đều cao ngoại trừ nhóm người cao tuổi nhất. Trong mọi trường hợp, phụ nữ đều thể hiện tốt hơn và đạt tỷ lệ cao hơn nam giới rất nhiều. Từ năm 2008 đến năm 2014 tỷ lệ biết chữ dường như không thay đổi. Tuy nhiên, riêng đối với nhóm nam giới trên 60 tuổi thì có sự tiến bộ lớn, với 63% người biết chữ năm 2008 sau đó tăng lên 76% năm 2014. Phụ nữ tiếp tục vượt trội hơn về tiêu chí này ở năm 2014 trong tất cả các nhóm tuổi.
236
Số năm đi học của nam và nữ ở mọi nhóm tuổi đều có sự tăng mạnh. Nhóm có mức tăng mạnh nhất là những người trong độ tuổi từ 18-30 tuổi. Nhóm nam từ 46-60 tuổi và trên 60 tuổi cũng có sự chuyển biến rõ rệt, nữ giới lại tiếp tụcvượt trộihơn nam giới xét theotiêu chí này ở mọi nhóm tuổi ở cả năm 2008 và năm 2014. Ngoại trừ giữa các nhóm trong độ tuổi từ 18-30, trong năm 2014, khôn có sự khác biệt có ý nghĩa thống kê nào trong số năm đi học trung bình của nam giới và nữ giới.
Bảng 11. 6: Sự h c biệt về ết quả gi o dục phân theo gi i, 2008-2014
18–30 tuổi 31–45 tuổi
Nữ giới Nam giới Nữ giới Nam giới
Individual 2008 2014 2008 2014 2008 2014 2008 2014
Biết chữ 0,96 0,98 0,93*** 0,94*** 0,91 0,90 0,87** 0,84***
Số năm đi học 9,22 10,30 8,92** 10,11 7,12 7,85 6,43*** 6,96***
n 1.121 1.099 987 946 923 730 1.009 740
46–60 tuổi Từ 61 tuổi trở lên
Biết chữ 0,93 0,93 0,88*** 0,90** 0,89 0,92 0,63*** 0,76***
Số năm đi học 7,22 7,94 5,87*** 7,01*** 5,60 6,77 2,41*** 4,12***
n 709 884 746 953 366 460 557 650
Lưu ý: *** Cho thấy sự khác biệt về kết quả giáo dục giữa nam và nữ ở mức ý ngh a 1%, ** mức ý ngh a 5% và * mức ý ngh a 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14
Nhìn chung, đã có sự cải thiện rõ rệt về trình độ học vấn cho cả nam và nữ ở tất cả các nhóm tuổi. Nam giới bắt đầu với trình độ thấp hơn, và một vài khoảng cách về giáo dục giữa nam giới và nữ giới đã được thu hẹp lại trong giai đoạn từ năm 2008-2014, nhất là ở các nhóm trẻ tuổi.
11.3.3. Các hoạt ộng kinh t
Ở phần cuối, nhóm nghiên cứu xem xét sự khác biệt trong việc sử dụng thời gian phân theo giới tính và thời gian. Chúng tôi xem xét số ngày làm việc ở các công việc khác nhau, bao gồm, nông nghiệp, khai thác tài nguyên chung, kinh doanh cá thể và làm thuê. Các số liệu thống kê mô tả được trình bày cụ thể ở Bảng 11.7.
Số ngày làm việc trung bình của cả nam và nữ ở mọi lứa tuổi đều giảm sút. Tình trạng này phần lớn là do sự sụt giảm trong giảm số ngày tham gia các hoạt động nông nghiệp. Đồng thời, số ngày làm thuê trung bình tăng lên ở mọi nhóm tuổi và số ngày tham gia các hoạt động kinh doanh cá thể của những người từ 31-45 tuổi cũng tăng mạnh.
237
Số ngày làm việc bình quân của phụ nữ cao hơn nam giới ở mọi nhóm tuổi. Sự chênh lệch này ngày càng tăng đối với nhóm tuổi từ 18-30 và nhóm tuổi từ 46-60 trong giai đoạn 2008-2014. Số ngày làm thuê của phụ nữ cao hơn rất nhiều so với nam giới.
Những người có độ tuổi từ 18-45 dành nhiều thời gian hơn trong việc khai thác tài nguyên chung, mặc dù tổng số ngày tham gia hoạt động này là khá ít. Mặc khác, nam giới trong độ tuổi từ 31-45 tuổi làm các công việc đồng áng nhiều hơn phụ nữ.
Bảng 11. 7: Sự khác biệt về s dụng thời gian trong các hoạt động kinh tế phân theo gi i, 2008-2014
18–30 tuổi 31–45 tuổi
Nữ giới Nam giới Nữ giới Nam giới
Individual 2008 2014 2008 2014 2008 2014 2008 2014
Tổng số ngày làm việc
146 139 142 123*** 217 195 195*** 178***
Số ngày làm việc nông
49 26 52 26 90 54 107*** 64***
Số ngày khai thác tài nguyên chung
6 3 4** 3*** 8 6 6** 4**
Số ngày kinh doanh cá thể.
13 12 15 10 33 35 36 41
Số ngày làm thuê 79 98 71** 86** 87 101 48*** 69***
n 1.121 1.102 987 947 923 731 1.009 740
46–60 tuổi Từ 61 tuổi trở lên
Tổng số ngày
làm việc 192 161 175*** 140*** 70 60 55** 49**
Số ngày làm việc
nông. 101 62 112** 69** 47 31 39 26*
Số ngày khai thác tài nguyên
chung 6 5 4** 4** 2 3 2 2
Số ngày kinh
doanh cá thể. 31 27 39* 31 12 13 10 11
Số ngày làm thuê 56 68 22*** 36*** 9 14 4** 10
n 709 884 746 953 367 460 558 650
Lưu ý: *** Cho thấy sự khác biết cục giữa nam và nữ ở mức ý ngh a 1%, ** ở mức 5%, và * ở mức 10%
Nguồn: Tính toán của tác giả dựa trên số liệu điều tra VARHS 2008–14
238
Sự khác biệt về giới này trong các hoạt động kinh tế có tác động đến phúc lợi như thế nào vẫn chưa rõ ràng. Một mặt, thực tế rằng phụ nữ làm việc nhiều hơn nam giới gợi ý rằng họ chịu áp lực tìm kiếm thu nhập nhiều hơn nam giới. Mặc dữ liệu về thời gian làm việc không tính đến thời gian người phụ nữ làm việc nhà, các số liệu ở bảng trên có thể đã đánh giá thấp khoảng cách giữa phụ nữ và nam giới. Bên cạnh đó, việc làm thuê giúp nâng cao vị thế của phụ nữ do sự gia tăng các nguồn lực mà họ kiểm soát, và điều có thể dẫn đến nâng cao phúc lợi cho chính họ và gia đình họ. Trên thực tế, đối với các công việc được trả lương, phụ nữ thường làm các công việc trong ngành dịch vụ nhiều hơn là nam giới. Cụ thể trong giai đoạn nghiên cứu, có 55% phụ nữ đi làm thuê làm việc trong ngành dịch vụ và đối với nam giới con số này là 34%. Nam giớicó xu hướng làm việc trong ngành nông nghiệp nhiều hơn (41%) so với nữ giới (27%). Chúng tôi xem xét liệu có bằng chứng nào cho thấy điều này giúp nâng cao vị thế của phụ nữ ở Mục 11.4.