YÊU CẦU ĐỐI VỚI HOẠT ĐỘNG NCKH TẬP THẾ CỬA GIẢNG VIÊN

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 190 - 249)

3.1. Y êu cầu đối vói từng đối tư ợn g tham gia hoạt động NCK H tập thể 3.1.1. Yêu cầu đối với hoạt động của giảng viên to chức (và giảng viên giúp việc tổ chức) NCKH tập thể

Hoạt động của giảng viên tổ chức NCKH tập thể có tầm quan trọng và va: trò quyết định đối với chất lượng của toàn bộ quá trình và kết quả NCKH tập thể. Để đảm bảo chất lượng, hoạt động tổ chức NCKH tập thể của giảng viên phải thực hiện theo các yêu cầu sau:

- Phát hiện được vấn đề cần NCKH tập thể

Yêu cầu đầu tiên của hoạt động tổ chức nghiên cứu là phải phát hiện vấn đề cần NCKH tập thể. Điều đó cũng có nghĩa là để có thể thực hiện được hoạt động của người tổ chức nghiên cứu, giảng viên phải nắm vững, có chuyên món sâu về vấn đề cần nghiên cứu, có định hướng nghiên cứu, biết rõ cần phii tiếp tục nghiên cứu vấn đề gì vào từng thời điểm, vấn đề cần NCKH tập

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

thê của giảng viên phải thuộc lĩnh vực khoa học pháp lý, khoa học giáo dục hoặc thuộc các môn học, ngành khoa học khác mà Trường đang nghiên cứu, giảng dạy... Neu thuộc các lĩnh vực khác, không phục vụ trực tiếp cho các còng tác của Trường và chuyên môn của giảng viên sẽ không được đề cập trong phần đánh giá giảng viên, vấn đề được lựa chọn để tổ chức nghiên cứu cũng phải thực sự cần thiết, có tính độc lập ở mức độ nhất định và có phạm vi nghiên cứu tương đối sâu rộng, cần phải có sự tham gia của nhiều người, ở nhiều góc độ khác nhau trong quá trình nghiên cứu.

- Tổ chức nghiên cứu với những nội dung, phương pháp nghiên cứu rõ ràng, phù hợp

Sau khi phát hiện được vấn đề cần thiết phải tổ chức NCKH tập thể, người tổ chức phải hình dung được rõ ràng về nội dung, phương pháp nghiên cứu. Nội dung nghiên cứu phải trên cơ sở tổng quan được tình hình nghiên cứu, xác định được phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu, hướng triển khai đề tài và kết cấu, dự kiến được kết quả nghiên cứu và lĩnh vực ứng dụng, sử dụng của công trình. Phương pháp nghiên cứu phải phù hợp với nội dung nghiên cứu, theo yêu cầu của mục đích nghiên cứu.

- Tổ chức NCKH tập thể phải có kế hoạch

Kế hoạch NCKH tập thể của giảng viên tổ chức phải phù hợp với kế hoạch NCKH, giảng dạy của Trường, của bộ, của Nhà nước... tuỳ thuộc vào mục tiêu của hoạt động nghiên cứu. Ví dụ, kế hoạch viết giáo trình mới phải căn cứ vào chương trình giảng dạy, kế hoạch giảng dạy, yêu cầu cùa học liệu v à kế hoạch xuất bản; đăng ký nghiên cứu đề tài khoa học phải được thực h iện ở thời điểm phù hợp trên cơ sở nội dung của vấn đề cần nghiên cứu và việc tổ chức triển khai kế hoạch NCKH chung của Trường... Như vậy, giảng v iên tổ chức cần dự định kế hoạch NCKH tập thể trên cơ sở nắm được chủ trương, thời điểm triển khai kế hoạch NCKH, chương trình giảng dạy... của Trường, của bộ... để đăng ký thực hiện kế hoạch tổ chức NCKH của mình theo quy định chung.

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

Kế hoạch nghiên cứu từng công trình cụ thể cũng phải được xây dựng trên cơ sở mục đích, phạm vi, nhiệm vụ nghiên cứu, lực lượng có thể tham gia nghiên cứu và trong điều kiện kinh phí cho phép, thể hiện trong đề cương nghiên cứu. Mỗi công việc, mỗi giai đoạn của quá trình nghiên cứu phải được sấp xếp phù hợp, gắn với trách nhiệm của người thực hiện và thời hạn hoàn thành... Kế hoạch này phải đảm bảo tính khả thi, trên cơ sở thời gian, chi phí và lực lượng tham gia cụ thể.

- Lựa chọn được lực lượng tham gia NCKH tập thể phù hợp với vấn đề và điều kiện nghiên cứu

Một trong các yêu cầu bắt buộc, có ý nghĩa quan trọng để đảm bảo chất lượng của hoạt động tổ chức NCKH tập thể là phải lựa chọn được đội ngũ các nhà khoa học cùng tham gia nghiên cứu. Lực lượng tham gia nghiên cứu phải được lựa chọn trên cơ sở: có năng lực NCKH, có chuyên môn sâu phù hợp với nội dung nghiên cứu, có điều kiện đảm bảo thời hạn hoàn thành theo kế hoạch nghiên cứu, có sự nhiệt tình tham gia và hứng thú với vấn đề nghiên cứu... Căn cứ vào kinh phí thực hiện đề tài mà giảng viên tổ chức phải đảm bảo tính toàn diện của lực lượng tham gia nghiên cứu. Thực hiện yêu cầu này, giảng viên tổ chức không nên chỉ mời các đồng nghiệp ở Trường tham gia mà cần mời thêm các đồng nghiệp ở trường khác, các nhà nghiên cứu ở cơ quan khác và người làm công tác thực tế, đối tượng thụ hưởng hoặc chịu sự tác động của kết quả nghiên cứu (nếu phù hợp)... để vấn đề nghiên cứu có thể được xem xét toàn diện ở nhiều góc độ khác nhau.

- Tổ chức thực hiện tốt kế hoạch NCKH tập thể đã đề ra

Việc tổ chức thực hiện kế hoạch phải trên cơ sở có sự tham gia của người giúp việc và các cộng tác viên để họ góp ý và tiếp thu việc phổ biến kế hoạch; xác định mục tiêu, nhiệm vụ nghiên cứu chung của cả nhóm; giao nhiệm vụ hoặc thỏa thuận rõ ràng với từng người tham gia về phần việc, tiến độ hoàn thành của mỗi người; mối liên hệ, yêu cầu hợp tác với những người cụ thể khác; thường xuyên có mối liên hệ và có các biện pháp (đôn đốc, nhắc

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

nhở, quy định thời hạn rõ ràng...) để đảm bảo rằng các cộng tác viên thực hiện đúng tiến độ, kiểm tra việc thực hiện kế hoạch và thẩm định sơ bộ kết quả nghiên cứu... Trong những trường hợp nhất định, yêu cầu tổ chức thực hiện tốt kế hoạch nghiên cứu còn bao gồm cả việc điều chỉnh kế hoạch cho phù hợp, nếu thấy cần thiết.

- Hoạt động tổ chừc phải hướng tới việc đảm bảo chất lượng sản phẩm NCKH tập thể

Yêu cầu này là tổng họp của tất cả các yêu cầu khác, thực hiện các yêu cầu khác cũng đều nhàm hướng tới việc đảm bảo chất lượng của hoạt động NCKH tập thể. Yêu cầu này nhằm nhấn mạnh: việc NCKH phải được triển khai hợp lý, theo yêu cầu của chuyên môn, không dùng việc NCKH để thực hiện những mục đích khác. Giảng viên tổ chức phải đảm bảo công trình của mình có tính mới, có sức thuyết phục, có tính ứng dụng cao cho hoạt động giảng dạy và học tập của Trường cũng như trong việc hoàn thiện và thực thi hệ thống pháp luật nói chung... Điều đó cũng đồng nghĩa với việc người tổ chức nghiên cứu phải thực sự đầu tư thời gian, trí tuệ cho việc nghiên cứu đề tài, tránh tình trạng bỏ mặc sau đó phải chạy cho kịp tiến độ hoặc NCKH chỉ nhằm có thành tích.

Trên cơ sở các yêu cầu đối với việc tổ chức NCKH tập thể, giảng viên tổ chức có thể có những yêu cầu cụ thể với giảng viên giúp việc tổ chức (phó chủ nhiệm, thư ký đề tài), nếu có, tuỳ từng điều kiện, từng thời điểm và khả năng thực hiện công việc của mỗi người.

3.1.2. Yêu cầu đối với hoạt động của giảng viên tham gia NCKH tập thế Như trên đã đề cập, tham gia NCKH tập thể là hoạt động của người thực hiện một phần nội dung nghiên cứu, theo kế hoạch chung và đồng bộ với các phần khác, tạo nên một công trình khoa học hoàn chỉnh. Trên thực tế, nếu mỗi cá nhân tham gia NCKH tập thể không thực hiện đúng yêu cầu, tiến độ, viết không đúng phạm vi nghiên cứu, chồng chéo hoặc mâu thuẫn với các nội dung khác... thì đều ảnh hưởng đến kế hoạch và chất lượng chung. Yêu cầu

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

đổi với hoạt động của các giảng viên tham gia NCKH tập thể thường gồm:

-Trong điều kiện của mình, hoạt động của người tham gia nghiên cứu phải bao gồm cả việc tham gia vào quá trình tổ chức, góp ý cho đề cương nghiên cứu, cho quá trình triển khai vấn đề nghiên cứu để sản phẩm chung đạt được kết quả tốt nhất;

- Việc tham gia nghiên cứu của mỗi người phải cụ thể và đồng bộ với hoạt động của những người khác trên cơ sở các cá nhân hiểu rõ mục đích nghiên cứu chung cũng như nhiệm vụ cụ thể của nội dung nghiên cứu được giao và vị thế của nội dung đó trong mối quan hệ với các nội dung khác;

- Hoạt động tham gia nghiên cứu của mỗi cá nhân phải giải quyết được một nhiệm vụ hoặc một phần nhiệm vụ chung, phù hợp với yêu cầu của tên chương, tên chuyên đề hoặc theo đúng đề cương chi tiết được giao;

- Hoạt động tham gia NCKH tập thể của mỗi cá nhân phải đảm bảo chất lượng, tức là các phân tích, lập luận phải đảm bảo độ sâu sắc, sức thuyết phục, có quan điểm riêng hoặc mới về vấn đề nghiên cứu, có thể sử dụng trong kết quả chung và trong phạm vi ứng dụng của công trình;

- Trong quá trình nghiên cứu, người tham gia phải biết hợp tác chặt chẽ với người tổ chức và những người tham gia khác để tránh chồng chéo, mâu thuẫn hoặc bỏ sót những vấn đề cần thiết...;

- Hoạt động tham gia phải đảm bảo tiến độ chung, theo đúng kế hoạch nghiên cứu đã định, tránh làm ảnh hưởng đến kết quả cứu của những người khác và kết quả chung của cả nhóm.

a. Yêu cầu đối với công trình NCKH tập thể của giảng viên

Để đảm bảo chất lượng, các công trình NCKH cá nhân hay NCKH tập thể của giảng viên đều phải đảm bảo các yêu cầu sau:

về lĩnh vực nghiên cứu: Giảng viên NCKH tập thể nói riêng và NCKH nói chung, trước hết, phải lựa chọn những lĩnh vực liên quan đến nhiệm vụ chuyên môn của Trường và liên quan đến việc nâng cao trình độ chuyên môn của giảng viên. Có thể coi đây là một yêu cầu trong công tác NCKH của

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

giảng viên bởi vì, trong Quyết định sổ 64/2008/QĐ-BGD&ĐT ban hành Chế độ làm việc của giảng viên quy định nghiên cứu khoa học là một trong những nhiệm vụ chính của người giảng viên (Điều 5) và quy định cụ thể định mức thời gian NCKH cho từng vị trí chức danh của giảng viên (Điều 9)1. Vì vậy, thời gian dành cho NCKH là thời gian dành cho chuyên môn và để phục vụ cho công tác chuyên môn của người giảng viên.

về mặt hình thức: Hình thức của một công trình NCKH tập thể cũng phải tuân thủ những yêu cầu chung về hình thức văn bản như sạch, đẹp, rõ ràng...

Nếu có quy định chính thức cho mỗi thể loại công trình thì các tác giả bắt buộc phải thực hiện. Đặc biệt, đối với công trình tập thể, có nhiều người tham gia thì tính thống nhất về hình thức phải được chú trọng.

về nội dung: Những yêu cầu chung về nội dung mà một công trình NCKH phải tuân thủ thường là: phải đáp ứng được các nhiệm vụ và mục tiêu nghiên cứu đã đề ra, có bước phát triển mới so với những kết quả nghiên cứu trước đó;

cô đọng, sâu sắc có tính sáng tạo, có giá trị sử dụng cho các công việc chuyên môn của Nhà trường, của ngành... Ngoài ra, tương tự như trên, đối với một công trình NCKH tập thể cũng phải đảm bảo tính thống nhất trong nội dung nghiên cứu và trong những đề xuất của mỗi người, mỗi cấu phần...

về phương pháp nghiên cứu: Phương pháp nghiên cứu mà mồi công trình NCKH đều phải tuân thủ là: phù họp với nội dung nghiên cứu, đầy đủ, hiện đại... Trong NCKH tập thể phải sử dụng hiệu quả phương pháp làm việc nhom trong triển khai nghiên cứu đề tài.

về thời hạn hoàn thành công trình: Công trình phải được nghiên cứu trong thời hạn đã xác định hoặc theo hợp đồng đã ký. Điều đó đảm bảo tính thòi sự, tính có ý nghĩa của việc NCKH và sử dụng kinh phí (nếu có); đồng thòi, nó cùng thể hiện tính tổ chức của NCKH tập thể.

1 Đ iìu 9, Quyết định số 64/2008/Q Đ-BG D& ĐT quy định mỗi nãm giáng viên phải dành 500 giờ; phó giáo sư, £Ìáng viên chính là 600 giờ và giáo sư, giàng viên cao cấp là 700 giờ đề NCKH.

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

IV . T IÊ U C H Í ĐÁNH G IÁ H O ẠT ĐỘNG N CK H TẬP THẺ CỦ A G IẢ N G VIÊN

4 .1 . Tiêu chí đánh giá kết quả N C K H tập thể, thông qua đó, đánh giá c h ắ t lượng hoạt động N C K H tập thể của giản g viên

Nếu hiểu theo nghĩa rộng, kết quả nghiên cứu có thể bao gồm đề cương nghiên cứu, kết quả nghiên cứu từng phần, từng giai đoạn... nhưng ở đây, chúng tôi chú trọng việc đánh giá kết quả cuối cùng, tức là một sản phẩm khoa học hoàn chỉnh để đảm bảo tính có căn cứ và ý nghĩa, giá trị cao nhất của việc đánh giá.

Công trình NCKH tập thể của giảng viên đưa vào đánh giá phải là những công trình có thể phục vụ cho công tác hoàn thiện và thực thi pháp luật, công tác giảng dạy hoặc phục vụ xã hội của Trường hoặc để nâng cao năng lực chuyên môn của người nghiên cứu, với tư cách là giảng viên của Trường Đại học Luật Hà Nội. Trong các loại công trình NCKH tập thể được đề cập ở trên (mục 2), có những loại công trình đã có những tiêu chí đánh giá được quy định chính thức, theo những biểu mẫu chung mà người đánh giá phải dùng làm căn cứ; ví dụ: đánh giá các chương trình, đề tài NCKH cấp nhà nước, cấp bộ.(1) Đối với các công trình loại này, Trường không phải là cơ quan có thẩm quyền đánh giá nên chuyên đề này không bàn đến các tiêu chí đánh giá các công trình đó. Hơn nữa, khi đánh giá các công trình NCKH tập thể thuộc thẩm quyền của mình (đề tài cấp Trường, sách tham khảo, giáo trình do Trường xuất bản...), Trường cũng nên căn cứ vào yêu cầu thực tế tại Trường và tham khảo các tiêu chí đánh giá đã được quy định để việc đánh giá các công trình NCKH của giảng viên vừa đáp ứng yêu cầu của Trường vừa có thể liên thòng với việc đánh giá các công trình khác trên mặt bằng chung.

Như vậy, công trình NCKH tập thể của giảng viên cần được Trường đánh giá trên nhiều phương diện: hình thức, nội dung, phương pháp nghiên

(1). Tham khảo các biếu mẫu đánh giá đề tài của Bộ khoa học - công nghệ ban hành kèm theo Quyết định số 16/2003/QĐ-BKHCN.

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

cứu... mỗi phương diện có các tiêu chí cụ thể khác nhau. Nếu tính trên thang điểm 100 thì có thể phân bổ điểm số đánh giá theo các tiêu chí như sau:

về mặí hình thức (15 điếm): Công trình NCKH tập thể phải được đánh giá theo các tiêu chí chung về hình thức đối với một công trình NCKH và phải đáp ứng được những tiêu chí riêng của công trình tập thể. Những tiêu chí chung về mặt hình thức để đánh giá một công trình NCKH nói chung thường là:

- Đúng quy định (nếu có) của Nhà nước hoặc của Trường về hình thức (tùy từng trường hợp cụ thể mà các quy định về mặt hình thức này có thể là một số hoặc tổng hợp những vấn đề về trình bày bìa, font chữ, cỡ chữ, dãn dòng, cách lề, in ấn...);

- Số liệu, bảng biểu, chữ viết tắt (nếu có)... phải đúng nguyên tắc;

- Trích dẫn tài liệu tham khảo rõ ràng, tin cậy;

- Cách diễn đạt, ngôn từ chuẩn xác, uyên bác...

Do tính đặc thù (có nhiều người tham gia nghiên cứu) của công trình NCKH tập thể mà về mặt hình thức cần phải có thêm các tiêu chí:

- Việc đánh số tiêu mục, đề mục, danh mục... và trình bày phải có tính thống nhất;

- Riêng các đề tài nghiên cứu phải có giới thiệu khái quát về lực lượng tham gia nghiên cứu đề tài; có báo cáo phúc trình phản ánh cô đọng và trung thực kết quả nghiên cứu của chủ nhiệm đề tài, báo cáo phải được trình bày súc tích, dễ hiểu... theo đúng quy định chung.

về nội dung (60 điếm): tương tự như vấn đề hình thức, tiêu chí đánh giá về mặt nội dung đối với một công trình NCKH nói chung cũng được áp dụng để đánh giá công trình NCKH tập thể. Các tiêu chí chung đối với một công trình NCKH thường là:

- Có sự phù hợp giữa tên đề tài và nội dung nghiên cứu, kết cấu, bố cục hợp lý;

- Đảm bảo có sự phân tích, đánh giá, lập luận sâu sắc, độ cô đọng cần thiết trong từng nội dung nghiên cứu;

.d ocu -tra c .d ocu -tra c

Một phần của tài liệu Hoàn thiện pháp luật về bán đấu giá tài sản nhằm thúc đẩy thể chế kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa ở việt nam (Trang 190 - 249)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(290 trang)