Đánh giá chung các nhân tố ảnh hưởng

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 83 - 86)

Sau hơn 60 năm hình thành và phát triển, trường Đại học Kinh tế Quốc dân đã và đang khẳng định uy tín cũng như thương hiệu của mình trên thị trường lao động và đối với xã hội. Từ kết quả khảo sát thực trạng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo ĐHTT của khách hàng tại Trường ĐHKTQD, tác giả dùng phương pháp định tính để tính điểm trung bình cho mỗi nhân tố để đánh giá mức độ ảnh hưởng. Theo đó thang điểm ước tính theo Mức độ ảnh hưởng từ 1 đến 5 như đề cập ở chương 2 thì tác giả sẽ tính theo số điểm được lựa chọn mức độ ảnh hưởng nhất trong mỗi câu hỏi, rồi chia trung bình trên số lƣợng câu hỏi theo từng nhân tố. Bảng dưới đây tổng hợp về mức độ ảnh hưởng các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân ở Bảng 3.1

Bảng 3.1 Mức độ ảnh hưởng của các nhân tố

TSTT Nhân tố Điểm trung bình Mức độ ảnh hưởng

1 Động cơ cá nhân 4.50 Rất ảnh hưởng

2 Ảnh hưởng từ gia đình 3.00 Ít ảnh hưởng

3 Ảnh hưởng từ bạn bè 4.33 Ảnh hưởng nhiều

4 Khả năng tài chính 3.33 Ít ảnh hưởng

5 Uy tín của trường đại học 4.25 Ảnh hưởng nhiều

(Nguồn tác giả tổng hợp từ dữ liệu khảo sát) Yếu tố động cơ cá nhân: Yếu tố tác động mạnh nhất đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân với ĐTB = 4.50. Tương đồng với nghiên cứu của Teowkul và cộng sự (2009); Majid (2009), động cơ cá nhân tác động tích cực đến hành vi lựa chọn chương

73

trình đào tạo trực tuyến. Các yếu tố ấy bao gồm sở thích, năng lực, giới tính, hứng thú của người học...

Yếu tố ảnh hưởng từ bạn bè: với ĐTB=4.33, do vậy nhân tố này ảnh hưởng cùng chiều đến hành vi lựa chọn ĐHTT của khách hàng. Điều đó cũng đƣợc nhắc tới trong nghiên cứu của (Zandi, Naysary và Kwan, 2013); (Sia, 2011); (Hallinan và Williams, 1990) về những kinh nghiệm của bạn bè đã đi qua đến lời khuyên, hướng dẫn…của bạn bè về chương trình ĐTTT.

Yếu tố uy tín của trường đại học: có mức độ ảnh hưởng tương đối đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân với ĐTB=4.25. Kết quả này đồng nghĩa với nghiên cứu của Ancheh và cộng sự (2007), O’brien và cộng sự (2007) và Sia (2010); Kamol Kitsawad (2013).

Nhóm nhân tố Khả năng tài chính: có mức độ Ít ảnh hưởng và thấp đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, với ĐTB=3.33. Bởi đối tượng của ĐHTT chiếm 98% đều là người đã đi làm nên chủ động đƣợc về Tài chính, chỉ có một số ít mới tốt nghiệp THPT đi làm nên lương thấp còn bị ảnh hưởng nhiều bởi nhân tố này. Kết quả nghiên cứu tương đồng với nghiên cứu của Melguizo, Torres và Jaime, (2011); Heller, (2006).

Yếu tố ảnh hưởng từ gia đình: Yếu tố ảnh hưởng từ gia đình là yếu tố tác động cùng chiều nhưng ít ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân, với ĐTB=3.00. Theo lý thuyết, nhóm tham khảo bao gồm cha mẹ, anh chị,... thường có ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình học của đối tượng THPT còn trong trường hợp nghiên cứu này, ảnh hưởng của bố/mẹ đến hành vi lựa chọn chương trình ĐTTT thấp hơn nhiều và không đáng kể. So với các nghiên cứu trước đây của Yamamoto (2006); (Koe và Saring, 2012); (Rahim và Azman, 2010) nhắc đến nhƣ sự động viên, khích lệ, khuyên bảo hay những băn khoăn, e ngại đến chương trình ĐTTT, v.v ...

74 TIỂU KẾT CHƯƠNG 3

Trải qua hơn 60 năm hình thành và phát triển, Đại học Kinh tế Quốc dân ngày càng khẳng định uy tín và thương hiệu của mình trên thị trường lao động nói riêng cũng như xã hội nói chung. Mặc dù ĐHKTQD là một trong các trường đại học trọng điểm quốc gia và có uy tín, đào tạo đa ngành từ cử nhân đến tiến sĩ nhƣng trong bối cảnh cạnh tranh ngày càng cao giữa các trường đại học trong và ngoài nước, trường Đại học Kinh tế Quốc dân cũng ngày càng chú trọng công tác tuyển sinh, thu hút thí sinh đăng ký nguyện vọng vào trường.

Nghiên cứu đã khảo sát 300 sinh viên năm nhất, năm thứ hai đang theo học chương trình ĐHTT tại ĐHKTQD. Kết quả nghiên cứu cũng đã xác định được 5 yếu tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân là: 1) Động cơ cá nhân; 2) Ảnh hưởng từ gia đình; 3) Ảnh hưởng của bạn bè; 4) Khả năng tài chính; 5) Uy tín của trường đại học.

Trong đó, yếu tố động cơ cá nhân có tác động mạnh nhất đến đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại Trường Đại học Kinh Tế Quốc Dân và yếu tố Ảnh hưởng từ gia đình Ít ảnh hưởng nhất. Bên cạnh đó yếu tố Ảnh hưởng của bạn bè và Uy tín trường Đại học có tác động ở mức độ nổi bật, cùng chiều tích cực đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo ĐHTT của khách hàng tại Trường ĐHKTQD.

75

CHƯƠNG 4

MỘT SỐ GIẢI PHÁP THÚC ĐẨY HÀNH VI LỰA CHỌN HÌNH THỨC ĐÀO TẠO ĐẠI HỌC TRỰC TUYẾN CỦA KHÁCH HÀNG TẠI ĐẠI HỌC KINH TẾ QUỐC DÂN VÀ KẾT LUẬN

Một phần của tài liệu Các nhân tố ảnh hưởng đến hành vi lựa chọn chương trình đào tạo đại học trực tuyến của khách hàng tại trường đại học kinh tế quốc dân (Trang 83 - 86)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(105 trang)