Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 47 - 55)

CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP

2.3 Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp

2.3.1 Th chế Khái niệm:

Có rất nhiều khái niệm về thể chế, tuy còn nhiều sự tranh luận tuy nhiên các nhà nghiên cứu cũng đồng thuận ở rất nhiều điểm, nhìn chung khái niệm thể chế được hiểu theo nhiều cách khác nhau tùy vào cách tiếp cận khác nhau, chẳng hạn Davis (2010) cho rằng Thể chế là những đặc tính mang những đặc trưng gắn với yếu tố con người nhưng không bao gồm các yếu tố về sinh học, sở thích. Hay Avner Greif (2006) lại cho rằng “thể chế là quy tắc, niềm tin, chuẩn mực, và tổ chức trong một hệ thống các nhân tố xã hội liên kết với nhau tạo nên quy cách ứng xử,”. Nhà nghiên cứu Glaeser et al.

(2004) cho rằng thể chế là những ràng buộc lâu dài, ổn định. Ở khía cạnh khác North (1994) cho rằng thể chế “ bao gồm các ràng buộc chính thức (Quy tắc, luật,…) và phi chính thức (chuẩn mực hành vi, tục lệ,…)” do vậy thể chế hiểu theo cách này chính là

“luật chơi chung”.

Gần đây, một nghiên cứu được ngân hàng thế giới (WB) lấy để dẫn giải cho khái niệm thể chế là nghiên cứu của Sen (2003), nghiên cứu này cho rằng “thể chế là các quy tắc và tổ chức, bao gồm cả các chuẩn mực không chính thức, nhằm điều phối hành vi của con người. Chúng có vai trò thiết yếu đối với phát triển bền vững và công bằng” Khái niệm này đã trình bày những đặc điểm cơ bản của thể chế đó là sản phẩm của con người, dùng để diều tiết hành vi con người, có yếu tố chính thức và phi chính thức, được xây dựng và thực thi bằng các công cụ nhất định.

Ở Việt Nam gần đây cũng có nhiều nghiên cứu định nghĩa về thể chế, theo Lê Hồng Hiệp (2016) thể chế chính là các cơ quan, tổ chức công thực hiện hoạt động điều chỉnh các hành vi dân chúng thông qua chức năng quyền hạn của mình, đối với một quốc gia, thể chế bao gồm chính phủ, quốc hội, các cơ quan tư pháp. Ở khái

cạnh khác Nguyễn Đức Thành và cộng sự (2011) cho rằng thể chế là tập hợp những quy tắc chính thức và không chính thức nhằm điều chỉnh hành vi chủ thể thông qua kìm hãm định hướng hoặc khuyến khích chủ thể thực hiện hành vi. Cùng quan điểm này các nghiên cứu của Nguyễn Văn Hậu (2008); Vũ Thành Tự Anh (2012); Nguyễn Thanh Tuyền (2015) cũng ửng hộ quan điểm thể chế bao gồm các quy định chính thức và phí chính thức.

Tóm lại, nghiên cứu về thể chế có nhiều hướng tiếp cận và chưa đồng nhất về khái niệm. Tuy nhiên, NCS cho rằng khái niệm của Sen (2003) là cách tiếp cận phù hợp để đánh giá vai trò của thể chế tới cơ hội khởi nghiệp.

Nội dung:

Các yếu tố về thể chế có tác động hỗ trợ, khuyến khích các cá nhân khởi nghiệp thông qua sự minh bạch về các chính sách thuế, phí, hay định hướng ưu tiên khởi nghiệp của chính quyền trung ương và địa phương… Tác động của yếu tố này là rất mạnh mẽ và đa chiều đến việc nâng cao cơ hội khởi nghiệp. Đó là sự ưu đãi rất quan trọng về thuế cho doanh nghiệp mới khởi nghiệp, đơn giản hóa thủ tục cáp phép kinh doanh, hỗ trợ thông tin về thị trường, quảng bá sản phẩm,…giúp các cá nhân khởi nghiệp có thêm động lực, niềm tin để nắm bắt cơ hội khởi nghiệp.

Các tiêu chí đo lường, đánh giá tác động của thể chế đến cơ hội khởi nghiệp:

- Tính minh bạch và nhất quán về chính sách thuế, phí

- Sự ưu tiên trong các chính sách chung của cấp trung ương và địa phương cho khởi nghiệp

- Sự nhanh gọn của thủ tục hành chính, đăng ký doanh nghiệp - Mức độ quan liêu của các cơ quan công quyền

- Ưu đãi thuế

- Sự ủng hộ các doanh nghiệp mới trong các chính sách của chính phủ - Có nhiều chương trình hỗ trợ hữu ích cho các doanh nghiệp mới - Thông tin hỗ trợ được cung cấp rộng rãi, dễ tiếp cận

- Sự hiệu quả của các cán bộ công quyền trong việc hỗ trợ các doanh nghiệp mới.

2.3.2 Nn tng văn hóa xã hi Khái niệm văn hóa

Văn hóa là sản phẩm của con người, được con người sáng tạo ra qua quá trình giao tiếp giữa con người với xã hội, tuy vậy, văn hóa tác động ngược lại góp phần tạo nên con người, phản ánh trình độ phát triển của xã hội thông qua giá trị vật chất và tinh thần con người tạo ra. Nhà nhân loại học Taylor (1832-1917) cho rằng văn hóa bao gồm kiến thức, đức tin, nghệ thuật, đạo đức, luật pháp, phong tục và những giá trị con người thu nhận được trong quá trình giao tiếp với nhau. Dưới góc nhìn tâm lý học, Sumner (1840-1911), nhà nhân khẩu học người Mỹ cho rằng, văn hóa là sự thích nghi của con người với môi trường sống, quá trình này biểu hiện bằng sự biến đổi, chọn lọc hoặc kế thừa những giá trị của xã hội.

Khái niệm của UNESCO (2002) cho rằng văn hóa chứa đựng, văn học và nghệ thuật, cách sống, phương thức chung sống, hệ thống giá trị, truyền thống và đức tin của con người và xã hội, nó bao gồm những đặc trưng về tâm hồn, vật chất, tri thức và xúc cảm của một xã hội hay một nhóm người trong xã hội.

Ở Việt Nam, nghiên cứu của Trần Ngọc Thêm (1996) cho rằng văn hóa được tạo ra do quá trình giao tiếp giữa người với người, qua đó hình thành nên những giá trị chuẩn mực xã hội mà con người tuân theo.

Tóm lại, văn hóa do con người sáng tạo ra, bao gồm những giá trị vật chất và tinh thần, được chọn lọc, kế thừa thông qua việc thích ứng với môi trường sống, tồn tại của loài người.

Chính sách văn hóa: Theo các tác giả Nguyễn Thị Lệ Thúy, Bùi Thị Hồng Việt (2012) thì “Chính sách văn hóa là tổng thể các quan điểm, các nguyên tắc, các chuẩn mực, các mục tiêu, các giải pháp và các công cụ mà nhà nước tác động lên lĩnh vực văn hóa nhằm xây dựng, bảo vệ và phát triển đất nước.” mặt khác chính sách văn hóa là một bộ phận hợp thành trong tổng thể các chính sách phát triển kinh tế xã hội và có ý nghĩa to lớn trong việc nâng cao hiệu quả nguồn lực về con người để phát triển đất nước.

Mục đích của chính sách văn hóa là trạng thái mong đợi, cần có của nhà nước đối với lĩnh vực văn hóa trong việc xây dựng và phát triển đất nước.

Tóm lại, có thể thấy nội hàm của chính sách văn hóa rất rộng, tác động đến nhiều mặt của đời sống kinh tế xã hội, trong đó việc đảm bảo dân chủ, tự do, công bằng, văn minh cho mọi sự sáng tạo của công dân là một trong những nguyên tắc khi

xây dựng chính sách văn hóa nhằm đạt được mục tiêu chính sách. Trong phạm vi nghiên cứu của của luận án, NCS cho rằng chỉ nên xét khía cạnh sự tác động của văn hóa tới cơ hội khởi nghiệp như một thành tố trong tổng thể các chính sách văn hóa nói chung, cụ thể yếu tố tác động tới cơ hội khởi nghiệp là những giá trị nền tảng văn hóa xã hội trong điều chỉnh hành vi lựa chọn khởi nghiệp kinh doanh, những giá trị này được xây dựng, bồi đắp từ việc xây dựng chính sách văn hóa bền vững, hài hòa với sự phát triển kinh tế, xã hội của nhà nước.

Giá trị nền tảng văn hóa xã hội:

Giá trị nền tảng văn hóa xã hội là sự quan tâm, sở thích, trách nhiệm, bổn phận.

Khoa học xã hội coi giá trị văn hóa chính là quan niệm về mong muốn qua đó điều chỉnh hành vi chủ thể, những giá trị này hình thành qua từng cá thể riêng lẻ tổng hòa thành những giá trị chung, những giá trị văn hóa chung sẽ tác động ngược trở lại với hành vi của mỗi chủ thể thông qua quan niệm đúng sai, việc mong muốn và việc không mong muốn (T. Richard ,2003). Trong khi đó J. Jonhn (1987) cho rằng những giá trị nền tảng văn hóa xã hội không bất biến, luôn luôn tồn tại những xung đột giá trị giữa các cá nhân và các nhóm trong xã hội. Các tác giả Phạm Thái Việt, Đào Ngọc Tuấn (2004) cho rằng những giá trị nền tảng văn hóa xã hội là những quan niệm đúng sai, việc nên làm và không nên làm có tác động rất mạnh đến hành vi mỗi cá nhân trong xã hội, những tác động này do quan niệm của các cá nhân có được khi sống trong xã hội đó, chẳng hạn tâm lý ngại rủi ro, ngại phát biểu ý kiến cá nhân, sợ thất bại,..của người Việt Nam.

Tóm lại, giá trị nền tảng văn hóa xã hội tác động đến quan niệm, mong muốn, trách nhiệm chủ thể đối với các vấn đề trong xã hội, nó điều chỉnh hành vi chủ thể theo hệ thống giá trị đúng, sai việc nên làm, không nên làm qua đó điều chỉnh hành vi chủ thể, chính vì vậy dẫn giải từ những quan điểm trên “cơ hội khởi nghiệp” sẽ chịu tác động của những giá trị nền tảng văn hóa bởi điều này cũng đã được những nghiên cứu tiêu biểu của GEM(2016) hay OECD(2016) minh chứng trong khung nghiên cứu về cơ hội khởi nghiệp. Văn hóa quốc gia có ủng hộ, tôn vinh những cá nhân kinh doanh thành công hay không? Có tôn trọng sáng kiến cá nhân? khuyến khích cấp nhận rủi ro kinh doanh, khuyến khích sáng tạo và đổi mới, đề cao trách nhiệm cá nhân? Trả lời những câu hỏi trên chính là những đánh giá, đo lường về tác động của giá trị nền tảng văn hóa tới cơ hội khởi nghiệp.

Mục tiêu:

Tăng cơ hội khởi nghiệp quốc gia, thúc đẩy toàn dân tham gia khởi nghiệp

Nâng cao vai trò, giá trị xã hội của doanh nhân, nâng cao tinh thần sáng tạo, học hỏi, tôn trọng các giá trị cá nhân

Nội dung:

Xây dựng, tuyên truyền, nâng cao vai trò của doanh nhân trong việc thúc đẩy kinh tế phát triển, giải quyết các vấn đề an sinh xã hội.

Tuyên truyền các giá trị về đạp đức kinh doanh, trách nhiệm công dân với xã hội, văn hóa tôn trọng ý kiến cá nhân. Tôn vinh sáng tạo, dám làm dám chịu, chấp nhận rủi ro, thất bại trong kinh doanh.

Tiêu chí đánh giá hỗ trợ từ văn hóa tới cơ hội khởi nghiệp:

- Văn hóa quốc gia ủng hộ thành công cá nhân thông qua nỗ lực cá nhân - Đề cao, nhấn mạnh tính tự chủ, độc lập, tôn trọng sáng kiến cá nhân - Khuyến khích chấp nhận rủi ro

- khuyến khích sự sáng tạo, đổi mới

- Đề cao trách nhiệm cá nhân trong việc quản lý cuộc sống chính mình.

2.3.3 Giáo dc khi nghip Khái niệm:

Chính sách giáo dục:

Chính sách giáo dục là hệ thống các quan điểm, mục tiêu của Nhà nước về giáo dục cùng các phương thức, giải pháp thực hiện các mục tiêu đó trong một giai đoạn nhất định của sự phát triển đất nước (Nguyễn Thị Lệ Thúy & Bùi Thị Hồng Việt, 2012)

Cũng theo các tác giả này, chính sách giáo dục được chia làm 3 nhóm chính: (1) nhóm chính sách về “phổ cập” giáo dục ;(2) nhóm chính sách về vấn đề đảm bảo chất lượng trong hệ thống giáo dục;(3) nhóm chính sách về quản lý nguồn lực trong giáo dục (nhân lực, tài chính,…).

Như vậy, có thể thấy các chính sách giáo dục bao trùm lên toàn bộ việc xây dựng, quản lý và điều hành mọi hoạt động giáo dục của Việt Nam. Trong phạm vi những nghiên cứu về tác động của giáo dục đến cơ hội khởi nghiệp, NCS cho rằng chỉ nên xem xét đến những hoạt động giáo dục khởi nghiệp có tác động trực tiếp đến việc tăng cơ hội khởi nghiệp.

Giáo dục khởi nghiệp:

Là hoạt động căn bản giúp thay đổi nhận thức về giáo dục khởi nghiệp, đưa các chương trình, nội dung kiến thức khởi nghiệp vào trong nhà trường, không chỉ trường đại học mà còn ở các cấp học trước đó (tiểu học và trung học) (Pinho, 2016) Đây là

hoạt động mang ý nghĩa chiến lược lâu dài và được áp dung thành công trên thế giới.

Nền giáo dục tiên tiến của Mỹ, Úc, Canada, Isarel, Singapore, Anh quốc,...đã chứng minh việc áp dụng giáo dục khởi nghiệp đã thúc đẩy doanh nhân khởi nghiệp, qua đó tạo đà phát triển kinh tế ấn tượng (GEM, 2016). Có thể lấy định nghĩa của OECD(2018) để hiểu về giáo dục khởi nghiệp như sau: Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp tất cả các hoạt động nhằm thúc đẩy tư duy, thái độ và kỹ năng khởi nghiệp và bao gồm nhiều khía cạnh như tạo ý tưởng, khởi nghiệp, tăng trưởng và đổi mới. Giáo dục và đào tạo khởi nghiệp liên quan đến việc phát triển những phẩm chất cá nhân nhất định, và không nhất thiết phải trực tiếp tập trung vào việc tạo ra các doanh nghiệp mới.

Theo nghiên cứu của OECD, giáo dục đào tạo khởi nghiệp cần chú ý bồi dưỡng hoàn thiện những kỹ năng sau:

Giải quyết vấn đề: khả năng xem các vấn đề như cơ hội, có được kỹ năng giải quyết vấn đề, phương pháp và công cụ, phát triển năng lực trong lập kế hoạch, ra quyết định, giao tiếp và sẵn sàng chịu trách nhiệm.

Hợp tác và kết nối mạng lưới: phát triển năng lực xã hội như khả năng hợp tác, kết nối mạng lưới, học hỏi để đảm nhận vai trò mới.

Tự tin và có động lực: nâng cao sự tự tin, học cách suy nghĩ nghiêm túc, độc lập và tự chủ.

Tóm lại, giáo dục đóng vai trò quan trọng trong việc tạo ra thêm cơ hội khởi nghiệp thông qua việc cung cấp những kiến thức, kỹ năng khởi nghiệp, đó có thể là những môn học giảng dạy trên lớp hoặc các chương trình ngoại khóa, tiếp xúc doanh nghiệp, cung cấp những kiến thức đầy đủ về kinh tế thị trường thông qua các cấp học từ tiểu học, trung học đến đại học, qua đó tạo nền tảng vững chắc để khởi nghiệp.

Mục tiêu:

Cung cấp các kiến thức khởi nghiệp cho toàn dân thông qua các cấp học từ giáo dục tiểu học, trung học đến đại học,…từ đó tạo nền tảng vững chắc nâng cao cơ hội khởi nghiệp quốc gia.

Nội dung:

- Xây dựng hệ thống giáo dục khởi nghiệp thống nhất, cung cấp kiến thức khởi nghiệp, các quy tắc, quy luật kinh tế thị trường từ các cấp học giáo dục phổ thông, khuyến khích sáng tạo cá nhân.

- Nâng cao chất lượng đào tạo nhân lực, phục vụ cho các dự án khởi nghiệp, giúp các doanh nghiệp mới khởi nghiệp nhanh chóng phát triển ổn định.

Thang đo, tiêu chí đánh giá chính sách giáo dục ảnh hưởng tới cơ hội khởi nghiệp:

- Mức độ khuyến khích sáng tạo, tự chủ

- Cung cấp đầy đủ các nguyên tắc về kinh tế thị trường - Cung cấp kiến thức kinh doanh và khởi nghiệp - Nâng cao khả năng chấp nhận rủi ro

- Cung cấp đây đủ số môn học để khởi nghiệp, cả chính khóa và ngoại khóa.

2.3.4 H tr tài chính Khái niệm:

Hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp là việc tạo điều kiện cho doanh nghiệp khởi nghiệp tiếp cận nguồn vốn vay một cách dễ dàng với chi phí vốn thấp (UNCTAD, 2005), các hoạt động hỗ trợ tài chính nên tập trung vào xây dựng các quỹ đầu tư mạo hiểm cho khởi nghiệp (GEM,2016). Quan điểm trên nhận được sự đồng thuận của Ali và Taraneh (2017), ngoài ra các tác giả này còn bổ sung khi cho rằng hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp không thể thiếu việc tạo điều kiện phát triển, nuôi dưỡng các nhà đầu tư thiên thần.

Nguyễn Viết Lợi (2016) cho rằng hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp bao gốm các chính sách hỗ trợ trực tiếp bằng tiền mặt, hỗ trợ tín dụng, hỗ trợ tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp, trong khi đó Nguyễn Thị Thanh Huyền và cộng sự cho rằng hỗ trợ tài chính phải tập trung xây dựng một thị trường huy động vốn riêng cho doanh nghiệp khởi nghiệp.

Tóm lại, hỗ trợ tài chính cho khởi nghiệp là các hoạt động nhằm tạo điều kiện cho doanh nghiệp tiếp cận tín dụng dễ dàng, chi phí thấp, tập trung xây dựng hỗ trợ các nguồn tiếp cận không thể thiếu như các nhà đầu tư thiên thần hay thành lập các quý đầu tư mạo hiểm của Nhà nước, ngoài ra cũng nên quan tâm đến việc xây dựng một thị trường chứng khoán riêng cho các doanh nghiệp khởi nghiệp.

Mục tiêu:

Hỗ trợ tài chính cho các dự án khởi nghiệp, tạo thuận lợi quan trọng cho các cá nhân khởi nghiệp vì vốn là đòi hỏi cấp bách với bất kỳ một dự án kinh doanh nào.

Nội dung:

Một phần của tài liệu Luận án tiến sĩ tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp (Trang 47 - 55)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(181 trang)