CHƯƠNG 2: CƠ SỞ LÝ LUẬN VỀ SỰ TÁC ĐỘNG CỦA CHÍNH SÁCH HỖ TRỢ KHỞI NGHIỆP ĐẾN CƠ HỘI KHỞI NGHIỆP
2.5 Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp
2.5.2 Bài học kinh nghiệm cho Việt Nam
Từ việc phân tích các trường hợp thành công từ các quốc gia trên thế giới cho thấy việc thực hiện tốt chính sách hỗ trợ khởi nghiệp phụ thuộc vào việc xây dựng các:
(1) Chính sách hỗ trợ tài chính - tín dụng; (2) Chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng khởi nghiệp (3) Chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực kinh doanh. Ngoài ra còn các yếu tố chính sách khác như (4) Xây dựng, điều chỉnh, hoàn thiện hệ thống luật pháp, văn bản hướng dẫn về khởi nghiệp, các văn bản luật có liên quan đến doanh nghiệp (yếu tố thể chế); (5) Xây dựng, phát triển văn hóa khởi nghiệp, bác bỏ định kiến về kinh tế tư nhân, xây dựng và đề cao hình ảnh doanh nhân trong thời kỳ mới. Từ kinh nghiệm của các nước, có thể đưa ra một vài gợi ý chính sách như sau:
Thứ nhất, đối với chính sách hỗ trợ tài chính- tín dụng:
Cần quan tâm xây dựng ngay các phương thức tổ chức, thực thi các quỹ đầu tư mạo hiểm, quỹ hỗ trợ khởi nghiệp, xây dựng cơ chế tiếp cận vốn cho doanh nghiệp khởi nghiệp. Hầu hết các nước thành công phát triển khởi nghiệp đều coi trọng nhất vấn đề tài chính cho khởi nghiệp, những kinh nghiệm này cần cần được đánh giá, xem xét cẩn thận để áp dụng sao cho phù hợp với tình hình kinh tế xã hội hiện nay ở Việt Nam.
Thứ hai, đối với chính sách hỗ trợ cơ sở hạ tầng cho khởi nghiệp:
Kinh nghiệm từ các nước khác cho thấy, việc xây dựng cơ sở ươm tạo, cơ sở cung cấp dịch vụ cho khởi nghiệp đóng vai trò rất quan trọng đối với việc xây dựng hệ sinh thái khởi nghiệp thành công. Ngoài ra cần chú trọng việc cung cấp các thông tin hỗ trợ khởi nghiệp một cách có hệ thống, liên tục làm mới, nhất quán và khoa học, bao gồm thông tin về sáng chế, thành quả nghiên cứu khoa học mới, thông tin đổi mới sáng tạo; thông tin xu hướng kinh doanh, dự báo,…Từ những thông tin này, doanh nghiệp khởi nghiệp dễ dàng nắm bắt nhằm biến ý tưởng khởi nghiệp thành hiện thực
Thứ ba, đối với chính sách hỗ trợ phát triển hoạt động giáo dục đào tạo, nâng cao năng lực kinh doanh:
Cần chú trọng việc đào tạo, hỗ trợ kinh phí cho các khóa học về kỹ năng, tư duy chiến lược,… nhằm hỗ trợ tối đa cho khởi nghiệp. Ngoài ra cần xây dựng và hình
thành hệ thống giáo dục khởi nghiệp riêng biệt. Cung cấp những kiến thức cập nhật, phổ biến những kiến thức cơ bản về khởi nghiệp cho các bậc học, kể cả những bậc học thấp để hình thành mong muốn cũng như tạo tiền đề kiến thức cơ bản cho các cá nhân khởi sự doanh nghiệp.
Thứ 4, xây dựng hoàn thiện yếu tố thể chế, pháp luật cho khởi nghiệp:
Cần hoàn thiện tạo hành lang pháp lý cho hoạt động khởi nghiệp, bổ sung những thiếu sót về văn bản hướng dẫn, thi hành nhằm giúp chính sách hỗ trợ khởi nghiệp thực chất đi vào đời sống kinh doanh.
Thứ 5, xây dựng văn hóa khởi nghiệp:
Xã hội Việt Nam ngày càng phát triển, những xu hướng văn hóa mới đương nhiên cũng biến đổi theo, tuy nhiên cần có những hoạt động định hướng văn hóa, xây dựng văn hóa khởi nghiệp cho các thế hệ người việt nam, vấn đề này cơ quan ban hành chính sách đóng vai trò quyết định nhằm định hướng, xây dựng hình ảnh doanh nhân tốt đẹp, khơi dậy niềm tự hào dân tộc trong mỗi công dân thông qua mục tiêu khởi nghiệp quốc gia.
TỔNG KẾT CHƯƠNG 2
Trong chương 2, NCS tập trung nghiên cứu về các khái niệm, phân loại cơ bản về khởi nghiệp và các chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp, cụ thể:
- Khái niệm khởi nghiệp, cơ hội khởi nghiệp
- Khái niệm, mục tiêu, nội dung của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp, - Tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp đến cơ hội khởi nghiệp
- Các yếu tố ảnh hưởng đến sự tác động của chính sách hỗ trợ khởi nghiệp tới cơ hội khởi nghiệp.
- Bài học kinh nghiệm về chính sách hỗ trợ khởi nghiệp ở một số quốc gia.
CHƯƠNG 3