Bài 8: NHIỄM SẮC THỂ

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 28 - 32)

Qua bài học này hs đạt được:

1. Kiến thức

- Học sinh nêu được tính đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài.

- Mô tả đựơc cấu trúc hiển vi điển hình của NST ở kì giữa của nguyên phân.

- Nêu được chức năng của NST đối với sự di truyền các tính trạng.

2. Kĩ năng

- Rèn cho hs kĩ năng quan sát và phân tích kênh hình. Kĩ năng làm việc nhóm 3. Thái độ.

- Giáo dục hs ý thức ham thích nghiên cứu khoa học. Tư duy khoa học biện chứng 4. Năng lực – phẩm chất:

4.1. Năng lực:

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực quan sát, năng lực hoạt động nhóm, năng lực tính toán, năng lực sử dụng công nghệ thông tin.

Tuần 5

- Năng lực chuyên biệt: Năng lực vận dụng kiến thức hoá học vào cuộc sống 4.2. Phẩm chất:

- Hình thành phẩm chất: có trách nhiệm bảo vệ môi trường tự nhiên. Yêu gia đình, quê hương , đất nước

II. CHUẨN BỊ.

Gv : Tranh phóng to hình 8.1 đến 8.5 SGK.

- Máy chiếu. Bài soạn powerpoint.

Hs : nghiên cứu trước nội dung bài học III. TIẾN TRÌNH TIẾT HỌC

1. Ổn định tổ chức

* Kiểm tra sĩ số.

* Kiểm tra bài cũ.

2. Tổ chức các hoạt động dạy học 2.1. Khởi động.

Yêu cầu hs thảo luận câu hỏi tình huống

Bố mẹ, ông bà, tổ tiên đã truyền cho con cháu vật chất gì để con cháu giống với bố mẹ, ông bà, tổ tiên?

Gv: Tổ chức trò chơi “bóng chuyền”

Luật chơi:

- Lần lượt từng học sinh sẽ nêu các đáp án của câu hỏi ( mỗi hs trả lời 1 đáp án sau đó chỉ định bạn tiếp theo trả lời ) cho đến khi tìm dược hs trả lời sai.

Gv ghi các ý của hs ra góc bảng

Gv tổng kết nhận xét phần thi và vào bài mới 2.2. Các hoạt động hình thành kiến thức.

Hoạt động 1: TÍNH ĐẶC TRƯNG CỦA BỘ NHIỄM SẮC THỂ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm

tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút, khăn trải bàn

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

Yêu cầu hs n/c SGK hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

KT trình bày 1 phút - Nhiễm sắc thể là gì ?

- GV chốt khái niệm về NST.( NST là cấu trúc hiển vi trong nhân TB bị bắt màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính )

- Yêu cầu HS đọc mục I, quan sát H 8.1 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

- HS nghiên cứu phần đầu mục I, quan sát hình vẽ => trả lời câu hỏi

- NST tồn tại như thế nào trong tế bào sinh dưỡng?

Hs: thành cặp

- Nhận xét hình dạng các NST trong mỗi cặp ? Hs: Trong tế bào sinh dưỡng NST tồn tại từng

- NST là cấu trúc hiển vi trong nhân TB bị bắt màu bằng thuốc nhuộm kiềm tính

- Trong tế bào sinh dưỡng, NST tồn tại thành từng cặp tương đồng ( giống nhau về hính dạng , kích thước

- Trong cặp NST tương đồng, 1 có nguồn gốc từ bố, 1 có nguồn gốc từ mẹ.

-Bộ NST lưỡng bội ( 2n ) là bộ NST chứa

cặp giống nhau về hình dạng kích thứơc - Thế nào là cặp NST tương đồng?

- Nhận xét nguồn gốc mỗi NST ?

Gv: NST tồn tại thành cặp tương đồng => các gen trên NST tồn tại thành cặp tương ứng

- Phân biệt bộ NST lưỡng bội, đơn bội?

Hs nghiên cứu thông tin-> trả lời

- Yêu cầu HS quan sát H 8.2 bộ NST của ruồi giấm, đọc thông tin cuối mục I.

Yêu cầu hs hoạt động cặp đôi trả lời câu hỏi:

- Mô tả bộ NST của ruồi giấm về số lượng và hình dạng ở con đực và con cái?

- HS quan sát tranh, nêu được: có 4 cặp NST gồm:

+ 1 đôi hình hạt + 2 đôi hình chữ V

+ 1 đôi khác nhau ở con đực và con cái.

- GV phân tích thêm: cặp NST giới tính có thể tương đồng (XX) hay không tơng đồng tuỳ thuộc vào loại, giới tính. Có loài NST giới tính chỉ có 1 chiếc (bọ xít, châu chấu, rệp...) NST ở kì giữa co ngắn cực đại, có hình dạng đặc trưng có thể là hình que, hình hạt, hình chữ V.

- GV yêu cầu HS nghiên cứu thông tin SGK, thảo luận nhóm ( khăn phủ bàn) và trả lời câu hỏi:

- Nhận xét về số lượng NST trong bộ lưỡng bội ở các loài?

- Số lượng NST có phản ánh trình độ tiến hoá của loài không? Vì sao?

- Hãy nêu đặc điểm đặc trưng của bộ NST ở mỗi loài sinh vật?

- HS trao đôi nhóm, nêu được:

+ Số lượng NST ở các loài khác nhau.

+ Số lượng NST không phản ánh trình độ tiến hoá của loài.

Gv nhận xét , chốt kiến thức

các cặp NST tương đồng

-Bộ NST đơn bội ( n ) là bộ NST của giao tử chỉ chứa 1 NSTcủa mỗi cặp tương đồng - Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, phân tích

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực hợp tác nhóm, chia sẻ thông tin, tổng hợp ý kiến - ở những loài đơn tính có sự khác nhau giữa con đực và con cái ở 1 cặp NST giới tính kí hiệu là XX, XY ( không tương đồng ) - Mỗi loài sinh vật có bộ NST đặc trưng về số lượng và hình dạng.

Hoạt động 2: CẤU TRÚC CỦA NHIỄM SẮC THỂ Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, quan sát tìm

tòi, hoạt động nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân, nhóm cặp đôi, nhóm nhỏ

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

Gv: NST có hình dạng đặc trưng ở kì giữa

Gv hướng dẫn hs quan sát tranh cấu trúc NST . Yêu cầu:

- Mô tả hình dạng, kích thước của NST ở kì giữa?

HS quan sát và mô tả.

- Gv hướng dẫn HS quan sát H 8.5 hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

KT trình bày 1 phút

- Các số 1 và 2 chỉ những thành phần cấu trúc nào của NST?

- Mô tả cấu trúc NST ở kì giữa của quá trình phân bào?

- GV giới thiệu H 8.4 - HS điền chú thích 1- 2 crômatit 2- Tâm động

Gv nhận xét , chốt kiến thức

- Cấu trúc điển hình của NST được biểu hiện rõ nhất ở kì giữa.

+ Hình dạng: hình hạt, hình que, hình chữ V.

+ Dài: 0,5 – 50 micromet, đường kính 0,2 – 2 micromet.

+ Cấu trúc: ở kì giữa NST gồm 2 cromatit gắn với nhau ở tâm động.

+ Mỗi cromatit gồm 1 phân tử ADN và prôtêin loại histôn.

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực quan sát, năng lực tự tin trình bày ý kiến Hoạt động 3: CHỨC NĂNG CỦA NHIỄM SẮC THỂ

Hoạt động của giáo viên và học sinh Nội dung - Phương pháp: vấn đáp gợi mở, hoạt động

nhóm

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, thảo luận nhóm, trình bày 1 phút

- Hình thức tổ chức: hđ cá nhân

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước

- Yêu cầu HS đọc thông tin mục III SGK, hoạt động cá nhân và trả lời câu hỏi:

Kt động não, trình bày 1 phút

- NST có đặc điểm gì liên quan đến di truyền?

- Hs khác nhận xét, bổ sung - Gv nhận xét và chốt kiến thức

Gv giới thiệu thêm về chức năng NST.

- NST là cấu trúc mang gen, trên đó mỗi gen ở một vị trí xác định. Những biến đổi về cấu trúc, số lượng NST đều dẫn tới biến đổi tính trạng di truyền.

- NST có bản chất là ADN, sự tự nhân đôi của ADN dẫn tới sự tự nhân đôi của NST nên tính trạng di truyền được sao chép qua các thế hệ tế bào và cơ thể.

- Hình thành cho hs năng lực: năng lực giải quyết vấn đề, năng lực trình bày ý kiến.

2.3. Hoạt động luyện tập.

- Phương pháp: vấn đáp gợi mở

- Kĩ thuật: đặt câu hỏi, trình bày 1 phút - Hình thức tổ chức: hđ cá nhân

- Định hướng NL, PC: Yêu gia đình, quê hương , đất nước - Cho 1 HS đọc kết luận SGK

Yêu cầu hs hoạt động cá nhân trả lời câu hỏi:

Câu 1: NST là cấu trúc có ở:

A. Bên ngoài tế bào B. Trong các bào quan C. Trong nhân tế bào D. Trên màng tế bào Câu 2: Trong tế bào ở các loài sinh vật, NST có dạng:

A. Hình que B. Hình hạt C. Hình chữ V D. Nhiều hình dạng Câu 3: Trong quá trình nguyên phân, có thể quan sát rõ nhất hình thái NST ở vào kì:

A. Vào kì trung gian B. Kì đầu C. Kì giữa D. Kì sau Câu 4: Ở trạng thái co ngắn, chiều dài của NST là:

A. Từ 0,5 đến 50 micrômet B. Từ 10 đến 20 micrômet C. Từ 5 đến 30 micrômet D. 50 micrômet

Câu 5: Khi chưa nhân đôi, mỗi NST bao gồm:

A. Một crômatit B. Một NST đơn C. Một NST kép D. cặp crômatit Câu 6: Đặc điểm của NST trong các tế bào sinh dưỡng là:

A. Luôn tồn tại thành từng chiếc riêng rẽ B. Luôn tồn tại thành từng cặp tương đồng A. Luôn co ngắn lại

B. Luôn luôn duỗi ra Câu 7: Cặp NST tương đồng là:

A.Hai NST giống hệt nhau về hình thái và kích thước B. Hai NST có cùng 1 nguồn gốc từ bố hoặc mẹ C. Hai crômatit giống hệt nhau, dính nhau ở tâm động D. Hai crômatit có nguồn gốc khác nhau

2.4. Hoạt động vận dụng.

- Mô tả và vẽ lại bộ NST của ruồi giấm ?

- Tại sao nói bộ NST của mỗi loài có tính đặc trưng ổn định?

- Nêu vai trò của nhiễm sắc thể đối với sự di truyền của các tính trạng?

2.5. Hoạt động tìm tòi mở rộng.

- Học bài và trả lời câu hỏi SGK

- Tìm hiểu thêm về cấu trúc NST qua Internet - Kẻ sẵn bảng 9.1 và 9.2 vào vở bài tập.

- Đọc trước bài 10 – Nguyên phân.

Ngày soạn 14 tháng 9 năm 2019 Ngày dạy 21 tháng 9 năm 2019

Một phần của tài liệu Sinh 9 phát triển năng lực phẩm chất soạn 5 hoạt động (Trang 28 - 32)

Tải bản đầy đủ (DOC)

(280 trang)
w