Đặc điểm trong quan hệ về kinh t ế

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc giai đoạn 1992 1010 (Trang 65 - 69)

3.1. MỘT SỐ ĐẶC ĐIỂM

3.1.2. Đặc điểm trong quan hệ về kinh t ế

Trong khoảng thòi gian gần 20 năm quan hệ Việt Nam - Hàn Quốc thì họp tác về kỉnh tế đổng vai trò chủ đạo và thúc đẩy các quan hệ khác phát triển theo.

Những kết quả đạt đầy rực rỡ trong quan hệ về kinh tế đó đang là nguồn động viên,

khích lệ hai nước cùng thắt chặt quan hệ hợp tác để phát triển mối quan hệ này càng hiệu quả hơn, tương xứng với tiềm năng và nhu cầu của cả hai phía. Theo tôi trong khảng thời gian 1992- 2010 mối quan hệ về kinh tế giữa hai nước mang những đặc điểm sau:

Một là, tính hỗ trợ, bổ sung cho nhau giữa hai bên trong lĩnh vực kinh tế.

Việt Nam là một nước đang phát triển, đang tiến hành xây dung các ngành công nghiệp như điện tử, máy móc, dầu khí, chế tạo thép, đóng tàu,... phấn đấu để có thể đứng vào hàng ngũ các nước công nghiệp phát triển trong tương lai. Trong quá trình đó Việt Nam chọn đối tác kinh tế là những quốc gia như Hàn Quốc, nước đã phát triển cao với chính sách ưu tiên công nghiệp xuất khẩu và có thể mạnh về những ngành công nghiệp này. về phía Hàn Quốc, như nhiều các doanh nghiệp ở các quốc gia khác, cũng chú ý tói Việt Nam bởi Việt Nam có một tiềm năng phát triển cao và chưa được khai thác đúng mức, hiệu quả.

Hai là, các nhà đầu tư Hàn Quốc tham gia vào hầu hết các ngành kinh tế của Việt Nam, những lĩnh vực đầu tư nhiều nhất là công nghiệp nhẹ, tiếp đó là công nghiệp nặng, công nghiệp điện, điện tử dân dụng, chế biến thép, công nghệ vi sinh, công nghiệp xây dựng và chế tạo cơ khí, thể thao, công nghiệp dịch vụ xây dựng nhà máy dầu, chế tạo thép, nhà máy phát điện, nhà máy xi măng, nhà máy ồ tô. Nhìn chung, Hàn Quốc có nhiều dự án quy mô lớn, đầu tư vào các ngành được Việt Nam coi trọng và chủ trương được Đảng, nhà nước Việt Nam khuyến khích, tạo điều kiện phát triển. Đầu tư vào Việt Nam của Hàn Quốc thường chú trọng vào các ngành công nghiệp có hàm lượng sử dụng lao động cao mà nền kinh tế Hàn Quốc đã mất đi lợi thế cạnh tranh trên trường quốc tế (như việc sử dụng nhân công giá rẻ để nâng cao được sức cạnh tranh về xuất khẩu trong các lao động sản xuất giầy dép, may mặc, vải sợi,...)

Từ giữa thập kỉ 90 của thế kỉ XX, số vốn đầu tư của Hàn Quốc đã gia tăng

dần đa dạng hoá và phát triển về quy mô trong các ngành như xây dựng cơ sở hạ tầng, khai thác và phát triển tài nguyên, bưu chính viễn thông, đóng tàu, xây dựng khách sạn,... Sau này, do nhu cầu của cả hai phía, Hàn Quốc và Việt Nam đã đấy mạnh quan hệ họp tác trong các lĩnh vực kĩ thuật cao hiện nay như: công nghệ thông tin, năng lượng nguyên tử,... Sự chuyển hướng họp tác và đầu tư trong những ngành kĩ thuật cao này phản ánh sự phát triển mối quan hệ hai nước và phù họp với điều kiện phát triển từng giai đoạn của mỗi nước

Ba là, nhìn về tổng thể, vốn đầu tư đa số các dự án của Hàn Quốc cho đến nay chủ yếu vẫn tập trung ở các thành phố lớn và các vùng kinh tế trọng điểm phía Bắc và phía Nam. Trong đó các tỉnh phía Nam đã chiếm tói 82,4% tổng số dự án tương đương với 62.3% tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam. Theo đánh giá của phái Hàn Quốc sở dĩ có tình hình trên là do các tỉnh phía Nam có cơ sở tốt hơn, có các doanh nghiệp cung cấp vật tư trong cùng lĩnh vực hoạt động, môi trường kinh doanh thuận lọi, thông thoáng và việc cung cấp nguyên liệu dễ dàng hơn miền Bắc.

Hầu hết, tổng số vốn đầu tư của Hàn Quốc vào Việt Nam là 7 tập đoàn lớn (Chaebol) như Samsung, Daewoo, công ti xây dựng công nghiệp nặng Hàn Quốc, v ề thời hạn kinh doanh thì phần lớn các dự án liên doanh và 100% vốn đầu tư nước ngoài có thời hạn kinh doanh từ 10 - 50 năm thòi hạn. Trong số các dự án đã đăng k í , tỉ lệ các dự án có thòi hạn đăng kí từ 20 đến 25 năm chiếm đa số, các dự án có thòi hạn kinh doanh từ 40 - 45 - 50 năm thường là các dự án lớn, có vốn đầu tư sấp xỉ 50 triệu USD đến hơn 100 triệu USD.

Bốn là, từ năm 2001, xu hướng đầu tư mới của Hàn Quốc vào Việt Nam đã làm tăng thêm hiệu quả và mở rộng lĩnh vực đầu tư hcm tại Việt Nam, đỏ là sự gia tăng của các doanh nghiệp vừa và nhỏ. Các công ty này chủ yếu đầu tư theo mô hình sử dụng tập trung lao động nhiều vào các lĩnh vực sản xuất vải sợi, cặp sách, mũ và giày dép có số vốn dầu tư dưới 10 triệu USD. Có được kết quả trên là trong

nhờ cả hai nước tạo điều kiện khuyến khích phát triển. Trong các lần đến thăm Hàn Quốc, các lãnh đạo của Việt Nam đều tỏ ý muốn phía Hàn Quốc tuyên truyền, quảng bá và tạo cơ hội cho các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Hàn Quốc đầu tư sang Việt Nam. Hành động này sẽ làm đa dạng thêm nguồn vốn đầu tư và ngành nghề đầu tư ở Việt Nam, đồng thòi cũng phù hợp với định hướng phát triển các doanh nghiệp vừa và nhỏ của Việt Nam mà Đảng và Nhà nước đặt ra.

Năm là, trong sự tăng trưởng đầy khả quan của quan hệ thương mại giữa hai nước sau khi thiết lập quan hệ ngoại giao, một vấn đề lớn đang đặt ra là việc Việt Nam đã và đang phải nhập siêu lớn từ Hàn Quốc với khoảng cách ngày càng rộng ra và khó có khả năng thu hẹp. Sở dĩ có tình trạng này là do các công ty Hàn Quốc làm ăn ở Việt Nam luôn luôn phải nhập khẩu cả nguyên liệu, máy móc và bán thành phẩm làm cho con số xuất siêu sang Việt Nam rất cao. Ngược lại, với số hàng hóa của Hàn Quốc liên doanh sản xuất tại Việt Nam, nhất là các mặt hàng may mặc, giầy dép,... lại xuất đi nhiều thị trường khác trên thế giới. Bên cạnh đó, Việt Nam luôn phải nhập khẩu những máy móc công nghệ cao, hàng hóa cao cấp như xe ô tồ, thiết bị thông tin, phần mềm vi tính, cũng như các mặt hàng mà Việt Nam không tự sản xuất được để phục vụ phát triển kinh tế, ngược lại Việt Nam chỉ xuất khẩu được sang Hàn Quốc những sản phẩm nông thủy sản và một số sản phẩm khác. Hầu hết các sản phảm này đều có kim ngạch thấp và hàm lượng gia công chế biến chưa nhiều.

Nguyên nhân làm cho dòng vốn đầu tư và thương mại giữa hai nước không thể đẩy cao hơn lên được nữa, mà Hàn Quốc chỉ luôn luôn đứng vị trí thứ 3 đến thứ 6 ở Việt Nam trong thòi gian qua là:

+ Giá thuê đất ở một số nơi tại Việt Nam còn quá cao, đặc biệt còn cao hơn rất nhiều so vói các nước khác trong khu vực;

+ Tình trạng thiếu thông tin và thông tin thương khác so với nguồn cung cấp

+ Hệ thống pháp luật Việt Nam không rõ ràng và có mâu thuẫn giữa luật cũ và luật mói;

+ Tình trạng tham nhũng, thủ tục hành chính phiền hà, cơ sở hạ tầng yếu kém, và khó khăn trong việc tìm kiếm nguyên phụ liệu là những rào cản lớn cho việc thu hút đầu tư nước ngoài vào Việt Nam nói chung và đối với các doanh nghiệp Hàn Quốc nói riêng.

+ Thị trường Việt Nam được các doanh nghiệp Hàn Quốc đánh giá là thị trường tiềm năng trong tương lai, nhưng hiện tại sức mua và tiêu thụ còn khá thấp.

Điều này cũng đã gây cản hở cho việc các doanh nghiệp Hàn Quốc đẩy mạnh buôn bán và đầu tư.

Sáu là, xu hướng đầu tư buôn bán vào Việt Nam của các doanh nghiệp Hàn Quốc tăng mạnh kể từ khỉ hai nước thiết lập quan hệ ngoại giao. Mức tăng trưởng này không ngừng tăng mạnh và chỉ giảm nhẹ xuống khỉ xảy ra cuộc khủng hoảng kinh tế trong khu vực vào cuối năm 1997. Tuy nhiên, do Việt Nam mang trong mình vị thế có sức hấp dẫn đối với Hàn Quốc, nên ngay từ khi nền kinh tế Hàn Quốc thoát khỏi khủng hoảng và đi vào phục hồi, phát triển thì các doanh nghiệp Hàn Quốc lại tiếp tục quay trở lại đầu tư và buôn bán tại Việt Nam. Kết quả này chứng tỏ các doanh nghiệp Hàn Quốc rất nhanh nhạy với tình hình biến động ở Việt Nam, nhất là khi hiệp định thương mại Việt Nam - Hoa Kỳ được ký kết và bắt đầu có hiệu lực thi hành, cũng như những cải thiện hiệu quả của chính sách thu hút vốn đầu tư nước ngoài. Do vậy, trải qua 18 năm quan hệ chính thức, Hàn Quốc đã vượt lên cả về tốc độ và khối lượng đầu tư vào Việt Nam so với nhiều nước trong khu vực.

Một phần của tài liệu Quan hệ việt nam hàn quốc giai đoạn 1992 1010 (Trang 65 - 69)

Tải bản đầy đủ (PDF)

(84 trang)